Tình hình về đầu tƣ xây dựng của Hà Nội trong những năm tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách nhà nước ở hà nội (Trang 51 - 54)

3.1.1. Quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội

Theo quy hoạch phát triển, Thủ đô Hà Nội đƣợc định hƣớng phát triển thành trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai tốt công tác quy hoạch đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, “Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050”, tổ chức rà soát 642 đồ án, dự án, kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ cho phép tiếp tục triển khai 329 đồ án, dự án phù hợp với quy hoạch. Thành phố đã tích cực chỉ đạo tổ chức thực hiện việc lập, thẩm định quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, đảm bảo tiến độ và thời gian theo kế hoạch. Đến nay, đã hoàn thành phê duyệt phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị xã, đô thị vệ tinh; 28 quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Đã tổ chức thẩm định 18/32 đồ án quy hoạch chung xây dựng, đƣợc phê duyệt trong quý III – IV/2013. Đã phê duyệt 10/31 quy hoạch phân khu, 07 đồ án phân khu khác đang đƣợc xem xét.

Theo quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 20/11/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ, không gian quy hoạch của vùng Thủ đô Hà Nội bao trùm thành phố Hà Nội và 8 tỉnh là: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hƣng Yên, Hà Nam và Hòa Bình với diện tích tự nhiên khoảng 24.314,7 km2. Dân số năm 2012 khoảng 17 triệu ngƣời, dự báo đến năm 2020: 18,2 – 20,2 triệu ngƣời, năm 2030: 20,5 – 22,9 triệu ngƣời.

Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2050 sẽ là vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng. Đây là khu vực phát triển năng động, có chất lƣợng đô thị cao, môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, bền vững; đảm bảo an ninh quốc phòng; vùng Thủ đô có

trung tâm chính trị, văn hóa – lịch sử, khoa học, giáo dục – đào tạo và du lịch lớn của cả nƣớc.

Theo quyết định số 1259/QĐ-TTg, ngày 26/7/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050:

Định hƣớng tổ chức phát triển không gian Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn đƣợc kết nối bằng hệ thống giao thông đƣờng vành đai kết hợp các trục hƣớng tâm, có mối liên kết với mạng lƣới giao thông vùng và quốc gia. Đô thị trung tâm đƣợc phân cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (Chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của thành phố).

Định hƣớng phát triển hệ thống đô thị khu vực đô thị trung tâm đƣợc phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đƣờng vành đai 4 và về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh, phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên. Là trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lƣợng cao của thành phố Hà Nội và cả nƣớc. Dự báo dân số đến năm 2020 đạt khoảng 3,7 triệu ngƣời; diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 45.300 ha; đất dân dụng khoảng 26.000 ha, chỉ tiêu khoảng 70m2/ngƣời và đất ngoài dân dụng khoảng 19.300 ha.

Năm đô thị vệ tinh gồm đô thị Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn, mỗi đô thị vệ tinh có chức năng hỗn hợp và đặc thù riêng và hoạt động tƣơng đối độc lập để hỗ trợ và chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo, công nghiệp, dịch vụ… Cần xem xét quy hoạch tổng thể vùng Thủ đô Hà Nội sao cho phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội lâu dài và bền vững của vùng, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ƣơng nói riêng và của đất nƣớc nói chung. Chỉ đạo lập quy hoạch xây dựng các cơ sở, các vùng, đẩy mạnh công tác phê duyệt quy hoạch chi tiết các vùng, miền làm cơ sở cho việc đầu tƣ theo khả năng đảm bảo ngân sách Nhà nƣớc trong từng năm, từng thời kỳ.

3.1.2. Nhu cầu về xây dựng trong những năm tới

Trong những năm tới, nhu cầu về xây dựng của đất nƣớc rất lớn: Nhu cầu về nhà ở xã hội cho cán bộ, công nhân viên chức, lực lƣợng vũ trang và ngƣời thu nhập thấp ở các đô thị lớn; xây dựng các công trình thủy điện; xây dựng trạm xá bệnh viện, trƣờng học đạt tiêu chuẩn quốc gia; kết cấu hạ tầng an sinh xã hội, giao thông và thủy lợi. Cụ thể: cần xây dựng các bệnh viện tuyến huyện, bổ sung các bệnh viện đa khoa ở ngoại thành. Đầu tƣ xây

dựng các trƣờng tiểu học, trung học. Hạ tầng, đƣờng giao thông nông thôn cần triển khai đồng bộ. Đầu tƣ xây dựng nhà ở xã hội cho công chức, viên chức làm việc tại Hà Nội …

Với nhu cầu, đặc điểm và tình hình trên, yêu cầu nhiệm vụ công tác đầu tƣ xây dựng trong những năm tiếp theo cần có kế hoạch chi tiết, cụ thể và đầu tƣ chiều rộng và chiều sâu có trọng tâm.

