CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty Thép Việt Nam
3.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép
Việt Nam
3.2.3.1 Kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép Việt Nam
Rút kinh nghiệm những năm trƣớc, với tâm lý chủ quan do cho rằng phần nào đã có chính sách Nhà Nƣớc bảo vệ, Tổng Công Ty chấp nhận bó tay ngồi nhìn tỷ
giá biến động bất lợi gây thiệt hại nặng nề mà không có đƣợc bất kỳ phản ứng nào. Bƣớc sang những năm 2016 - 2017, Tổng Công Ty đã từng bƣớc tiếp cận các công cụ tài chính phái sinh nhƣ option, forward, chủ động trong việc phòng ngừa các thiệt hại về tỷ giá. Doanh nghiệp cũng đánh giá cao hơn vai trò của các công cụ này, góp phần làm giảm rủi ro, chi phí tài chính.
Với những cố gắng trong công tác phòng ngừa rủi ro, tổng công ty đã phần nào giảm bớt đƣợc những thiệt hại trong chi phí tài chính, chênh lệch tỷ giá giảm đáng kể trong năm 2017.
Vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân…đều đƣợc cải thiện theo chiều hƣớng tích cực. Tốc độ thu hồi vốn nhanh, quay vòng vốn hiệu quả, thu hồi vốn tốt.
Các nhóm chỉ số thanh toán của doanh nghiệp đƣợc cải thiện tốt dần theo từng năm, giúp doanh nghiệp, giúp khả năng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng cũng nhƣ cổ đông cao hơn.
Tổng công ty duy trì nợ vay ở mức hợp lý, sử dụng nợ vay có hiệu quả hơn.
3.2.3.2. Những khó khăn gặp phải trong công tác quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép Việt Nam
Khó khăn trong việc tìm đối tượng khách hàng uy tín: Trong thời buổi kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay, tìm đƣợc khách hàng đã khó, tìm đƣợc khách hàng có uy tín, có tình hình tài chính tốt, có khả năng trả nợ đúng hạn còn khó hơn rất nhiều.
Khó khăn trong nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá: Tổng công ty có khối lƣợng nhập khẩu lớn, do đó chủ động trong vấn đề ngoại tệ là rất quan trọng.
Gía thành nhập khẩu cao khiến cho tổng công ty rất khó hoạch định chính sách giá bán ra thị trƣờng trong khi phải xem xét giá của đối thủ cạnh tranh. Thậm chí công ty phải chấp nhận bán hoà vốn, bán cắt lỗ để giải phóng hàng tồn kho, giảm chi phí lƣu kho bãi...
Gía nhập khẩu nguyên vật liệu thay đổi liên tục khiến cho tổng công ty khó chủ động đƣợc về giá cung cấp cho khách hàng
Việt Nam
Doanh nghiệp hiện nay chỉ dự phòng theo chuẩn mực kế toán các biến động về tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hoá (là những biến động đã xảy ra). Việc lập báo cáo tài chính tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành có liên quan tại Việt Nam yêu cầu ban giám đốc phải có những ƣớc tính và giả định ảnh hƣởng đến số liệu báo cáo về công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản công nợ và tài sản tiềm tàng tại ngày lập báo cáo tài chính cũng nhƣ các số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí trong suốt năm tài chính. Tất cả các biến động về giá nguyên vật liệu, dòng tiền, lãi suất, tỷ giá, các khoản trích lập dự phòng... đều tuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Hoạt động quản trị rủi ro của Công Ty còn mang tính chất manh nha, tự phát, chƣa có đƣợc một chiến lƣợc quản trị tổng hợp từ khâu cân đối nguồn nguyên liệu đầu vào đến khâu thanh toán, chủ yếu hoạt động quản trị rủi ro đƣợc tiến hành tại khâu thanh toán cuối cùng tại Phòng Tài Chính Kế Toán. Điều này đã gây ra bất lợi cho doanh nghiệp, doanh nghiệp luôn bị động khi mà tỷ giá chỉ đƣợc phòng ngừa tại khâu thanh toán mà đúng ra doanh nghiệp còn có thể phòng ngừa tại khâu ký hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu bằng cách: Doanh nghiệp có thể thỏa thuận với phía đối tác cung cấp nguyên vật liệu về đồng tiền giao dịch, hoặc thông qua một ngân hàng để hoán đổi đồng tiền.
Do hiểu hiết của doanh nghiệp về sản phẩm phòng ngừa rủi ro còn ít, các ngân hàng lại chƣa đƣa ra đƣợc các sản phẩm phòng ngừa thuyết phục, chủ yếu còn mang tính đối phó, giá cả sản phẩm chƣa phù hợp với mục tiêu phòng ngừa của doanh nghiệp nên phần nào đã hạn chế việc sử dụng các công cụ này.
Tác giả đánh giá quá trình quản trị rủi ro ở Tổng công ty và thấy rằng một số giải pháp khá hiệu quả, nhƣng hầu hết những giải pháp này chỉ là để đối phó thụ động, bù lỗ khi rủi ro xảy ra. Một giải pháp tạm thời có thể hiệu quả nhanh nhƣng về lâu dài, một giải pháp có tính hệ thống với đánh giá định kì và quá trình tái đánh giá có thể mang lại hiệu quả toàn diện. Quản trị rủi ro tài chính vẫn còn mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam nhƣng không phải là không thể áp dụng trong quá trình
kinh doanh nhằm giảm thiểu hoặc phòng tránh những gì xảy ra đối với tổng công ty nhƣ đã nói ở trên. Tác giả cố gắng đƣa ra một số khuyến nghị quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế trong phần tiếp theo.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chƣơng này, tác giả đã tập trung làm rõ thực trạng quản trị rủi do tài chính tại tổng công ty thép Việt Nam, trong đó chú trọng nhất vào việc nhận diện và phân tích các rủi ro tài chính trong hoạt động của tổng công ty, đồng thời xem xét các hoạt động ngăn ngừa, đối phó với rủi ro của tổng công ty. Từ đó, rút ra những điểm đã đạt đƣợc trong công tác quản trị rủi ro tài chính của tổng công ty, những khó khăn mà công ty đã đang và sẽ gặp phải khi tiến hành các hành động quản trị rủi ro tài chính và những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tài chính mà công ty đang tiến hành.
Kết quả nghiên cứu Chƣơng này đã đi đến nhận định: Tổng công ty thép Việt Nam còn chƣa quan tâm nhiều đến tác động của rủi ro tài chính, còn xem nhẹ quản trị rủi ro tài chính và đa số lãnh đạo các đơn vị thành viên chƣa có sự hiểu biết thấu đáo về các công cụ, biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu Chƣơng 3; đồng thời đối chiếu với những vấn đề lý luận chung về rủi ro và quản trị rủi ro tài chính trình bày tại Chƣơng 1, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tài chính trong tổng công ty thép Việt Nam ở Chƣơng 4 của luận văn này.
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM