Một số quy định đấu thầu quốc tế và quy định đấu thầu của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác đấu thầu dự án công nghệ thông tin tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Trang 61 - 65)

3.1 Những tác nhân ảnh hƣởng đến việc hoàn thiện công tác đấu thầu dự án

3.1.1 Một số quy định đấu thầu quốc tế và quy định đấu thầu của Việt Nam

3.1.1.1 Quy định đấu thầu của Ngân hàng thế giới

Đối với việc lựa chọn dịch vụ tƣ vấn, quy định mua sắm của WB cho phép sử dụng các phƣơng pháp đánh giá gồm theo nguồn ngân sách, giá thấp nhất và theo một nguồn duy nhất. Các quy định về phƣơng pháp đánh giá hồ sơ dự thầu của WB vừa bảo đảm sự chặt chẽ, tiên tiến nhƣng lại linh hoạt. Trong các phƣơng pháp đánh giá của WB thì phƣơng pháp đánh giá trên cơ sở xem xét cả hai yếu tố chất lƣợng tƣ vấn, chi phí tƣ vấn đƣợc sử dụng nhiều và đây là một phƣơng pháp đánh giá khắc phục đƣợc tình trạng các nhà tƣ vấn ép bên mua trả chi phí cao nhất cho các dịch vụ cung cấp.

Nguyên tắc cơ bản trong quy định mua sắm của WB luôn đƣợc quán triệt là: không phân biệt đối xử; không đàm phán về giá; bảo đảm sự cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình đấu thầu; không vi phạm về quy định đấu thầu; đƣợc điều chỉnh theo thời gian và chống tham nhũng. Các nguyên tắc này cần đƣợc chú trọng hơn trong khi tiến hành xây dựng khung pháp luật về đấu thầu. Đặc biệt đối với nguyên tắc không đàm phán về giá, trong quy định của WB, giá dự thầu của nhà

cầu trong hồ sơ mời thầu thì đƣợc cam kết thay bằng hàng hoá, dịch vụ đáp ứng yêu cầu mà không thay đổi về giá.

3.1.1.2 Quy định đấu thầu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

Quy định đấu thầu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cũng tƣơng tự nhƣ WB tuy có một vài khác biệt nhỏ nhƣ chỉ những thành viên của ADB mới đủ tƣ cách là nhà thầu hợp lệ hoặc chỉ những nhà tƣ vấn xếp thứ nhất qua đánh giá kĩ thuật đƣợc chào mở hồ sơ đề xuất tài chính và khi đánh giá về kỹ thuật thì thực hiện phƣơng pháp sử dụng tiêu chí “đạt” hoặc “không đạt”. Nhƣ vậy, quan điểm của ADB là ƣu tiên đánh giá về kĩ thuật trong việc chọn tƣ vấn. Nếu WB quy định danh sách ngắn trong đấu thầu lựa chọn tƣ vấn là 3-6 nhà thầu thì con số này của ADB lại là 5-7

3.1.1.3 Quy định đấu thầu của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC)

Quy định đấu thầu của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) với mục đích nguồn tiền tài trợ của JBIC phải đƣợc sử dụng sao cho bảo đảm tính kinh tế, tính hiệu quả, đồng thời đảm bảo sự minh bạch trong quá trình đấu thầu, không phân biệt đối xử đối với các nhà thầu hợp lệ nên đấu thầu cạnh tranh quốc tế ICB đƣợc ƣu tiên sử dụng. Tuy nhiên có một số điểm khác biệt chính trong quy định về đấu thầu của JBIC so với quy định của WB và ADB là không có quy định ƣu đãi nhà thầu thuộc nƣớc là bên vay do nguồn tiền của JBIC là của riêng nƣớc Nhật,là nguồn tiền mà trong đó có việc nộp thuế của các công ty Nhật. Nhờ quy định này, các nhà thầu của Nhật có điều kiện cạnh tranh nhiều hơn trong các cuộc đấu thầu quốc tế sử dụng vốn của JBIC

3.1.1.4 Quy định đấu thầu của Việt Nam

Đối tượng áp dụng

Các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đơn vị thuộc lực lƣợng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) khi mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (không thuộc dự án đầu tƣ xây dựng) nhằm duy

trì hoạt động thƣờng xuyên từ các nguồn kinh phí theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tƣ này phải thực hiện đấu thầu theo các quy định tại Thông tƣ này và quy định của pháp luật có liên quan.

