CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
4.1.1. Bối cảnh mới tác động đến hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đaitrên địa bàn huyện Hoài Đức bàn huyện Hoài Đức
Hiện nay đất đai là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, là một trong những vấn đề nhạy cảm, nóng bỏng của đất nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, đối với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư phải có những quỹ đất cụ thể để họ đầu tư canh tác sản xuất và thu hút nguồn lao động, đất đai ngày càng có ý nghĩa hết quan trọng là thành phần quan trọng hàng đầu trong môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.
Năng lực quản lý điều hành và tổ chức thực hiện, tinh thần trách nhiệm của một số UBND các cấp, một số lãnh đạo còn thiếu linh hoạt, nhạy bén trong thực tiễn, sự phối hợp giữa ngành với các địa phương trên nhiều mặt thiếu chặt chẽ và không có hiệu quả, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, công chức còn yếu, kỷ luật hành chính chưa nghiêm.
Việc đầu tư phát triển hạ tầng, đền bù, giải tỏa, tái định cư, giao đất cho các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp còn thiếu tập trung, kiên quyết, nhất quán, chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư thường xuyên thay đổi, bổ sung gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó quận Hoài Đức có đề án lên quận vào năm 2020, nguồn vốn đầu tư xây dựng huyện chủ yếu được huy động vốn từ đất đai. UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4926/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng quy hoạch huyện Hoài Đức thành quận vào năm 2020. Theo quyết định trên, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng chương trình; chỉ đạo, giám sát thực
hiện các giải pháp để có thể huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan Trung ương, các cơ quan của thành phố, doanh nghiệp trong và ngoài nước, của nhân dân,... tập trung thực hiện được các dự án đầu tư, xây dựng, quy hoạch huyện Hoài Đức đã được xác định trong đề án, đảm bảo đến năm 2020 đạt được đủ các tiêu chí thành lập quận. Do kinh phí hạn hẹp vì vậy nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện chủ yếu được huy động từ nguồn vốn đấu giá đất. Trong những năm tới, sức ép về đô thị hóa, đặc biệt là huyện Hoài Đức còn một số tiêu chí về cơ sở hạ tầng phải phấn đấu đạt được khi chuyển lên quận, sức ép dân số tăng, trong khi đó nguồn tài nguyên, tài sản, tư liệu sản xuất là đất đai không tăng lên. Đất đai ngày càng trở nên có giá trị và là mối quan tâm của mọi tổ chức, người dân. Công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là đất đai đô thị đứng trước thách thức như vấn đề công bằng xã hội, giảm tỷ lệ nghèo, bảo về môi trường,… đang trở nên cấp thiết, đòi hỏi phải có những chính sách được hoạch định đúng đắn phải dẫn tới thành công.
Với vai trò của đất đai là nguồn vốn cơ bản để phát triển và là chỗ dựa để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, nhưng nó lại có hạn và chỉ phát huy hết tác dụng khi nhà nước đảm bảo các quyền và thuận tiện cho việc tham gia các hoạt động của thị trường, được phân bổ và sử dụng hợp lý. Trình độ dân trí và sự kỳ vọng của người dân ngày càng cao đối với chính quyền huyện, đòi hỏi năng lực quản lý và tổ chức thực hiện quản lý nói chung của bộ máy quản lý Nhà nước, của chính quyền huyện phải điều chỉnh để theo kịp tốc độ phát triển kinh tế và đô thị. Các vấn đề này sẽ tạo ra một sức ép lớn cho chính quyền huyện cũng như các xã , thị trấn cần có sự liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình quản lý.
4.1.2. Định hướng quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức bàn huyện Hoài Đức
Việc quản lý, sử dụng đất đai phải dựa trên quan điểm chung là: Quản lý, sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, kết hợp với bảo vệ thiên nhiên và môi trường sinh thái. Xác định đúng và hợp lý những quan điểm quản lý, sử dụng đất đai có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế -
xã hội của huyện. Với những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn 10-20 năm tới thì việc khai thác và quản lý sử dụng đất đai để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hoài Đức cần dựa trên hệ thống các định hướng, quan điểm sau đây:
Thứ nhất, khai thác triệt để, sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả. Khi quỹ đất đai có hạn, việc khai thác triệt để quỹ đất tự nhiên và sử dụng đất tiết kiệm trên cơ sở đúng mục đích, đủ nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụng đất của huyện, đặc biệt trong tương lai khi quá trình đô thị hoá - công nghiệp hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ, huyện sẽ phải dành một quỹ đất tương xứng cho phát triển công nghiệp, đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển hạ tầng xã hội.
