Phương pháp nghiệp vụ xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 118)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin, số liệu

2.2.4. Phương pháp nghiệp vụ xử lý số liệu

Sau khi thu thập đƣợc những số liệu cần thiết phục vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng các phần mềm tin học hỗ trợ xử lý số liệu nhằm khái quát một số thực trạng liên quan đến đề tài. Phần mềm excel giúp tổng kết số liệu một cách khoa học, hỗ trợ lập các bảng thống kê, biểu đồ góp phần không nhỏ hình tƣợng hóa các phân tích và dễ dàng đƣa ra các so sánh khi cần thiết.

Phƣơng pháp nghiệp vụ xử lý số liệu chủ yếu đƣợc sử dụng ở chƣơng 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀNHUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chi Lăng

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Chi Lăng là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, nằm ở độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển khoảng 240m. Toạ độ địa lý 21032’- 21048’ vĩ độ Bắc và 106025’- 106050” kinh độ Đông: Phía Bắc giáp với huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn; Phía Đông giáp huyện Lộc Bình; Phía Tây giáp huyện Văn Quan; Phía Nam giáp huyện Hữu Lũng và huyện Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang. Huyện Chi Lăng thuộc vùng đồi núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, có địa hình khá phức tạp, trong đó núi đá và rừng chiếm khoảng 83,3% diện tích toàn huyện. Địa hình có thể chia làm ba vùng khác nhau: Vùng thứ nhất là vùng cacxtơ với những dãy núi đá vôi thuộc các xã phía Tây của huyện; Vùng thứ hai là vùng thung lũng thềm đất thấp bao gồm các xã, thị trấn chạy dọc theo Quốc lộ 1A; Vùng thứ ba là vùng sa phiến, núi cao trung bình sắp xếp thành dải, thuộc các xã phía Đông Bắc của huyện, độ cao trung bình từ 300-400m.

Huyện Chi Lăng có 19 xã, thị trấn bao gồm các xã: Bắc Thủy, Bằng Hữu, Bằng Mạc, Chi Lăng, Chiến Thắng, Gia Lộc, Hòa Bình, Hữu Kiên, Lâm Sơn, Liên Sơn, Mai Sao, Nhân Lý, Quan Sơn, Quang Lang, Thƣợng Cƣờng, Vân An, Vạn Linh, Vân Thủy, Y Tịch và 2 thị trấn: Đồng Mỏ, Chi Lăng. Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Đồng Mỏ.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa là khí hậu đặc trƣng của huyện với một mùa đông lạnh, nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa tiểu vùng khí hậu ẩm và mƣa nhiều ở phía tây, tiểu vùng lạnh và mƣa ít ở phía đông, chịu ảnh hƣởng của khí hậu

vùng núi phía bắc. Nhiệt độ trung bình năm 22,7°C lƣợng mƣa trung bình năm 1.379 mm. Mùa mƣa tập trung vào các tháng mùa hè.

Về tài nguyên thiên nhiên,Chi Lăng có tổng diện tích tự nhiên là 70.421,9 ha. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 76,52 %, đất phi nông nghiệp chiếm 4,71 %, đất chƣa sử dụng chiếm 18,77 %.Thổ nhƣỡng gồm 3 loại đất chính: đất feralit vùng đồi và núi thấp, đất feralit mùn trên núi đá vôi và đất phù sa ven sông Thƣơng.Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 13.848,81 ha, chiếm 19,67 % diện tích toàn huyện, phù hợp với nhiều loại cây trồng nhƣ: cây lƣơng thực; cây công nghiệp nhƣ: cây Hồi, cây thuốc lá, ...; cây dƣợc liệu; cây ăn quả nhƣ: nhãn, xoài, bƣởi, ... đặc biệt là thích hợp trồng cây Na dai, với chất lƣợng và giá trị kinh tế cao, vốn đƣợc coi là cây trồng “xóa đói, giảm nghèo” của huyện (Theo Trung tâm sách Kỷ lục và Trung tâm sách Top Việt Nam đã công bố năm 2012, Na dai Chi Lăng đƣợc bình chọn vào danh sách 50 đặc sản trái cây ngon nhất Việt Nam).Diện tích đất rừng sản xuất có 32.536,47 ha, chiếm 46,20 % diện tích toàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển trồng rừng và chăn nuôi đại gia súc. Khoáng sản của huyện Chi Lăng khá đa dạng nhƣ: đá vôi, quặng sắt, chì, kẽm, nhôm, đá sét, angtimon … phân bố rộng trên địa bàn huyện.Với tài nguyên khoáng sản phong phú, Chi Lăng có điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Đồng thời, huyện Chi Lăng với hệ thống khe, rạch, suối là đầu nguồn của sông Thƣơng, tạo nên diện tích mặt nƣớc là 790,64 ha, chiếm 1,12% diện tích toàn huyện, thuận lợi cho tƣới tiêu chủ động, phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tổng dân số huyện Chi Lăng là 76.110 ngƣời, sống tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn (chiếm 67,45 %), mật độ trung bình là 108 ngƣời/1 km2 (Theo Niên giám thống kê 2015 huyện Chi Lăng). Chi Lăng là một địa