Nội dung mua sắm tài sản bao gồm:

- Trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc quy định tại Quyết định số 170/2006/QĐ- TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phƣơng tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc;

- Vật tƣ, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên;

- Máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;

- May sắm trang phục ngành (gồm cả mua sắm vật liệu và công may);

- Dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định tại Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ quy định về quản lý đầu tƣ ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc; các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có);

- Phƣơng tiện vận chuyển: ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phƣơng tiện vận chuyển khác (nếu có);

- Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hoá phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;

- Các dịch vụ bảo trì, bảo dƣỡng, sửa chữa máy móc trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc, phƣơng tiện vận chuyển; dịch vụ thuê trụ sở làm việc và tài sản khác; dịch vụ thuê đƣờng truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ cung cấp điện, nƣớc, điện thoại cố định và các dịch vụ khác;

- Dịch vụ tƣ vấn (tƣ vấn lựa chọn công nghệ, tƣ vấn để phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tƣ vấn trong mua sắm khác);

- Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có);

- Các loại hàng hóa, tài sản, dịch vụ khác đƣợc mua sắm nhằm duy trì hoạt động thƣờng xuyên của cơ quan, đơn vị.

- Các loại hàng hóa, tài sản, dịch vụ nêu trên, sau đây gọi chung là tài sản.

Nguồn kinh phí mua sắm tài sản, gồm:

- Kinh phí ngân sách nhà nƣớc đƣợc cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị;

- Vốn tín dụng do nhà nƣớc bảo lãnh, vốn khác do nhà nƣớc quản lý (nếu có); - Nguồn vốn đầu tƣ phát triển vay ƣu đãi (trừ trƣờng hợp Hiệp định vay hoặc

điều ƣớc quốc tế có quy định khác);

- Nguồn viện trợ, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc thuộc ngân sách nhà nƣớc (trừ trƣờng hợp mua sắm theo yêu cầu của nhà tài trợ); - Nguồn thu từ phí, lệ phí đƣợc sử dụng theo quy định của pháp luật;

- Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi của đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập;

- Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).

Đối tượng không áp dụng đối với các trường hợp

- Mua sắm vật tƣ, trang thiết bị thuộc dự án đầu tƣ xây dựng.

- Mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện đặc thù chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh.

Các hình thức lựa chọn nhà thầu

Bao gồm đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trƣờng hợp đặc biệt. Căn cứ thông báo phê duyệt bằng văn bản về nguồn kinh phí, nội dung hàng hoá, dịch vụ mua sắm cho một năm ngân sách hoặc giai đoạn thực hiện đối với từng nội dung, chủng loại hàng hoá, dịch vụ của cấp có thầm quyền, Thủ trƣởng cơ quan, đơn vị áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu để mua sắm tài sản theo đúng quy định. Nghiêm cấm việc chia lẻ gói thầu để thực hiện việc mua sắm theo các hình thức không phải đấu thầu hoặc lựa chọn hình thức đấu thầu không đúng quy định hoặc cố

tình quyết định mua sắm tài sản, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu không đảm bảo theo thẩm quyền quy định.

Áp dụng vào trƣờng hợp Techcombank, hoạt động đấu thầu vừa phải đảm bảo các quy định (thông lệ quốc tế và Việt Nam), và phải đáp ứng yêu cầu của ngân hàng. Do vậy, khi thực hiện đấu thầu cần phải tuân thủ các quy định này. [8, tr. 103-108]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác đấu thầu dự án công nghệ thông tin tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)