Những nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu bảo quản bơ booth bằng chitosan và phụ liệu (Trang 25 - 28)

Trên thế giới có rất nhiều phương pháp bảo quản bơ khác nhau nhưng nhìn chung có những phương pháp bảo quản cơ bản sau đây:

 Bảo quản trong môi trường có điều chỉnh nồng độ các chất khí (CA/MA) đây là phương pháp bảo quản có hiệu quả nhưng tốn kém (Hofman, 2002).

 Sử dụng hóa chất để kìm hãm quá trình chín (ripening exhibitor) (Hofman, 2002), phương pháp này có sự can thiệp của hóa chất nên tạo tâm lý không tốt cho người tiêu dùng và giá thành cũng tương đối cao.

 Bảo quản lạnh được sử dụng nhiều do dễ áp dụng và ít tốn kém. Thực phẩm nói chung, rau quả nói riêng được bảo quản ở môi trường có nhiệt độ từ 20 – 240C đến nhiệt độ gần đóng băng của dịch bào trong nguyên liệu gọi là bảo quản lạnh. Nhiệt độ môi trường bảo quản càng thấp thì càng có tác dụng

ức chế cường độ của các quá trình sinh lí, sinh hóa xảy ra trong rau quả. Điều đó đảm bảo kéo dài thời gian bảo quản rau quả tươi. Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trên thế giới hiện nay, vì đây là phương pháp chắc chắn nhất, ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và kéo dài được thời gian bảo quản. Bảo quản lạnh mang lại hiệu quả cao, được sử dụng rộng rãi cho nhiều loại trái cây. Tùy theo đặc tính của từng loại trái cây (nhiệt đới hay ôn đới) mà áp dụng các nhiệt độ bảo quản thích hợp khác nhau.

 Thông thường các giống bơ có thể bảo quản lạnh ở 7oC nhưng những giống Antilles phải được bảo quản ở nhiệt độ cao hơn 12oC (theo www.rauhoaquavietnam.com.vn).

 Vào năm 1930 ở California người ta bảo quản bơ trong khoảng 4,4 - 7,2oC (Wardlaw, 1937). Ở Tây Ấn Độ người ta thấy có một số giống bơ bảo quản ở 7,2oC trong vòng 20 - 25 ngày mà không bị tổn thương lạnh.

 Trong một nghiên cứu của mình Zauberman et al. (1977) đã bảo quản 3 giống bơ Hass, Fuerte và Naval ở 6 và 8oC trong vòng 6 tuần mà không bị tổn thương lạnh và cho kết quả tốt.

 Theo Liu Kangde and Zhou Jiannan(1999) thì nhiệt độ bảo quản đề nghị cho từng giống bơ như sau: 10 – 13oC cho West Indian, 7 – 8oC cho Guatêmala, 4 – 4,5oC cho Mehicô với độ ẩm tương đối từ 80 - 90%. Quả bơ có thể bảo quản một tháng ở nhiệt độ thấp. Khi quả chín cần bảo quản ở nhiệt độ 15 - 21oC. Theo nghiên cứu của Pérez (2001) thì bơ thuộc chủng Guatêmala có thể bảo quản ở 4,5 – 10oC trong 6 tuần, nhưng bơ thuộc chủng Mehicô cần tiêu thụ ngay do bị biến màu.

 Theo Hofman (2002) người ta thường bảo quản bơ ở 3 – 7oC.

 Bower et al. (2000) thì bảo quản bơ “ Pinkerton” ở 8oC trong 30 ngày.

 Joerien (1986) đã đề xuất bảo quản bằng cách giảm dần nhiệt độ, lúc đầu bảo quản ở 7,5oC trong 1 tuần, sau đó giảm xuống 5,5oC trong 2 tuần và 3,5oC trong tuần cuối đối với bơ vận chuyển sang thị trường châu Âu.

 Theo Zauberman và Jobin Decor (1995) thì giống bơ Hass bảo quản ở 2oC trong 4 tuần tốt hơn bảo quản ở 5oC và 8oC, thậm chí có thể bảo quản lên đến 5 tuần mà không bị tổn thương lạnh.

 Jessup (1991) đã thành công khi bảo quản bơ Hass ở 1oC trong 30 ngày với cách xử lý trước đó là nhúng bơ trong 0,5% Benomyl ở 50oC trong 3 phút.

 Kosiya Chin da và Young (1975) xử lý trái bơ với ethylen ngay sau khi thu hoạch thì có thể bảo quản ở 2oC trong 53 ngày với chất lượng ăn chấp nhận được.

 Theo Woolf et al. (2003) bơ Hass được bảo quản ở 6 – 8oC trong vòng 3 – 5 ngày trước khi bảo quản ở 0oC sẽ hạn chế được tổn thương lạnh bên ngoài vỏ quả, đồng thời chất lượng quả chín cao hơn rất nhiều so với các xử lý khác.

 Theo Feygenberg (2005) thì ông đã bảo quản bơ bằng cách kết hợp giữa màng bao (coating) với bảo quản lạnh ở 5oC trong 3 tuần và ở 20oC trong 8 ngày đều cho kết quả tốt.

 Higgins et al. (1991) bảo quản bơ Hawaiian ở 0 – 2oC mà bơ không bị tổn thương lạnh trong 3 - 4 tuần đầu. Wardlaw (1937) đã phát biểu rằng có thể bảo quản giống bơ Hawaiian xanh ở 2,2oC trong vòng 6 – 8 tuần với 2 - 5 ngày đạt độ chín thỏa đáng, trong khi đó Wilcox (1914) đã báo cáo rằng giống bơ Hawaiian có thể bảo quản ở 0oC trong vòng 2 tháng mà không bị tổn thương lạnh

 Màng bao (coating) hoặc sáp bao (waxing) cũng được sử dụng khá phổ biến (Maftoonazad, 2004) do nó làm giảm sự mất trọng lượng, làm chậm quá trình chín. Tuy nhiên theo Varaporn Phankrut và Ana Tongta (Đại học Thonburi, Thái Lan) cho rằng chất bao bề mặt là waxing sẽ làm mất mùi đặc trưng của quả do hô hấp yếm khí.

 Màng bao (coating) là một trong những phương pháp bảo quản được ứng dụng nhiều cho rau và quả. Nó làm giảm sự mất hơi nước, hạn chế

quá trình hô hấp và kìm hãm quá trình chín của quả. Có rất nhiều màng bao được sử dụng như: polyethylene (PE), polystyrene… Nhưng gần đây người ta chú ý đến việc sử dụng những loại màng bao sinh học. Loại màng bao này vừa có thể ăn được, vừa bảo vệ trái cây khỏi các tác nhân gây bệnh cũng như trì hoãn các quá trình chín sau thu hoạch. Một số màng sinh học được sử dụng trong bảo quản rau quả như: màng gluten, protein của sữa, gelatin, tinh bột, màng cellulose…và hiện nay màng chitosan được sử dụng khá rộng rãi do nó có hoạt tính cao, đa dạng và có khả năng tự phân hủy

Một phần của tài liệu nghiên cứu bảo quản bơ booth bằng chitosan và phụ liệu (Trang 25 - 28)