5 PHÂN BIỆT MÀU SẮC

Một phần của tài liệu Ebook Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ Phần 1 - Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters (Trang 33 - 36)

I CẢM NHẬN

4 5 PHÂN BIỆT MÀU SẮC

Cảm nhận thị giác, 3- 4 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, KẾT HỢP, 3 - 4 TUỔI VẬN ĐỘNG TINH, NẮM BẮT, 1 - 2 TUỔI

Mục đích: Cải thiện sự chú ý bằng mắt, sự phân biệt các màu và khái quát hóa màu sắc.

Mục tiêu: Chọn lựa tùy theo màu của nhóm 8 đồ vật khác nhau.

Dụng cụ: 8 đồ vật khác nhau trong đó 4 cái cùng một màu và 4 cái kia cùng một màu cơ bản khác (cố gắng giữ độ đậm nhạt 2 màu càng gần nhau càng tốt), 2 mâm để chọn lựa.

Tiến trình:

- Đặt 2 mâm để chọn lựa trên bàn đối diện với trẻ.

- Đặt một đồ vật một màu trên một trong 2 mâm và nói tên màu sắc. - Đặt một đồ vật của nhóm hai trên mâm kia và cũng nói tên màu sắc đó. - Đặt những đồ vật kết hợp với nhau trên đầu gối để trẻ đừng chia trí.

- Cho trẻ từng vật một, mỗi lần nói tên màu sắc. Bạn nói trẻ để mỗi vật vào đúng cái mâm chứa đựng những vật khác cùng màu.

- Nếu trẻ để đồ vật vào đúng mâm, bạn nói “đúng rồi, màu xanh” và thưởng trẻ ngay lập tức.

- Nếu trẻ bắt đầu để đồ vật không đúng mâm, hướng dẫn tay trẻ vào mâm đúng và thưởng trẻ.

- Tiếp tục tiến trình cho tới khi tất cả đồ vật được lựa chọn đúng màu.

- Khi trẻ có tiến bộ về bài tập này, bạn hãy thêm màu thứ ba. Mỗi lần bạn có dịp, đừng quên nêu tên màu sắc sao cho trẻ quen nghe để phân biệt giữa màu sắc với tên.

46 - KẾT HỢP MÀU SẮC

Cảm nhận thị giác, 3- 4 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, KẾT HỢP, 2 - 3 TUỔI

Mục đích: Cải thiện sự phân biệt màu sắc, sự chú ý bằng mắt và kỹ năng kết hợp.

Dụng cụ: Khối màu, giấy màu được kết hợp.

Tiến trình:

- Dán 2 hình vuông màu khác nhau trên tờ giấy trắng. - Giữ trên đầu gối những hình khối kết hợp với 2 màu đó. - Cho trẻ một trong những hình khối và nói “con để vào”.

- Hướng dẫn tay trẻ đặt đúng hình vuông cùng màu, sau đó giúp trẻ đặt khối màu thứ hai trên hình vuông thứ hai có màu kết hợp. (Khen thưởng tức thì)

- Lặp lại tiến trình với cùng tờ giấy và cùng hình khối nhưng không hướng dẫn tay trẻ. - Nếu trẻ để hình khối không đúng màu, bạn nói “không” và hướng dẫn tay trẻ để đúng hình vuông.

- Lặp lại tiến trình cho tới khi trẻ đặt hình khối trên đúng hình vuông không trợ giúp một cách chắc chắn.

- Khi bài tập đối với trẻ quá dễ, bạn làm tờ giấy có màu thứ ba để kết hợp với hình khối

47 - CẢM NHẬN MỘT LOẠT ÂM THANH

Cảm nhận thính giác, 3- 4 tuổi

BẮT CHƯỚC, VẬN ĐỘNG, 4 - 5 TUỔI VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 1 -2 TUỔI

Mục đích: Cải thiện cảm nhận bằng tai và động viên lắng nghe một cách chăm chỉ.

Mục tiêu: Cảm nhận một loạt âm thanh khác nhau và đáp ứng bằng cách bắt chước chúng.

Dụng cụ: Không có.

Tiến trình:

- Bạn ngồi vào bàn đối diện với trẻ.

- Bạn nói (tên trẻ) và gõ 2 lần trên bàn bằng lưng ngón tay. Giữa mỗi lần gõ, ngưng một chút để cho số lượng tiếng động nghe rõ ràng.

- Bạn nói “đến phiên con” và hướng dẫn tay trẻ gõ 2 lần trên bàn (đừng để trẻ gõ hơn 2 lần; khen thưởng tức thì).