bàn chung sống hòa thuận của 03 dân tộc chủ yếu là Nùng, Tày, Kinh và một số dân tộc khác. Trong đó: dân tộc Nùng chiếm 48,9 %, dân tộc Tày chiếm 34%, dân tộc Kinh chiếm 16% và các dân tộc khác chiếm 1,1%.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2016 đạt 13,06%. Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 5,7%; công nghiệp - xây dựng tăng 32,67%; thƣơng mại - dịch vụ tăng 18,57%. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2016 đạt 29 triệu đồng/ngƣời/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2016: nông - lâm nghiệp chiếm 34%, công nghiệp và xây dựng 36%, thƣơng mại - dịch vụ 30%. Kinh tế huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và trồng rừng kinh tế. Trong những năm gần đây, nông - lâm nghiệp của huyện đã và đang chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Đảng bộ Huyện đã tập trung chỉ đạo thâm canh, tăng vụ, đƣa giống cây trồng có năng xuất cao vào sản xuất. Tích cực tuyên truyền, phối hợp với Trạm khuyến nông mở các lớp tập huấn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tập trung nâng câp các công trình thủy lợi đã tăng dần diện tích sản xuất hai vụ lúa, tăng hệ số sử dụng đất.

Về chăn nuôi, trên địa bàn huyện, chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, ngựa, dê và lợn để lấy thịt, sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất. Ngoài ra còn chăn nuôi các loại gia cầm nhƣ: gà, vịt, ngan, ngỗng...Sản xuất thủ công nghiệp của huyện nhìn chung chƣa phát triển. Trong những năm gần đây đã hình thành và phát triển thêm một số ngành nghề khác nhƣ khai thác đá xây dựng, chế biến nông sản (say sát ngô, lúa)... nhƣng quy mô còn nhỏ, phân tán, khả năng sản xuất thấp.

Huyện Chi Lăng là vùng đất có lịch sử truyền thống lâu đời, có tiềm năng lớn về du lịch, với gần 120 điểm di tích lịch sử, di tích khảo cổ và danh thắng, trong đó có 52 điểm di tích thuộc quần thể di tích lịch sử Chi Lăng, đã

đƣợc xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1962. Đây là điều kiện quan trọng nhằm phát triển ngành du lịch đầy tiềm năng của Huyện.

Về kết cấu hạ tầng, huyện Chi Lăng có hệ thống giao thông thuận tiện, có trục đƣờng quốc lộ 1A và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lạng Sơn đi qua thị trấn Chi Lăng, thị trấn Đồng Mỏ, và 5/19 xã; có 19/19 xã, thị trấn có đƣờng ô tô đến trung tâm xã. Ngoài ra huyện còn có Quốc lộ 279 đi qua xã Thƣợng Cƣờng, Gia Lộc, Quan Sơn phục vụ thiết thực cho vận chuyện hàng hóa, vật tƣ cho sản xuất và đi lại của nhân dân trong huyện và các vùng lân cận.

