1.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số địa phƣơng và
1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số địa phương
1.3.1.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Trong chỉ đạo, Yên Dũng chú trọng công tác tuyên truyền về xây dựng NTM theo từng chủ đề chuyên sâu. Huyện tập trung thông tin, tuyên truyền về cơ chế, chính sách mới; các mô hình tiêu biểu đặc biệt là các mô hình sản xuất hàng hóa có liên doanh, liên kết. Qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt.
Ngƣời dân dần xác định đƣợc quyền lợi, trách nhiệm của mình, đã đồng thuận tích cực tham gia đóng góp kinh phí, hiến đất, ngày công; giám sát đầu tƣ các hạng mục công trình xây dựng hạ tầng nông thôn mới… Tổng vốn đầu tƣ xây dựng NTM của cá giai đoạn đạt hơn 450 tỷ đồng (trong đó ngân sách tỉnh 102 tỷ đồng, ngân sách huyện, xã 130 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động đóng góp của nhân dân và nguồn vốn khác).
Yên Dũng đặc biệt quan tâm đến phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của một huyện nông nghiệp, Yên Dũng xác định nhiệm vụ trọng tâm cần phải làm trƣớc, làm ngay đó là thực hiện dồn điền, đổi thửa gắn với quy hoạch, chỉnh trang lại đồng ruộng.
Đến nay, toàn huyện có 83 thôn ở 13 xã đã dồn đổi 3.250 ha. Sau dồn đổi, mỗi hộ còn từ 1-3 thửa. Diện tích ô thửa lớn; hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng đƣợc quy hoạch, cải tạo, xây dựng đồng bộ, tạo thuận lợi cho sản xuất thành vùng tập trung, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất, giảm chi phí lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đến nay, Yên Dũng đã xây dựng đƣợc 16 cánh đồng mẫu lớn quy mô từ 35 đến 50ha/cánh đồng và 12 mô hình sản xuất, diện tích từ 5 đến 30ha/mô hình. Năng suất ở những cánh đồng mẫu lớn tăng từ 15-20%, thậm chí 40% so với đại trà.
Trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng NTM, huyện Yên Dũng rút ra một số kinh nghiệm. Trƣớc hết phải lựa chọn làm điểm ở những xã, những thôn có hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; ngƣời dân cần cù, tích cực đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp.
Thực tế cho thấy, nơi nào cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm chính trị cao, quyết liệt, quyết đoán trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng
điểm và phù hợp với điều kiện cụ thể, thì nơi đó có sự chuyển biến tốt và đạt kết quả cao theo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức xây dựng NTM phải xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân; nội dung; nhiệm vụ phải làm; phƣơng thức, biện pháp tổ chức thực hiện và kết quả đạt đƣợc của tổ chức, cá nhân đƣợc giao. Ban chỉ đạo huyện phân công thành viên phụ trách xã; các chỉ tiêu, tiêu chí phải cụ thể. Từ đó xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc kiểm tra, rà soát, đánh giá, đôn đốc, hƣớng dẫn thực hiện. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, xử lý những vƣớng mắc trong tổ chức thực hiện.
Coi trọng, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động với phƣơng pháp cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ để nông dân hiểu và nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm, vai trò chủ thể của mình. Hiện thực hóa phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân quyết định, dân giám sát, dân thụ hƣởng”. Ngoài sự hỗ trợ của nhà nƣớc, phải biết phát huy đƣợc trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, huy động hợp lý các nguồn lực trong dân để xây dựng NTM. Đặc biệt, mọi huy động đóng góp của dân phải đƣợc bàn bạc, công khai, dân chủ, đồng thuận cao trong cộng đồng dân cƣ để nhân dân hiến kế, đề xuất cách thức thực hiện.
Đối với cán bộ, đảng viên, nhất là ngƣời đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở phải ƣu tiên dành thời gian, công sức, trí tuệ để lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện. Giải quyết kịp thời, có kết quả những vấn đề mà thực tiễn đặt ra; thống nhất giữa lời nói đúng và việc làm đúng để nêu gƣơng.
Việc xây dựng kế hoạch, đề án phải thật cụ thể, chi tiết, sát thực tế. Mỗi xã phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực của ngƣời dân để lựa chọn nội dung nào làm trƣớc, nội dung nào làm sau, mức độ đến đâu cho phù hợp. Phải tạo điều kiện để mỗi xã tự chủ trong xác định nhu cầu và phân bổ nguồn lực ƣu tiên. Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực
xây dựng NTM theo phƣơng châm “nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc là cần thiết”.
Trong thời gian tới, Yên Dũng tiếp tục tập trung cao chỉ đạo các xã còn lại hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới; duy trì nâng cao chất lƣợng các xã đạt chuẩn, tăng thu nhập của ngƣời dân nông thôn; xây dựng kết cấu hạt tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hoàn thiện theo hƣớng hiện đại, bảo tồn và phát huy tốt các giá trị truyền thống ở nông thôn, bảo vệ môi trƣờng sinh thái phát triển đa dạng và bền vững hơn. (Nguồn: Trần Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng)
1.3.1.2. Kinh nghiệm của huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
Yên Minh là một huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh Hà Giang, với diện tích tự nhiên là 78.185 ha, trong đó hơn 16 ha là đất nông nghiệp; dân số là 82.229 ngƣời (UBND huyện Yên Minh-2013). Hành chính toàn huyện có 17 xã, 1 thị trấn.