- Lặp lại tiến trình nhưng lần này gõ 3 lần. Giúp trẻ gõ 3 lần, sau đó thưởng trẻ. - Sau cùng, gõ chỉ 1 lần và giúp trẻ làm giống như vậy.

- Lần thứ 4, gõ trở lại 2 lần nhưng không cầm tay trẻ.

- Nếu trẻ thử gõ nhiều hoặc ít hơn 2 lần, bạn nói “không”, bạn tự gõ 2 lần và sau đó giúp trẻ chỉ gõ 2 lần.

- Lặp lại tiến trình cho tới khi trẻ có thể sao chép số lần mà bạn gõ một cách chắc chắn. - Khi trẻ quen với bài tập, bạn gõ ở dưới bàn sao cho trẻ chỉ có thể nghe số lần mà trẻ phải gõ. Nếu trẻ lúng túng, chỉ lỗ tai bạn và gõ, sau đó sờ lỗ tai trẻ và gõ trở lại.

48 - TRÒ CHƠI ĐÔ MI NÔ

Cảm nhận thị giác, 4 - 5 tuổi

XÃ HỘI HÓA, TƯƠNG TÁC CÁ NHÂN, 3 - 4 TUỔI

Mục đích: Chơi đô mi nô với người khác.

Dụng cụ: Trò chơi đô mi nô, trò chơi bài có hình vẽ đô mi nô (mỗi hình vẽ 5 bài).

Tiến trình:

- Trải những thẻ hình một hàng trên bàn, mỗi thẻ một hình.

- Đưa cho trẻ mỗi lần một thẻ hình để trẻ đặt đúng chỗ (đừng yêu cầu trẻ đếm hình chỉ cần trẻ nhận biết được bằng mắt mỗi hình vẽ).

- Khi trẻ đạt được, bạn chỉ cho trẻ mỗi thẻ hình tương ứng với một hình của đô-mi-nô. - Tập cho trẻ so sánh mỗi hình trong đô-mi-nô tương ứng với một thẻ hình.

- Khi trẻ nhận ra những hình vẽ khác nhau ở đô-mi-nô, ta tổ chức chơi luân phiên với chị của trẻ và với bạn.

- Đặt 6 đô-mi-nô bằng hình vẽ dễ thấy trong mâm. - Chuyền mâm cho người đến phiên.

- Người chơi lấy bất kỳ một đô-mi-nô nào đó trong mâm để đặt thêm vào hàng đô-mi-nô ở trên bàn (nếu không có sự phối hợp, người chơi có thể lấy một cái trong hộp dự trữ. Ta không chơi để thắng hay tính điểm mà mục đích là để so sánh hình vẽ và học cách chơi luân phiên)

Hình 2.6 – Kêt hợp thẻ với thẻ (A) và thẻ với đô – mi – nô (B)

49 - SAO CHÉP MỘT LOẠT HÌNH DẠNG ĐÃ ĐƯỢC VẼ

Cảm nhận thị giác, 4 - 5 tuổi

VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 4 - 5 TUỔI KỸ NĂNG BẰNG LỜI, TỪ VỰNG, 3 - 4 TUỔI

Mục đích: Nhận biết một loạt hình dạng và sao chép lại.

Mục tiêu: Sao chép một loạt hình dạng bằng giấy, từ trái sang phải

Dụng cụ: Giấy màu được cắt thành nhiều hình dạng (bánh xe màu đen 2 cm, hình chữ nhật và hình vuông, mỗi chiều kích 2 hình) giấy trắng có đường được gạch sẵn, hồ.

Tiến trình:

- Chỉ tờ giấy cho trẻ và tạo sự chú ý cho trẻ nơi đèn giao thông, phía trái tờ giấy. Bạn nói: Con nhìn, cô sẽ làm một loạt ô tô chờ đèn giao thông.

- Yêu cầu trẻ lặp lại theo bạn: “ Trước tiên xe lớn màu đỏ, rồi xe màu xanh biển và cuối cùng xe dài màu xanh lá”.

- Bây giờ bạn nói với trẻ làm một loạt xe khác phía dưới, giống như vậy. - Khi trẻ phối hợp đúng hình dạng tờ giấy, ta bảo trẻ dán xe lên giấy.

- Ngày khác, bạn sử dụng chủ đề khác, nhưng luôn luôn một lọat 3 đồ vật (kẹo mút, hộp lớn, vừa, nhỏ v.v…) Ban luôn cho trẻ làm từ trái sang phải.

- Khi bạn tin chắc trẻ hiểu một loạt, bạn bảo trẻ sao chép một loạt hình dạng hoặc màu sắc không tượng trưng những vật cụ thể.

Hình 2.7 – Hình được làm bằng giấy cắt

Một phần của tài liệu Ebook Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ Phần 1 - Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)