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của huyện Chi Lăng trong xây dựng nông thôn mới

3.1.3.1. Thuận lợi

Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của huyện Chi Lăng trong những năm qua ổn định và phát triển. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2016 đạt 29 triệu đồng/ngƣời/năm. Số hộ có nhà ở kiên cố, khang trang cùng với các phƣơng tiện cá nhân phục vụ đi lại, nghe, nhìn tăng nhanh. Hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng có nhiều tiến bộ. Hạ tầng kinh tế - xã hội nhƣ: đƣờng giao thông liên xã, liên thôn đã cứng hóa; nhà văn hóa, trƣờng học, trạm y tế cùng với các thiết chế văn hóa khác từ huyện đến xã đƣợc quan tâm đầu tƣ, nâng cấp, cải tạo và ngày càng hoàn thiện.

Huyện Chi Lăng có vị trí địa lý lợi thế hơn hẳn so với các huyện khác trong tỉnh, nằm trong khoảng giữa thành phố Lạng Sơn với tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội, vừa có quốc lộ 1A đƣờng sắt liên vận quốc tế đi qua..., tạo điều kiện cho huyện có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển sản xuất, mở rộng giao lƣu trao đổi hàng hoá, dịch vụ khoa học công nghệ... với các tỉnh lân cận, các tỉnh khác trong cả nƣớc và với Trung Quốc.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo xây dựng NTM một cách quyết liệt, cụ thể, có cơ chế chính sách khuyến khích rõ ràng. Ban chỉ

đạo xây dựng NTM tỉnh luôn sâu sát cơ sở, tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc kịp thời cho các huyện, các xã, khen thƣởng kịp thời các tập thể, cá nhân làm tốt, thẳng thắn phê bình các địa phƣơng chƣa tích cực. Ƣu tiên dành nguồn lực cho chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đây là điều kiện thuận lợi góp phần quan trọng vào sự thành công của chƣơng trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện trong những năm vừa qua và các năm tiếp theo.

Nhân dân huyện Chi Lăng có truyền thống yêu nƣớc, có tinh thần đấu tranh cách mạng trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đƣợc tặng nhiều danh hiệu cao quý, trong lao động lại cần cù, sáng tạo và có ý trí làm giàu.

Trƣớc khi bƣớc vào xây dựng NTM, huyện Chi Lăng đã chỉ đạo các xã xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ đời sống dân sinh nhƣ: đƣờng làng, ngõ xóm và giao thông nội đồng, các công trình điện, đƣờng, trƣờng, trạm ở các xã. Khi triển khai thực hiện xây dựng NTM qua rà soát các tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM tại 19 xã cơ bản đã đạt bình quân 6,04 tiêu chí/xã.

3.1.3.2. Khó khăn:

- Trong những năm qua, tình hình kinh tế trong nƣớc và thế giới có nhiều khó khăn ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và thu ngân sách huyện, đã ảnh hƣởng đến việc huy động nguồn vốn trong xây dựng NTM.

- Nhu cầu kinh phí đầu tƣ cho chƣơng trình xây dựng NTM quá lớn, ngân sách nhà nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc. Công tác huy động nguồn lực của doanh nghiệp và nhân dân tham gia đầu tƣ xây dựng NTM hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu.

- An sinh xã hội và giảm nghèo còn gặp nhiều khó khăn vì thu ngân sách thấp; ngƣời dân chƣa thực sự nắm bắt chủ trƣơng và trình độ nhận thức về xây dựng NTM của ngƣời dân còn nhiều hạn chế.

- Sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm bị phân tán, khả năng cạnh tranh thấp, chƣa bền vững, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; chƣa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của từng vùng trên địa bàn huyện;.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, cây trồng, vật nuôi diễn ra chậm; việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất giống, làm đất, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến còn hạn chế; năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp; phần lớn sản phẩm chƣa đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm, chƣa gắn kết giữa sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ; giá thành sản phẩm cao; sản phẩm hàng hóa có giá trị và thƣơng hiệu còn ít; thu nhập của ngƣời nông dân còn thấp; hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác về nông nghiệp còn hạn chế; đầu tƣ của doanh nghiệp vào nông nghiệp còn hạn chế; công tác quản lý chất lƣợng nông sản còn nhiều bất cập; ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp còn xảy ra.