Là huyện vùng cao miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh, trƣớc năm 2010, khi chƣa thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM, kinh tế của huyện phát triển chậm, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ phát triển chƣa bền vững; đời sống của ngƣời dân còn nhiều khó khăn. Thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền huyện đã xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều việc làm cụ thể, thiết thực.
Trong công tác chỉ đạo, huyện đã ban hành một số văn bản chi tiết nhằm triển khai có hiệu quả chƣơng trình MTQG xây dựng NTM nhƣ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 28/4/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ về xây dựng NTM huyện Yên Minh đến năm 2020; Quyết định số 647/QĐ-UBND ngày 12/3/2010 của UBND huyện về việc phê duyệt và ban hành Bộ tiêu chí xã đạt
chuẩn NTM huyện Yên Minh; Nghị quyết số 74/2012/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 HĐND huyện khoá XVI, kỳ họp thứ 6 ban hành định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc cho các chƣơng trình thuộc chƣơng trình xây dựng NTM trên địa bàn huyên Yên Minh giai đoạn 2011-2020.
Về công tác tuyên truyền, ban Tuyên giáo huyện ủy đã tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền về xây dựng NTM đƣợc 25 hội nghị tuyên truyền tại huyện, xã, thôn với 6.650 lƣợt ngƣời nghe; Ban Dân vận huyện ủy phối hợp với Văn phòng điều phối Chƣơng trình xây dựng NTM tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với xây dựng NTM năm 2012 của huyện và nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ” gắn với xây dựng NTM để chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu và đạt kết quả cao.
Xác định tầm quan trọng của chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới, những năm qua ngoài việc tranh thủ sự hỗ trợ từ Nhà nƣớc, từ các dự án, huyện Yên Minh còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay xây dựng giao thông nông thôn với phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, qua đó ngày càng phát huy tinh thần làm chủ, tạo đƣợc sự đồng thuận cao của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Để việc triển khai đƣợc thuận lợi, cấp uỷ, chính quyền các xã trên địa bàn huyện đã huy động đƣợc cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành; Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên thực hiện đƣợc vận hành nhuần nhuyễn, đồng bộ, hiệu quả. Thực tế trên cho thấy, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, thực hiện nghiêm quy chế dân chủ để huy động trí lực, vật lực của nhân dân là yêu cầu không thể thiếu của bất cứ địa phƣơng nào khi triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.
Xét trên bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, tính đến năm 2016, toàn huyện có 01 xã đạt 16 tiêu chí; 02 xã đạt 13 tiêu chí; 05 xã đạt từ 10-12 tiêu chí; Từ 6- 9 tiêu chí có 9 xã, còn lại 01 xã đạt từ 3-5 tiêu chí.
Bên cạnh đó, việc phát huy nội lực cộng đồng xây dựng NTM đã đƣợc huyện quan tâm triển khai thực hiện. Đã tổ chức phát động các đợt phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM nhƣ ngày thứ 7 hƣớng về thôn bản; tổ chức các đợt ra quân tham gia sửa chữa, mở mới đƣờng giao thông nông thôn... Qua đó, đã nhận đƣợc sự đồng tình hƣởng ứng mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện. Tổng số tiền ủng hộ qua các lần tổ chức phát động cấp huyện, cấp xã trên 3,5 tỷ đồng và 40 nghìn viên gạch không nung. Tại các xã đã tiến hành vận động nhân dân tham gia đóng góp đƣợc gần 880 nghìn ngày công; hiến đất đƣợc trên 170 nghìn m2 để thực hiện các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn; mở mới đƣờng giao thông liên thôn và liên cụm dân cƣ đƣợc gần 244 km; sửa chữa, nâng cấp đƣờng đƣợc trên 368 km.
Huyện cũng đẩy mạnh tuyên truyền, hƣớng dẫn nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó, các tầng lớp nhân dân đã phát huy thế mạnh của gia đình và địa phƣơng, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Nông dân toàn huyện đã dựa vào lợi thế, điều kiện tự nhiên thuận lợi của từng vùng để tập trung vào các mô hình nhƣ: Chăn nuôi trâu bò, gà vịt, phát triển các loại cây trồng thế mạnh của địa phƣơng nhƣ: hồng không hạt, xoài, dứa… Đặc biệt, nhiều đề án, chƣơng trình lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đƣợc xây dựng triển khai đồng bộ, khai thác đƣợc tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, qua đó diện tích, năng suất, sản lƣợng cây trồng, vật nuôi tăng mạnh. Trong 5 năm, có 56 mô hình trồng trọt và chăn nuôi đƣợc thực hiện góp phần nâng cao nhận thức và đời sống của nhân dân.
Mặc dù, trong 6 năm thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn huyện Yên Minh đã có nhiều thay đổi tích cực, song do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nhƣ xuất phát điểm KT-XH của huyện rất thấp, trình độ dân trí chƣa cao, nguồn tài chính hạn hẹp, tốc độ đào tạo nhân lực quản lý Nhà nƣớc chƣa bắt kịp nhu cầu thực tiễn mà công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang phải đối mặt với những hạn chế, khó khăn nhất định. Đến năm 2016, toàn huyện chƣa có xã nào đạt chuẩn NTM theo khung tiêu chí quốc gia phần nào phản ánh sự thiếu hiệu quả trong xây dựng NTM của huyện. Trong giai đoạn mới, chắc chắn huyện Yên Minh cần có những giải pháp đồng bộ và phù hợp hơn nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra.