Thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty thép Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép việt nam (Trang 75 - 84)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty Thép Việt Nam

3.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty thép Việt Nam

3.2.2.1. Tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam Quản trị rủi ro tỷ giá

Trong hoạt động của mình, tổng công ty chủ yếu chịu ảnh hƣởng của thay đổi tỷ giá của dồng đô la Mỹ, và chịu ảnh hƣởng của thay đổi tỷ giá đồng nhân dân tệ.

Việc đô la Mỹ trong năm qua không có nhiều biến động không có nghĩa là doanh nghiệp coi nhẹ vấn đề rủi ro tỷ giá. Bởi tổng công ty thép Việt Nam là doanh nghiệp nhập khẩu với kim ngạch khá lớn, tỷ giá ký kết hợp đồng lại là tỷ giá giao ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng, nên vấn đề rủi ro tỷ giá luôn thƣờng trực đối với công ty.

Tổng công ty đƣa chỉ tiêu chênh lệch tỷ giá +3% vào chi phí cầu thành sản phẩm đƣa ra thị trƣờng, ban giám đốc cũng kỳ vọng hạn chế đƣợc một phần nào rủi ro tỷ giá ảnh hƣởng đến dòng tiền thu về trong tƣơng lai khi các khách hàng tiền hành thanh toán tiền hàng cho các hợp đồng trả chậm.

Bƣớc sang năm 2016 - 2017, Tổng Công Ty đã từng bƣớc tiếp cận các công cụ tài chính phái sinh nhƣ option, forward, chủ động trong việc phòng ngừa các thiệt hại về tỷ giá. Doanh nghiệp cũng đánh giá cao hơn vai trò của các công cụ này, góp phần làm giảm rủi ro, chi phí tài chính. Bên cạnh việc sử dụng các công cụ tài chinh phái sinh, Tổng Công Ty còn chủ động tăng cƣờng công tác xuất khẩu thép, mở rộng thị trƣờng sang các nƣớc lân cận nhằm chủ động cân đối nguồn ngoại tệ, tránh việc phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn ngoại tệ trong nƣớc.

Quản trị rủi ro lãi suất

Công ty chịu rủi ro lãi suất phát sinh từ các khoản vay chịu lãi suất đã đƣợc ký kết. Rủi ro này sẽ đƣợc công ty quản lý bằng cách duy trì ở mức độ hợp lý các khoản vay và phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng để có đƣợc lãi suất có

lợi cho công ty từ các nguồn cho vay thích hợp.

Đối với các khoản vay dài hạn bằng nội tệ, căn cứ vào tình hình lãi suất chung trên thị trƣờng và căn cứ vào khó khăn của doanh nghiệp, tổng công ty thép Việt Nam chủ động đề xuất với phía ngân hàng về việc điều chỉnh lãi suất về mức hợp lý, tạo điều kiện cũng nhƣ hỗ trợ cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu ảnh hƣởng của rủi ro lãi suất cũng nhƣ xây dựng uy tín hợp tác lâu dài giữa hai bên.

Đối với các khoản vay mới phát sinh, tổng công ty thép Việt Nam tìm kiếm các ngân hàng mới cung cấp các giải pháp tài chính và tín dụng hiệu quả và linh động hơn, với mức lãi suất ƣu đãi hơn để bổ sung vào nguồn vốn lƣu động phục vụ sản xuất kinh doanh, hạn chế những rủi ro về lãi suất ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro thanh khoản

Để kiểm soát rủi ro thanh khoản - rủi ro không thể tránh khỏi trong tình hình hoạt động của công ty hiện nay, ban giám đốc ngoài việc thƣờng xuyên kiểm soát cân đối thu chi hợp lý, minh bạch các khoản tiền thu về và chi ra, tiết kiệm mọi chi phí không cần thiết; đã chỉ đạo phòng tài chính - kế toán, cuối năm, tiến hành lập kế hoạch kinh doanh cho năm 2018, sau đó thƣờng xuyên xem xét tiến hành điều chỉnh theo từng tháng và quý, để dự tính dòng tiền thu chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó chủ động có phƣơng án tài chính bù đắp thiếu hụt chi phí hoạt động và các chi phí khác cho phù hợp với từng thời điểm.

Quản trị rủi ro tín dụng thương mại

Rủi ro tín dụng cũng là loại rủi ro khó kiểm soát của công ty. Công nợ của công ty CP thép tấm lá Thống nhất, tổng công ty chỉ có thể kiên trì phát hành các công văn yêu cầu nghiêm túc trong việc thanh toán đúng hạn. Đối với hoạt động bán thành phẩm, ban giám đốc đã xây dựng các chính sách bán chịu trên cơ sở đã lƣờng trƣớc một số các rủi ro xảy ra (rủi ro khách hàng chậm thanh toán, rủi ro khách hàng mất khả năng thanh toán nợ...) nhƣ: Khách hàng đặt cọc 10%, 90% còn lại đƣợc thanh toán trả chậm tối đa lên tới 12 tháng, đƣợc bảo lãnh thanh toán bởi

một ngân hàng có uy tín đƣợc tổng công ty thép Việt Nam chấp nhận...

Tổng công ty thép Việt Nam bằng kinh nghiệm cũng nhƣ tiềm lực tài chính, đã chuẩn bị các phƣơng án tài chính sẵn sàng đối phó với các rủi ro xảy ra khi thực hiện các hợp đồng nhƣ vậy.

Quản trị rủi ro biến động giá cả hàng hoá

Đây là rủi ro đến từ phía bên ngoài đối với công ty. Biện pháp kiểm soát rủi ro liên quan đến biến động giá cả hàng hoá là VNsteel kiên trì tiến hành đàm phán với phía nhà cung cấp, sử dụng các nghiên cứu, điều tra về tình hình thị trƣờng, về chính sách giá của các đối thủ cạnh tranh của bộ phận kinh doanh, phản ứng tiếp nhận sản phẩm của khách hàng để thuyết phục nhà cung cấp cho chính sách ƣu đãi hơn, đồng thời cung cấp nhiều hỗ trợ hơn cho đại lý.

Quản trị rủi ro vay nợ - đòn bẩy tài chính

Gần nhƣ tất cả các doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có sử dụng nợ vay để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng khả năng của mình. Tùy thuộc vào từng thời kỳ kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn thuận lợi nợ vay giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sinh lời hay còn gọi là đòn bẩy tài chính, bên cạnh đó nợ vay cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí thuế và một phần nào đó chia sẻ rủi ro với bên cho vay. Ngoài ra khi sử dụng nợ vay cũng một phần làm tăng động lực hoạt động phát triển cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nợ vay cũng nhƣ con dao hai lƣỡi, nếu doanh nghiệp không có các biện pháp quản trị tốt thì những tác động xấu của nợ vay đối với doanh nghiệp là cực kỳ cao, đặc biệt là những doanh nghiệp cần nhiều vốn nhƣ ngành thép. Khi tình hình kinh doanh không thuận lợi hay thị trƣờng lãi suất tăng lên thì áp lực trả lãi của doanh nghiệp sẽ tăng lên cao và ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với Tổng công ty Thép Việt Nam thì việc quản trị rủi ro vay nợ luôn đƣợc đánh giá tầm quan trọng rất cao. Công ty thƣờng xuyên ra soát và đảm bảo một tỷ lệ tƣơng đối an toàn của nợ vay đối với tổng tài sản cũng nhƣ với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính đƣợc công ty sử dụng nhƣng với mức độ vừa phải, tránh những cú sốc có thể gặp phải khi có sự thay đổi bất ngờ của lãi suất.

3.2.2.2. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty thép Việt Nam

Các tiêu chí định tính đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty thép Việt Nam

(i) Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến hoạt động quản trị rủi ro tài chính

Quan sát tại Tổng công ty Thép cho thấy HĐQT chƣa quan tâm đúng mức đến công tác quản trị rủi ro tài chính. Hiện vẫn còn những quan niệm sai lầm về rủi ro, hay chƣa hiểu rõ về các công cụ phái sinh trong công tác quản trị rủi ro tài chính. Ban điều hành của Tổng công ty luôn đặt nặng vấn đề chi phí, phải làm sao tiết kiệm tối đa chi phí trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, và trong hoạt động quản trị rủi ro tài chính, do đó hạn chế tất cả các giao dịch có tính chất phòng ngừa rủi ro của bộ phận tài chính - kế toán, tức là không đồng ý hoặc xét duyệt hết sức gắt gao các khoản chi cho những dự trù có thể không xảy ra trong tƣơng lai (khi sử dụng các biện pháp tự phòng vệ hay các công cụ phái sinh), từ đó gây khó khăn rất lớn cho việc tiến hành quản trị rủi ro tài chính. Thực tế, nhà quản trị của doanh nghiệp phải là ngƣời dẫn đầu về sự thành thạo và am hiểu các hoạt động quản trị rủi ro tài chính mà công ty tham gia. Không cần phải là các chuyên gia nhƣng phải có khả năng xác định mỗi công cụ mà công ty sử dụng và biết tại sao lại sử dụng công cụ đó, hay tối thiểu phải là ngƣời biết tham vấn ý kiến cấp dƣới.

