CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty Thép Việt Nam
3.2.1. Các rủi ro tài chính chủ yếu mà Tổng công ty thép Việt Nam gặp phải
Tiến hành nhận diện và phân tích các rủi ro tài chính tại tổng công ty thép Việt Nam thông qua việc phân tích báo cáo tài chính và tình hình hoạt động từ năm 2015-2017.
Rủi ro tài chính bao gồm: Rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trƣờng (rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất và rủi ro về giá cả hàng hoá). Sau đây, luận văn sẽ nhận diện và phân tích lần lƣợt từng loại rủi ro kể trên đối với tổng công ty thép Việt Nam giai đoạn 2015-2017.
3.2.1.1. Rủi ro tỷ giá hối đoái
Trong năm qua, tổng công ty thép Việt Nam đã thực hiện một số các giao dịch nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty Tokyo Boeki Materials LTD, Steel Base Trade AG, Glencore International AG, Rhi Refractories Asia Pacific Pte Ltd.... phát sinh khoản phải trả bằng ngoại tệ, bán sản phẩm cho công ty Chip Mong Group LTD... thu về ngoại tệ. Theo đó, tổng công ty sẽ chịu rủi ro khi có biến động tỷ giá. Dựa vào số liệu của BCTC: lỗ do chênh lệch tỷ giá của công ty năm 2015 là 4,4 tỷ đồng, năm 2016 khoản lỗ này là 9,3 tỷ đồng (tăng 111% so với năm 2015). Năm 2017 khoản lỗ này giảm mạnh ở mức 0,1 tỷ đồng. Điều này cho thấy mức độ biến động của tỷ giá đối với doanh nghiệp khá là mạnh, biên độ giao động lớn, và doanh nghiệp cần có những biện pháp để hạn chế rủi ro đến từ việc thay đổi tỷ giá hối đoái.
3.2.1.2. Rủi ro lãi suất
Chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng để điều tiết nền kinh tế, đặc biệt là đối với một nền kinh tế mà kênh tín dụng còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc cung cấp vốn cho hoạt động kinh doanh. Cho đến lúc này, có thể xem chính sách lãi suất ở nƣớc ta là một chính sách mang tính tự do tƣơng đối cao trong số các chính sách tiền tệ ở Việt Nam.
Vào tháng 11 năm 2001, trần lãi suất cho vay ngoại tệ đƣợc xóa bỏ, từ đó cho phép những ngƣời vay ngoại tệ trong nƣớc có thể thƣơng lƣợng lãi suất với các ngân hàng nội địa và ngân hàng nƣớc ngoài. Vào tháng 6 năm 2002, lãi suất đƣợc tự
do hóa hoàn toàn với việc các ngân hàng đƣợc phép xác định lãi suất cho vay trên cơ sở tự thẩm định và thƣơng lƣợng với khách hàng. Nhƣ vậy là sau nhiều lần điều chỉnh từ cơ chế trần lãi suất rồi lãi suất cơ bản, lãi suất ở Việt Nam đã chuyển sang cơ chế tự do hóa. Rủi ro lãi suất của Công ty phát sinh chủ yếu từ các khoản vay đã ký kết.
Bảng 3-4: Các khoản vay và nợ dài hạn
31/12/2017 (Tỷ đồng) 31/12/2016 (Tỷ đồng) 31/12/2015 (Tỷ đồng)
Nợ thuê tài chính công ty CP thép Nhà Bè - - 12,7
Vay dài hạn công ty CP thép Nhà Bè 6,4 7,0 -
Vay dài hạn công ty TNHH MTV Thép Miền
Nam 26,8 2,7 3,7
Trái phiếu thƣờng Tổng công ty thép Việt Nam 7,1 7,4 7,4 Vay dài hạn công ty CP tôn mạ VnSteel Thăng
Long 9,0 - -
Cộng 35,9 17,1 15,4
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã qua kiểm toán giai đoan 2015 – 2017)
Bảng 3-5: Các khoản vay và nợ ngắn hạn Năm 2017 (Tỷ đồng) Năm 2016 (Tỷ đồng) Năm 2015 (Tỷ đồng) Vay ngắn hạn 3.196,7 4.670,5 4.423
+ Tổng công ty thép Việt Nam - CTCP 622,5 709,3 513,8
+ Công ty cổ phần kim khí Hà Nội 62,5 125,2 148,3
+ Công ty CP kim khí miền Trung - 329,3 232,1
+ Công ty CP kim khí Hồ Chí Minh 342,0 360,1 510,2
+ Công ty CP thép Nhà Bè 89,5 97,1 -
+ Công ty CP thép Thủ Đức - 51,3 138,4
+ Công ty CP thép Biên Hoà - 41,3 86,0
+ Công ty CP tôn mạ VNsteel Thăng Long 164,4 91,3 142,4 + Công ty TNHH MTV thép miền Nam 1.685,3 2.805.1 2.633,9 + Công ty TNHH MTV thép tấm lá Phú Mỹ 182.5 60,6 17,6
+ Công ty CP thép Vicasa - VnSteel 48,0 - -
Nợ dài hạn đến hạn trả 15,3 - 8,5
+ Công ty CP thép Nhà Bè 3,6 - 6,68
+ Công ty TNHH MTV thép Miền Nam 8,1 - 1,82
CỘNG 3.212 4.671 4.431
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán giai đoạn 2015-2017)
- Vay Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – chi nhánh khu công nghiệp Quang Minh theo Hợp đồng tín dụng số 16.61.0150/2016-HĐTĐA/NHCT264- VnSteelTHANGLONG ngày 01/08/2016 để thực hiện dự án nâng cấp dây chuyền sơn từ tốc độ 40m/phút lên 60m/phút. Theo đó thời hạn vay của hợp đồng là 60 tháng. Lãi suất thả nổi. Có tài sản đảm bảo
- Vay Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch theo Hợp đồng vay số 16.21.00017A/2016-HDDTDDDDA/NHCT681-TNB ngày 28/03/2016 để thanh toán chi phí đầu tƣ dự án cải tạo cụm máy cán thô. Theo đó thời hạn vay của hợp đồng là 36 tháng. Lãi suất thả nổi. Thế chấp bằng toàn bộ tài sản hình thành thuộc dự án đầu tƣ cải tạo cụm máy cán thô.
