Bài học kinh nghiệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách nhà nước ở hà nội (Trang 33 - 37)

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý chi phí xây dựng tại một số nƣớc trên thế

1.3.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với Việt

Qua nghiên cứu quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng ở các nƣớc trên thế giới nhƣ Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản ta thấy: Việt Nam là một quốc gia “Sinh sau đẻ muộn” trong lĩnh vực xây dựng, việc học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm trong quản lý vốn, quản lý đầu tƣ và quản lý chất lƣợng công trình là một việc làm cần thiết. Cần căn cứ vào thực tế tình hình xây dựng ở Việt Nam để lựa chọn tham khảo kinh nghiệm trong lĩnh vực cụ thể ở

mỗi quốc gia sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu thực tiễn chứ không nên áp dụng một cách máy móc nguyên mẫu mô hình xây dựng của quốc gia đó.

Có rất nhiều mô hình quản lý chi phí mang lại hiệu quả cao, chẳng hạn quy trình quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng ở Anh là khá thành công và đƣợc nhiều quốc gia học hỏi, áp dụng mang lại hiệu quả cao.

Quản lý chi phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ đƣợc thực hiện ở việc thƣơng thảo hợp đồng để lựa chọn nhà thầu. Chủ đầu tƣ sẽ lấy ý kiến từ các nhà Tƣ vấn kiến trúc, kỹ thuật và Tƣ vấn quản lý chi phí để chọn lựa Nhà thầu thiết kế và xây dựng. Tƣ vấn quản lý chi phí tham gia vào dự án để giúp Chủ đầu tƣ kiểm soát chi phí dự án.

Tƣ vấn quản lý chi phí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý chi phí xây dựng ở Anh. Đó là điểm mạnh trong hệ thống quản lý chi phí xây dựng của Anh. Bởi vì, Tƣ vấn quản lý chi phí chịu trách nhiệm quản lý chi phí xây dựng từ khởi đầu đến khi dự án đƣợc hoàn thành. Tƣ vấn quản lý chi phí chịu trách nhiệm kiểm soát chi phí từ ngân sách đến thanh toán cuối cùng. Mặc dù vậy, việc áp dụng ở Việt Nam không dễ vì không có tổ chức chuyên nghiệp nào để phát triển Tƣ vấn quản lý chi phí, sẽ mất thời gian dài để thay đổi một hệ thống.

Quy trình quản lý chi phí bao gồm dự toán, đấu thầu, hợp đồng, thanh toán, thay đổi và khiếu nại rất rõ ràng. Quy trình này đƣợc thiết lập bởi tổ chức chuyên nghiệp về quản lý chi phí Royal Institute of Chartered Surveyor. Điều này rất quan trọng để Việt Nam học hỏi và xây dựng một hệ thống phù hợp với tình hình hiện tại của Việt Nam.

Việc sử dụng SMM và áp dụng giá cả thị trƣờng trong lập dự toán và giá xây dựng là thế mạnh của hệ thống quản lý chi phí ở Anh bởi vì nó đảm bảo tính chính xác trong dự toán và giá cả cạnh tranh. Áp dụng phƣơng pháp này có thể giải quyết đƣợc những tồn tại trong cơ chế quản lý ở Việt Nam.

Biểu khối lƣợng đƣợc sử dụng cho quản lý chi phí và cho quá trình đấu thầu. Biểu khối lƣợng là chìa khoá để hiểu một cách đầy đủ phân tích hồ sơ thầu, để tạo ra sự minh bạch liên quan đến việc xác định giá cho các thay đôi. Ở Việt Nam, Biểu khối lƣợng cũng đƣợc sử dụng.

Trong giai đoạn sau khi ký kết hợp đồng xây dựng, Nhà thầu thƣờng thực hiện các thay đổi trong công trình mà không có sự đồng ý trƣớc về giá cả cho các thay đổi đó. Mẫu

chuẩn hợp đồng thƣờng quy định cho vấn đề này và phần lớn các thay đổi đƣợc định giá một cách công bằng thông qua việc sử dụng Biểu khối lƣợng. Quy trình này rất thuận lợi cho tiến độ và hoàn thành dự án.

Một quốc gia khác mà Việt Nam cũng có thể học hỏi trong vấn đề quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng và chất lƣợng công trình đó là Nhật Bản. Ban đầu Nhật Bản áp dụng “Phƣơng pháp cạnh tranh giá cả”, theo đó hợp đồng xây dựng đƣợc ký với công ty thi công công trình đáp ứng đƣợc các yêu cầu của bên đặt hàng với giá cả thấp nhất. Tuy nhiên việc cạnh tranh giá khốc liệt làm cho các hiện tƣợng tiêu cực trong đấu thầu có cơ hội phát sinh, nổi bật nhƣ việc thông đồng, dàn xếp giữa các nhà thầu, có thể làm cho các nhà thầu có năng lực cao nhƣng “cạnh tranh lành mạnh” mất cơ hội trúng thầu. Việc đảm bảo chất lƣợng và ứng dụng các đổi mới, tiến bộ kỹ thuật vào công trình càng trở nên khó khăn hơn. Nhật Bản đã thay đổi phƣơng phá cũ bằng “Phƣơng pháp đánh giá tổng hợp” – Nhà thầu đƣợc chọn là nhà thầu có khả năng thực hiện công trình tốt nhất với sự đánh giá tổng hợp của yếu tố giá cả và chất lƣợng. phƣơng pháp này đƣợc Quốc Hội Nhật Bản thông qua bằng Luật “Thúc đẩy đảm bảo chất lƣợng công trình”.

Theo phƣơng pháp đánh giá tổng hợp, giá cả và các tiêu chí kỹ thuật quan trọng trong đó có: độ bền công trình, độ an toàn thi công, mức giảm thiểu tác động môi trƣờng, hiệu suất công việc, chi phí vòng đời của dự án, mức độ tiết kiệm nguyên vật liệu đƣợc xem xét đồng thời với giá bỏ thầu. Trong đó, điểm đánh giá kỹ thuật là điểm xác định theo các tiêu chí quy định tại hồ sơ thầu có xét đến điểm đƣợc công thêm tùy theo nội dung phƣơng án kỹ thuật đề xuất và không cho điểm đối với trƣờng hợp phƣơng án kỹ thuật đề xuất không phù hợp

Sau khi chấm thầu bằng phƣơng pháp đánh giá tổng hợp, Chủ đầu tƣ sẽ chọn đƣợc Nhà thầu trúng thầu là nhà thầu có “số điểm đánh giá” cao nhất. Đồng thời với việc lựa chọn nhà thầu tốt nhất nhƣ đã nêu, các cơ quan xét

thầu vẫn chú trọng xem xét nghiêm khắc các nhà thầu vi phạm qui định chống phá giá nhằm ngăn chặn nhà thầu bỏ giá thấp bất hợp lý chỉ nhằm mục đích thắng thầu. Một trong những giải pháp đang đƣợc áp dụng ở Nhật Bản là thực thi và công khai hệ thống khảo sát giá cả đấu thầu thấp và ban bố hệ thống giới hạn giá cả thấp nhất.

Những gì diễn ra thời gian qua trong lĩnh vực đấu thầu và đảm bảo chất lƣợng công trình xây dựng công cộng ở Nhật Bản, một quốc gia tiên tiến, đi trƣớc chúng ta một khoảng cách khá xa có vẻ nhƣ cũng tƣơng tự những vấn đề chúng ta đang gặp phải. Vì vậy việc nghiên cứu phƣơng pháp quản lý chi phí và quản lý chất lƣợng công trình trình xây dựng của Nhật để áp dụng tại Việt Nam chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Quan trọng là chúng ta có quyết tâm làm và vận dụng hay không mà thôi. Để có những công trình có chất lƣợng vĩnh cửu, thực sự “sạch” không có việc bôi trơn… không có tham nhũng, tiêu cực, trƣớc hết phải thanh lọc những “quan” tham ra khỏi bộ máy và xử nghiêm những kẻ “rút ruột” công trình.

Việt Nam có thể học hỏi việc quản lý chi phí ở Hoa Kỳ, chi phí về vật liệu và các công việc đều đƣợc mã hóa giúp cho việc sử dụng máy tính và quản lý đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các Nhà thầu nghiên cứu rất kỹ điều kiện thi công xây dựng công trình, kế hoạch ngân quỹ để cấp vốn cho công trình. Quản lý tiến độ thi công theo phƣơng pháp CPM đƣợc áp dụng đầu tiên ở Mỹ, đƣợc sử dụng rộng rãi ở tất cả các nƣớc trên thế giới – Đây là một công cụ quản lý hữu hiệu, xử lý số liệu nhanh, thuận tiện, dễ quản lý.

Từ việc quản lý chi phí ở Trung Quốc, lấy giá trị kế hoạch làm mục tiêu khống chế chi phí xây dựng, có thể áp dụng với Việt Nam lập và quản lý dự toán theo phƣơng pháp lập dự toán và mô hình hợp tác nhận thầu, mô hình nhận thầu CM (Construction Management – Quản lý xây dựng).

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG LỚN SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách nhà nước ở hà nội (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)