Bên cạnh đó, một khối lượng không nhỏ dân số cơ học tăng thêm chuyển vào các khu đô thị đã gây sức ép lớn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp tại các khu vực đó. Vì vậy việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả ở cả hiện tại cũng như lâu dài là một yêu cầu vừa mang tính bức bách vừa mang tính chiến lược đối với huyện. Tuỳ theo khả năng áp dụng các biện pháp cải tạo và nguồn vốn, tận dụng đưa phần diện tích đất chưa sử dụng còn lại vào khai thác sử dụng theo các mục đích khác nhau, tránh để tình trạng đất hoang hoá.
Trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phải gắn liền đất đai, cây trồng với các yếu tố khác của môi trường như nước, khí hậu trong một chu trình khép kín để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do thiên tai gây ra. Việc bố trí cây trồng phải bảo đảm “đất nào cây ấy” nhằm đem lại hiệu quả cao. Các biện pháp thâm canh tăng vụ hoặc mở rộng diện tích đất nông nghiệp chỉ thực hiện khi có điều kiện hàng đầu là thuỷ lợi.
Thứ hai, duy trì, phát triển, bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường sinh thái. Bảo vệ môi trường sinh thái có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái, duy trì bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng có ý nghĩa sống còn trong sản xuất nông nghiệp, giữ vững nguồn nước, hạn chế đến mức thấp nhất thiên tai lũ lụt và hoang mạc hoá. Vì vậy ngoài các kế hoạch đồng bộ, chính sách hợp lý của trung ương và địa phương, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều ngành kinh tế nông -
lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch trong quá trình khai thác sử dụng đất nhằm bảo vệ khoanh nuôi rừng tự nhiên, mở rộng diện tích rừng trồng, khuyến khích người dân tham gia quản lý và bảo vệ rừng.
Thứ ba, khai thác sử dụng đất đai phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường đất. Đất là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Môi trường đất được cải thiện hay bị phá huỷ một phần do chính tác động của con người. Do đó trong quá trình khai thác đất đai không thể tách rời việc sử dụng đất với bảo vệ môi trường đất để đảm bảo tính bền vững, ổn định lâu dài.
Trong sản xuất nông nghiệp, việc bố trí cây trồng phải phù hợp với cơ cấu mùa vụ, điều kiện đất đai, nguồn nước, khí hậu... tránh làm suy thoái đất do bố trí cây trồng không đúng đất hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật không hợp lý. Đồng thời cần phải xem xét đến tính độc hại của các loại chế phẩm hoá học như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để sử dụng hợp lý, tránh gây ô nhiễm môi trường đất.
Trong quá trình phát triển công nghiệp cần xác định rõ các loại hình công nghiệp, tính độc hại của các chất thải công nghiệp để bố trí đất đai cho phù hợp với môi trường xung quanh. Có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm đất, phá huỷ cân bằng hệ sinh thái đất.
Thứ tư, đảm bảo quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh. Ngoài ý nghĩa trong việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, huyện Hoài Đức còn có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh. Vì vậy, cần rà soát cụ thể hiện trạng và có quy hoạch sử dụng đất quốc phòng an ninh chi tiết trên cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu về đất; củng cố phát triển các đơn vị kinh tế quân đội, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng an ninh.
Thứ năm, ưu tiên dành đất cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Để đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ thương mại - du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hiện đại hoá đô thị, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân... trong quá trình phân bổ đất đai cần ưu tiên dành quỹ đất cho việc phát triển các công trình hạ tầng kinh tế (cụm công nghiệp, dịch vụ thương mại, du
lịch...), hạ tầng xã hội (trường học, trạm y tế...) và hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, điện, nước...) nhất là khi các điều kiện này của huyện còn khá thấp. Đồng thời việc phát triển hệ thống đường giao thông, các công trình năng lượng, cấp thoát nước, dịch vụ công cộng,… sẽ làm cho giá trị đất tăng lên, tạo thêm giá trị mới về sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của huyện.