Phân tích SWOT tổng công ty thép Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép việt nam (Trang 89 - 92)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích SWOT tổng công ty thép Việt Nam

4.1.1. Phân tích điểm mạnh – điểm yếu

Bảng 3-9: Điểm mạnh và điểm yếu của Tổng công ty thép

Điểm mạnh Điểm yếu

Sản phẩm ngành

Sản phẩm thép của công ty ngày càng đa dạng đáp ứng đƣợc nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu. Các sản phẩm của Việt Nam đã cạnh tranh đƣợc với hàng hóa nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Chất lƣợng sản phẩm ngày càng đảm bảo có uy tín trên thị trƣờng thế giới, tạo điều kiện cho công ty giới thiệu sản phẩm ra thị trƣờng ngoài.

Cơ cấu mặt hàng mất cân đối, mới chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm dài (thanh và dây) phục vụ chủ yếu cho xây dựng thông thƣờng, chƣa sản xuất đƣợc các sản phẩm dẹt ( tấm, lỏ) cỏn núng, cỏn nguội. Sản phẩm gia công sau cán mới vú ụng hàn đen, mạ kẽm, tôn mạ kẽm, mạ mầu. Chƣa sản xuất đƣợc thép hợp kim, thép đặc phục vụ cho cơ khí quốc phòng. Chủng loại các mặt hàng chƣa đa dạng bên cạnh đó là chất lƣợng sản phẩm chƣa cao đặc biệt ở các cơ sở sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu.

Nguồn nhân lực

Thu hút đƣợc một số lƣợng lớn lao động tham gia vào sản xuất. Nhờ có sự đầu tƣ đúng mức của công ty mà chất lƣợng lao động cũng tăng lên đáng kể, thu nhập trung bình của công nhân tang lên, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho ngƣời lao động. Ngoài ra chi phí nhân công lao động thấp cũng là một yếu tố quan trọng làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty so với các nƣớc khác trong khu vực và trên thế giới.

Trình độ của ngƣời lao động không đồng đều vì vậy khó tiếp thu những công nghệ mới. Năng suất lao động của ngƣời công nhân còn tƣơng đối thấp. Sức khỏe của công nhân không ổn định không chịu đƣợc áp lực công việc cao làm giảm năng suất lao động.

Cơ sở hạ tầng và máy

móc thiết bị

Công ty đã đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng với hàng loạt các dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên

Cơ sảo hạ tầng còn nhiều yếu kém. Thủ tục hành chính còn phiền hà.

Điểm mạnh Điểm yếu

tiến trên thế giới phục vụ quá trình sản xuất, hệ thống nhà máy luyện thép, cỏn thộp đƣợc xây dựng đáp ứng nhu cầu sản xuất, đảm bảo nguồn cung lớn về thép cho thị trƣờng.

Nhiều dự án sản xuất thép, phôi thép, gang ra đời đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu.

Việt Nam có nguồn quặng sắt (tuy không đủ đáp ứng cho phát triển ngành trong tƣơng lai) và cú cỏc chƣơng trình hợp tác phát triển cấp Chính phủ và doanh nghiệp với các quốc gia láng giềng cũng có nguồn quặng sắt nhƣ Lào, Campuchia

Công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn đến tiêu hao nhiều nguyên vật liệu, năng lƣợng, giá thành cao, chất lƣợng sản phẩm thấp, ô nhiễm môi trƣờng. Thị trƣờng và hoạt động Marketing Sản phẩm của công ty có chất lƣợng cao, đa dạng, có uy tín trên thị trƣờng, đƣợc khách hàng tin dùng. Đầu tƣ cho hoạt động Marketing ngày càng đƣợc chú trọng, thị trƣờng ngày càng đƣợc mở rộng. Nhiều sản phẩm thép Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trƣờng thế giới.

Nhờ đầu từ đúng mức cho hoạt động Marketing mà các công ty có thể cạnh tranh với sản phẩm thép nhập khẩu, và chiếm thị phần cao ở trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới.

Đầu tƣ cho Marketing còn chƣa thực sự đƣợc chú trọng, hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, dự báo nhu cầu tiêu thụ thép chƣa thực sự có hiệu quả. Do vậy các doanh nghiệp vẫn chƣa thể chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh và tránh rủi ro.

Do chi phí sản xuất cao nên giá thành sản xuất cao khó cạnh tranh với hàng hóa nƣớc ngoài nhập khẩu với giá rẻ hơn, giảm thị phần của các doanh nghiệp thép Việt Nam trên thị trƣờng.

Nguồn vốn đầu tƣ

Tốc độ phát triển ngành thép tƣơng đối cao, cao hơn nhiều mức tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm vì thế nhu cầu vốn đầu tƣ cao. Ngày càng có nhiều dự án đầu tƣ vào ngành thép đặc biệt là các dự án FDI.

Đầu tƣ cho sản xuất của ngành thép đòi hỏi vốn lớn trong khi các doanh nghiệp trong ngành có tiềm lực về tài chính cũn ớt do đó việc mở rộng sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do hạn chế về vốn.

4.1.2. Phân tích cơ hội và thách thức

Cơ hội

Tốc độ tăng trƣởng GDP cao, nền kinh tế nhận đƣợc sự quan tâm của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tốc độ phát triển kinh tế cao, đặc biệt là ngành công nghiệp và xây dựng, do đó nhu cầu các sản phẩm thép tăng cao cả về thép xây dựng và thép chế tạo.

Môi trƣờng đầu tƣ vào Việt Nam ngày càng thông thoáng, thuận lợi sẽ thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào phát triển ngành thép. Ngày càng có thêm nhiều dự án FDI đầu tƣ vào ngành thép, qua đó sẽ có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tiếp cận với các trình độ khoa học công nghệ từ phía các đối tác nƣớc ngoài. Điều này chứng minh thực tế là dòng vốn FDI ngày càng gia tăng, đây chính là yếu tố đẩy nhu cầu về tiêu thụ thép gia tăng trong thời gian tới.

Nhiều dự án đầu tƣ vào ngành triển khai và đƣợc sự hỗ trợ từ nƣớc ngoài do đó ngành thép có cơ hội trao đổi khoa học công nghệ từ phía các đối tác nƣớc ngoài, giúp hoạt động của ngành hiệu quả hơn lại tiết kiệm đƣợc chi phí.

Thách thức

Doanh nghiệp còn non trẻ nên khó chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thừa thép.

Khủng hoảng kinh tế thế giới làm giảm nhu cầu về thép, thị trƣờng luôn biến động có ảnh hƣởng lớn đến ngành thép Việt Nam. Quá trình phục hồi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do đó việc tái cấu trúc lại các doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép là cần thiết.

Môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và phi thuế quan. Các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc, có thế mạnh về vốn và công nghệ hiện đại, có lợi thế cạnh tranh về giá cả và chất lƣợng sản phẩm sẽ ngày càng có thị phần lớn hơn trên thị trƣờng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất nhỏ.

Nhu cầu thép của nền kinh tế tăng cao và ổn định là cơ sở để phát triển ngành. Với chính sách bảo hộ của nhà nƣớc một mặt thúc đẩy các doanh nghiệp mở

rộng phát triển sản xuất đồng thời cũng sẽ ảng hƣởng đến tính hoạt động của ngành thuế khi nhập khẩu phôi thép cao.

Trên thị trƣờng xuất hiện nhiều hàng giả, lậu giá thành thấp do đó các cơ quan trong ngành cần phải chú trọng công tác quản lý chất lƣợng và hoạt động của các đại lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép việt nam (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)