- Hợp đồng tín dụng hạn mức số 01/2016/611445/HĐTD ngày 02/03/2016 để đầu tƣ tài sản (Máy thử cơ tính, hệ thống scada, cầu trục dầm đơn, kho chứa vật tƣ thiết bị). Theo đó thời hạn vay của hợp đồng là 60 tháng kể từ ngày bên vay rút khoản vốn đầu tiên. Lãi suất quy định theo từng giấy nhận nợ. Không có tài sản đảm bảo.
- Hợp đồng tín dụng hạn mức số 02/2016/611445/HĐTD ngày 22/06/2016 để đầu tƣ dòng đúc số 04. Theo đó thời hạn vay của hợp đồng là 60 tháng kể từ ngày bên vay rút khoản vốn đầu tiên. Lãi suất quy định theo từng giấy nhận nợ. Tài sản đảm bảo hình thành từ khoản vay.
- Hợp đồng tín dụng hạn mức số 03/2017/611445/HĐTD ngày 23/10/2017 để đầu tƣ hệ thống quan trắc khí thải. Theo đó thời hạn vay của hợp đồng là 26 tháng kể từ ngày bên vay rút khoản vốn đầu tiên. Lãi suất tiết kiệm cá nhân 12 tháng + 4%, điều chỉnh 6 tháng/lần. Tài sản đảm bảo hình thành từ khoản vay.
Có thể nhìn thấy, mỗi năm Tổng công ty Thép có khoảng 3200 - 4600 tỉ đồng nợ ngân hàng và các đối tác (Bảng 3-5 và 3-6). Tổng công ty đã và sẽ chịu tổn thất lớn khi lãi suất tăng.
Tổng công ty sẽ chịu sự thay đổi giá cả của hàng hóa, nguyên vật liệu, dịch vụ đầu vào. Để giảm thiểu rủi ro này, ƣu tiên hàng đầu của tổng công ty là lựa chọn những nhà cung cấp uy tín, quan hệ kinh doanh lâu năm và luôn yêu cầu đƣợc cung cấp những biến động về giá kịp thời nhất. Đồng thời, Tổng công ty cũng không ngừng mở rộng tìm hiểu thị trƣờng nhà cung cấp, linh hoạt và chủ động lựa chọn giao dịch với những nhà cung cấp đảm bảo tốt nhất về giá cả và chất lƣợng hàng hóa.
3.2.1.4. Rủi ro tín dụng thương mại
Rủi ro tín dụng xảy ra khi một khách hàng hoặc đối tác không đáp ứng đƣợc các nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến các tổn thất tài chính cho Tổng công ty. Khách hàng chủ yếu của tổng công ty gồm các Công ty thành viên thuộc Tổng công ty thép Việt Nam và các khách hàng bên ngoài. Đối với khách hàng là các Công ty thành viên thì họ cũng là một trong những nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chính cho Tổng công ty, các quan hệ mua bán luôn diễn ra song phƣơng. Chính vì vậy mà công nợ luôn đƣợc đối chiếu thƣờng xuyên và thanh toán kịp thời đảm bảo không để công nợ quá hạn. Đối với các khách hàng bên ngoài, Tổng công ty xây dựng hạn mức bán hàng với những khách hàng bán tín chấp lâu năm. Với những khách hàng mới, Tổng công ty Thép tìm hiểu kỹ về khả năng tài chính và thanh toán của khách hàng từ đó xác định bán tín chấp hay thanh toán trƣớc tiền hàng. Ngoài ra, giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận tài chính kế toán luôn có sự đối chiếu thông tin về các khoản công nợ đến hạn thanh toán cũng nhƣ quá hạn để kịp thời đôn đốc và có biện pháp thu nợ thích hợp.
Bảng 3-6: Công nợ phải thu năm 2015
(Dv:Tỷ đồng) Từ 1 năm trở xuống Trên 1 năm đến 5 năm Trên 5 năm Cộng
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 1.533 - - 1.533 Phải thu khách hàng, phải thu khác 1.514 5,4 - 1.519
Các khoản cho vay 101 5 - 105,9
Đầu tƣ ngắn hạn 4,8 - - 4,8
Từ 1 năm trở xuống Trên 1 năm đến 5 năm Trên 5 năm Cộng Cộng 3.153 438,9 0,55 3.593
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2015)
Bảng 3-7: Công nợ phải thu năm 2016
(Đv:Tỷ đồng) Từ 1 năm trở xuống Trên 1 năm đến 5 năm Trên 5 năm Cộng
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 1.754 - - 1.754 Phải thu khách hàng, phải thu khác 1.509 11,2 - 1.519,9
Các khoản cho vay 179,6 12 - 191,6
Đầu tƣ ngắn hạn 0,3 - - 40,3
Đầu tƣ dài hạn - 382,5 - 382,5
Cộng 3.442,8 405,7 - 3.848,5
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2016)
Bảng 3-8: Công nợ phải thu năm 2017
(Đv:Tỷ đồng) Từ 1 năm trở xuống Trên 1 năm đến 5 năm Trên 5 năm Cộng
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 1.241,4 - - 1.241,4 Phải thu khách hàng, phải thu khác 1.263,5 11,4 - 1.274,8
Các khoản cho vay 223,9 17,66 - 241,5
Đầu tƣ ngắn hạn - - - -
Đầu tƣ dài hạn - - - -
Cộng 2.728,7 29,0 - 2.757,8
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2017)
3.2.1.5. Rủi ro thanh khoản
Các luồng tiền vào doanh nghiệp (dòng thu) và các luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp (dòng chi)diễn ra một cách thƣờng xuyên liên tục. Trên thực tế, tại những thời điểm nhất định có thể xảy ra, hiện tƣợng lƣợng tiền vào doanh nghiệp (số thu) nhỏ hơn lƣợng tiền ra khỏi doanh nghiệp (số chi) đến hạn. Khi đó, tình trạng mất
động kinh doanh. Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu.... phục vụ cho sản xuất kinh doanh có thể bị dừng lại, dẫn đến ngừng sản xuất, kinh doanh; tiền lƣơng của công nhân và các khoản vay không đƣợc trả đúng hạn ảnh hƣởng lớn tới uy tín của doanh nghiệp...
Sự mất cân đối dòng tiền đƣợc chia thành: mất cân đối tạm thời và mất cân đối dài hạn. Có thể nói, ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng xảy ra mất cân đối tạm thời do việc thu hồi các khoản nợ phải thu không đúng kế hoạch. Mất cân đối tạm thời về dòng tiền có thể khắc phục đƣợc bằng nhiều biện pháp và hậu quả thƣờng không lớn. Mất cân đối dài hạn xảy ra do những nguyên nhân quan trọng nhƣ: phần định phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp quá lớn; vốn lƣu động tự có quá ít, nợ khó đòi tăng lên, doanh thu chƣa bù đắp các khoản chi phí thƣờng xuyên,... Khi lạm phát xảy ra trong nền kinh tế, do tác động dây chuyền giữa các doanh nghiệp, số nợ phải thu, đặc biệt là nợ phải thu khó đòi tăng lên, mất cân đối tạm thời rất dễ trở thành mất cân đối dài hạn. Mất cân đối dài hạn về dòng tiền có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản.
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất của tổng công ty thép Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017:
Bảng 3-10: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất tóm lược
(Đv:Tỷ đồng)
Năm 2015 2016 2017
Dòng tiền HĐSXKD 1752 -14 474
Dòng tiền HĐ Đầu tƣ 87 -7 124
Dòng tiền HĐ Tài chính -1684 219 -1112
Lƣu chuyển thuần trong năm 166 1533 -512
Tiền và tƣơng đƣơng tiền đầu năm 1366 1754 1754
Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối
năm 1533 1754 1241
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã qua kiểm toán giai đoạn 2015-2017)
Dựa vào bảng trên có thể thấy dòng tiền của doanh nghiệp đƣợc đảm bảo khá tốt, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp về mặt dài hạn là cao. Hơn nữa dòng tiền của doanh nghiệp chủ yếu đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh với 1752 tỷ
năm 2015 và 474 tỷ năm 2017, chỉ có năm 2016 doanh nghiệp phải phụ thuộc vào hoạt động tài chính nhƣng tỷ trọng không đáng kể với 219 tỷ. Điều này càng làm tăng khả năng tài trợ thanh khoản bằng nội lực của doanh nghiệp.