(ii) Tính đầy đủ của các bước trong hoạt động quản trị rủi ro tài chính

Công ty chƣa xây dựng đƣợc các chính sách và quy trình quản trị rủi ro tài chính hoàn chỉnh áp dụng trong doanh nghiệp. Các chính sách này phải xác định rõ lý do cơ bản của việc tại sao phải tiến hành các biện pháp quản trị rủi ro, quản trị nhƣ thế nào, sử dụng biện pháp gì, trong hoàn cảnh nào, uỷ quyền cho bộ phận hay nhân viên nào sẽ thực hiện các giao dịch, xác định các giới hạn giao dịch, thiết lập quá trình kiểm soát để đảm bảo rằng tất cả các khâu phải đƣợc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có đánh giá kết quả do hoạt động rủi ro mang lại. Việc xây dựng đƣợc một quy trình quản trị rủi ro tài chính chuẩn trong công ty sẽ giúp ban giám đốc kiểm soát đƣợc các vấn đề nêu trên và thực hiện hoạt động quản trị rủi ro tài chính một cách chuyên nghiệp hơn.

(iii) Tính đầy đủ của các văn bản hướng dẫn từng bước trong quy trình quản trị rủi ro tài chính

Ban giám đốc công ty chƣa nhận diện đầy đủ cũng nhƣ tiến hành các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát và xử lý rủi ro tài chính. Công tác kiểm soát nội bộ đã triển khai nhƣng hiệu quả đạt chƣa cao. Các bộ phận vẫn chƣa đƣợc hoạch định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ do đó hoạt động còn chồng chéo lên nhau. Công tác kiểm tra, kiểm soát còn phiến diện, thƣờng chỉ tập trung vào các chỉ số kinh tế - kế toán tài chính, và kết quả cuối cùng là quy kết trách nhiệm chứ chƣa tập trung vào chú trọng kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức, lấy ngăn chặn phòng ngừa rủi ro là chính. Công ty tập trung kiểm toán nội bộ về công tác kế toán tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực của pháp luật, nhƣng chƣa xây dựng chính sách chƣơng trình Quản trị rủi ro và các biện pháp kiểm soát nội bộ về quản lý rủi ro tài chính.

(iv) Tính đầy đủ của các công cụ phòng vệ rủi ro tài chính

Trong kinh doanh, tổng công ty luôn phải đối mặt với rủi ro, nhƣ đã trình bày ở trên. Các biến động trên thị trƣờng (tỷ giá, lãi suất, lạm phát...) có thể làm cho một khoản lỗ thƣơng mại trở thành một khoản lợi nhuận, và một khoản lợi nhuận có thể trở thành một khoản lỗ lớn. Thị trƣờng sản phẩm phái sinh chính là nơi cho phép những ngƣời muốn làm giảm rủi ro của mình có thể chuyển rủi ro cho ngƣời khác sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trƣờng này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tƣ, không có ai phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Và cũng vì thế họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trƣờng tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp mới bƣớc đầu quan tâm đến công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính này, mà chủ yếu vẫn tiến hành các biện pháp tự phòng vệ rủi ro là chính.

Các chỉ tiêu định lƣợng đánh giá tính hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép Việt Nam

Trong hoạt động của mình, tổng công ty chủ yếu chịu ảnh hƣởng của thay đổi tỷ giá của dồng đô la Mỹ, và chịu ảnh hƣởng của thay đổi tỷ giá đồng nhân dân tệ. Theo số liệu cập nhật cuối năm 2017 của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2017 tăng 0,02% so với tháng trƣớc và giảm 0,05% so với cùng kỳ năm 2016; bình quân năm 2017 tăng 1,40% so với năm 2016. Bƣớc sang những năm 2016 - 2017, Tổng Công Ty đã từng bƣớc tiếp cận các công cụ tài chính phái sinh nhƣ option, forward, chủ động trong việc phòng ngừa các thiệt hại về tỷ giá. Bên cạnh việc sử dụng các công cụ tài chinh phái sinh, Tổng Công Ty còn chủ động tăng cƣờng công tác xuất khẩu thép, mở rộng thị trƣờng sang các nƣớc lân cận nhằm chủ động cân đối nguồn ngoại tệ, tránh việc phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn ngoại tệ trong nƣớc.