3.2. Phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Chi Lăng

3.2.1. Công tác chỉ đạo triển khai, lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới

3.2.1.1. Công tác chỉ đạo triển khai

Ngay sau khi có chƣơng trình xây dựng NTM của tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung sự chỉ đạo để triển khai các nội dung của chƣơng trình. UBND huyện Chi Lăng ban hành Quyết định số 541/QĐ- UBND ngày 24/02/2011 về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Chi lăng; Kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Chi Lăng tại Quyết định số 2257/QĐ-UBND ngày 01/8/2011; Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo tại Quyết định số 647/QĐ-UBND ngày 18/3/2011 của UBND huyện. Công tác chỉ đạo đƣợc thực hiện từ huyện đến cơ sở. Công tác tổ chức bộ máy đã cơ bản hoàn thành từ huyện đến xã.

Ngày 16/4/2012, Huyện ủy Chi Lăng đã ban hành Nghị quyết số 26- NQ/HU về lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn huyện.

Ngoài những nghị quyết, quyết định có liên quan, huyện Chi Lăng cũng đã và đang thực hiện các đề án phát triển nông thôn cùng sự hỗ trợ của tỉnh, của Nhà nƣớc. Nổi bật là Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (TNSP) theo Hiệp định số 826-VN ngày 25/2/2011 giữa Chính phủ Việt Nam và Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD). Huyện Chi Lăng đã thành lập Ban chỉ đạo dự án nhằm hỗ trợ triển khai dự án, hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra giám sát các hoạt động thực hiện dự án.

Các văn bản chỉ đạo chƣơng trình của huyện hằng năm đều đƣợc rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với các quy định, chỉ đạo, hƣớng dẫn của cấp trên và phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của tỉnh, Ban Chỉ đạo huyện đã triển khai thực hiện và cụ thể hóa bằng các kế hoạch, các phòng chức năng phối hợp với các xã, thị trấn ban hành hệ thống văn bản hƣớng dẫn về xây dựng NTM nhƣ: Hƣớng dẫn cơ chế, chính sách hỗ trợ phục vụ xây dựng nông thôn mới; hƣớng dẫn sử dụng vốn trong xây dựng NTM; Hƣớng dẫn rà soát, đánh giá các tiêu chí.

3.2.1.2. Xây dựng kế hoạch triển khai xây dựng nông thôn mới:

Kế hoạch số 14/KH-BCĐ ngày 18/3/2011 của UBND huyện Chi Lăng về việc triển khai thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM là căn cứ để Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện, các cơ quan chuyên môn; UBMTTQ và các đoàn thể của huyện; Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM các xã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng NTM của cơ quan, đơn vị mình. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt

là sự tham gia trực tiếp của ngƣời dân để thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ mục tiêu Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Dƣới đây là nội dung cơ bản của Kế hoạch số 14/KH-BCĐ ngày 18/3/2011 của UBND huyện Chi Lăng về việc triển khai thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới:

- Về công tác tổ chức bộ máy:

Cấp huyện: Kiện toàn tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều hành thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM.

Cấp xã, thôn: Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý và Ban phát triển thôn bảo đảm hoạt động của bộ máy trong công tác chỉ đạo, thực hiện Chƣơng trình đồng bộ, hiệu quả.

- Công tác tuyên truyền:Công tác thi đua xây dựng NTM đƣợc tuyên truyền đến từng hộ dân, từng ngƣời dân bằng nhiều hình thức, đa dạng về nội dung để nhân dân hiểu rõ vai trò chủ thể trong công cuộc xây dựng NTM.

- Công tác đào tạo, tập huấn:Mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng và đào tạo cho cán bộ trực tiếp làm công tác xây dựng NTM. Tổ chức các đoàn đi công tác tham quan học tập mô hình xây dựng NTM trong và ngoài tỉnh theo kế hoạch.

- Công tác lập quy hoạch, đề án:Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, đề án đã đƣợc phê duyệt đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)