3.1.3. Định hướng, mục tiêu đầu tư xây dựng:

- Chính phủ tạo điều kiện về xây nhà ở xã hội: Cho các doanh nghiệp và cá nhân vay ƣu đãi gói 30.000 tỷ đồng với lãi suất 6% năm. Hà Nội tập trung xây dựng nông thôn mới tại các huyện ngoại thành: Gia Lâm, Đông Anh, Phúc Thọ, Hoài Đức, Quốc Oai, Ba Vì... - Đầu tƣ xây dựng có trọng tâm trọng điểm, không đầu tƣ dàn trải, tránh hiện tƣợng quy hoạch treo…

- Định hƣớng phát triển hệ thống đô thị khu vực trung tâm đƣợc phát triển và mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đƣờng vành đai 4 và về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên.

- Xây dựng 5 đô thị vệ tinh gồm đô thị Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn, mỗi đô thị vệ tinh có chức năng hỗn hợp và đặc thù riêng: Đô thị vệ tinh Hòa Lạc có chức năng chính về khoa học công nghệ và đào tạo. Đô thị vệ tinh Sơn Tây là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch và nghỉ dƣỡng. Đô thị vệ tinh Xuân Mai là đô thị dịch vụ - công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp và hệ thống làng nghề, phát triển các khu tiểu thủ công nghiệp, trung tâm dịch vụ về thƣơng mại, đào tạo đại học, cao đẳng... Đô thị vệ tinh Phú Xuyên là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa. Đô thị vệ tinh Sóc Sơn là đô thị phát triển về công nghiệp và dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dƣỡng sinh thái.

- Xây dựng các công trình hạ tầng, giao thông, nhà ở xã hội. Trong khu vực nội đô ƣu tiên xây dựng mới và hoàn thiện các công viên, vƣờn hoa nhƣ: Công viên lịch sử Cổ Loa, công viên văn hóa giải trí Hồ Tây, vƣờn thú, công viên Thống Nhất, Yên Sở, Mễ Trì... Các công trình hạ tầng giao thông: xây dựng đƣờng sắt trên cao, tàu điện ngầm, xây dựng các quốc lộ và cao tốc hƣớng tâm. Xây mới 7 cầu, 1 hầm qua sông Hồng. Nâng cấp sân bay Nội Bài lớn nhất miền Bắc, sân bay Gia Lâm phục vụ nội địa tầm ngắn. Xây dựng nối tiếp đƣờng Hoàng Quốc Việt đến đô thị Hòa Lạc, xây dựng tuyến đƣờng Ngọc Hồi – Phú Xuyên, tuyến Xuân Mai – Quan Sơn – Đại Nghĩa...

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí của các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách Nhà nƣớc ở Hà Nội

3.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và quá trình quản lý thực hiện các công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giai đoạn 2015-2020

* Về môi trường pháp lý: Hà Nội cần thực hiện việc rà soát và hệ thống hoá văn bản pháp luật một cách thƣờng xuyên làm cơ sở xây dựng và ban hành các văn bản hợp nhất hoặc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp, đảm bảo việc hiểu rõ và thực hiện các điều khoản đƣợc thống nhất trong mọi vùng, giữa các chủ thể, hạn chế, khắc phục những điểm chƣa nhất quán, những tồn tại vƣớng mắc trong đầu tƣ xây dựng tạo ra kẽ hở trong thực tế khi thực hiện ảnh hƣởng đến chất lƣợng quản lý.

* Về việc quản lý: Vấn đề bất cập hiện nay là trình độ, năng lực và cơ cấu tổ chức của Chủ đầu tƣ chƣa đƣợc đảm bảo, hình thức sử dụng các cơ quan tƣ vấn chuyên ngành giúp việc trực tiếp cho Chủ đầu tƣ chƣa phổ biến và chƣa phải bắt buộc. Do đó, trong các văn bản pháp quy cần quy định cụ thể yêu cầu về năng lực, tổ chức, nhiệm vụ, các quy định chế tài, quy định quyền hạn của Chủ đầu tƣ và tiến tới mô hình sử dụng các Ban quản lý dự án chuyên nghiệp hoặc bắt buộc sử dụng Tƣ vấn quản lý dự án trong quản lý đầu tƣ và xây dựng. Thực hiện nghiêm chế độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Chủ đầu tƣ với cấp có thẩm quyền, đảm bảo Chủ đầu tƣ có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực thực hiện mới đƣợc quản lý theo hình thức Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Còn lại, các Chủ đầu tƣ không đủ năng lực quản lý thì thuê Tƣ vấn quản lý dự án, dƣới sự kiểm tra thƣờng xuyên, giám sát chặt chẽ của Chủ đầu tƣ.

Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách của thành phố Hà Nội phù hợp với quy định mới của Chính phủ và tình hình thực tiễn của Thủ đô, nghiên cứu sâu cơ chế chính sách của Nhà nƣớc, thành phố đã ban hành, để triển khai thực hiện theo hƣớng tăng cƣờng phân cấp, kiểm tra xử lý, giải quyết tại chỗ các nội dung vƣớng mắc phát sinh từ thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách nhà nước ở hà nội (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)