Bảng 3-11: Hệ số lỗ do chênh lệch tỷ giá trên lợi nhuận ròng

(Đv:Tỷ đồng)

NĂM 2015 2016 2017

Lỗ từ chênh lệch tỷ giá - 4.4 - 9.3 - 0.1

Lợi nhuận ròng 172.6 834.6 778.1

HỆ SỐ LỖ TỪ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ/ LỢI

NHUẬN RÒNG (%) -2.5 -1.1 -0,013

(Nguồn: BCTC hợp nhất đã qua kiểm toán giai đoạn 2015-2017 và tổng hợp từ số liệu tính toán)

Tỷ số lỗ do chênh lệch tỷ giá trên lợi nhuận ròng của công ty năm 2015 là (-2.5); năm 2016 là (-1.1); năm 2017 tỷ số này tăng lên ở mức (-0.013). Biến động tỷ giá làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Tỷ số này tăng qua mỗi năm là do số lỗ do chênh lệch tỷ giá giảm mạnh, cho thấy tổng công ty đang quản trị rủi ro tỷ giá có hiệu quả.

(ii) Rủi ro lãi suất

Bảng 3-12: Bảng thể hiện hệ số chi phí lãi vay trên chi phí tài chính và hệ số chi phí lãi vay trên lợi nhuận ròng

(Đv:Tỷ đồng)

NĂM 2015 2016 2017

Chi phí tài chính 299.7 262.3 251.5

Lợi nhuận ròng 172.6 834.6 778.1

Hệ số chi phí lãi vay/Chi phí tài chính 0.91 0.90 0.87

Hệ số chi phí lãi vay/Lợi nhuận ròng 1.57 0.28 0.28

(Nguồn: BCTC hợp nhất đã qua kiểm toán giai đoạn 2015-2017 và tổng hợp từ số liệu tính toán)

Tỷ số chi phí lãi vay trên chi phí tài chính của tổng công ty năm 2015 là 0.91; năm 2016 biến động không đáng kể ở mức 0.9; năm 2017 tỷ lệ này giảm xuống còn 0.87. Tỷ số này đang giảm dần qua mỗi năm nhƣng giảm không đáng kể là do tốc độ giảm chi phí lãi vay nhanh hơn tốc độ giảm chi phí tài chính. Tỷ trọng chi phí lãi vay trong chi phí tài chính vẫn ở mức cao.

Tỷ số chi phí lãi vay trên lợi nhuận ròng của tổng công ty năm 2015 là 1.57; năm 2016 tỷ số này giảm mạnh xuống còn 0.28 và gần nhƣ giữ nguyên ở năm 2017. Tỷ số này giảm mạnh là do tỷ lệ nợ vay đang giảm và lợi nhuận có xu hƣớng tăng. Cho thấy tổng công ty sử dụng nợ vay có hiệu quả. Điều này một phần là do lãi suất ít biến động, cụ thể, năm 2017, lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc vẫn phổ biến 6,8%/năm – 8,5%/năm trong khi chi phí vay trung và dài hạn dao động quanh 9,3%/năm – 10,3%/năm.

(iii) Rủi ro biến động giá cả hàng hóa

Bảng 3-13: Bảng thể hiện hệ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần

(Đv:Tỷ đồng)

NĂM 2015 2016 2017

Gía vốn hàng bán 15,892.4 17,849.3 18,452

Doanh thu thuần 17,328.1 18,085.0 20,103.8

Hệ số giá vốn hàn bán/Doanh thu thuần 0.92 0.99 0.92

(Nguồn: BCTC hợp nhất đã qua kiểm toán giai đoạn 2015-2017 và tổng hợp từ số liệu lính toán)

Giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm 2015 là 0,92; sang năm 2016 là 0,99 và năm 2017 là 0,92. Chỉ số này không chênh lệch nhiều qua các năm cho thấy tốc độ tăng doanh thu đã theo kịp tốc độ tăng giá vốn. Tổng công ty ít chịu ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép việt nam (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)