Hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 47 - 53)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2. Hoạt động kinh doanh

Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội trụ sở chính tại số 284 Hà Huy Tập, thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm. Là khu vực ngoại thành Hà Nội, dân cƣ đa phần làm nông nghiệp, các doanh nghiệp tại đây chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, vi mô, siêu vi mô, kinh doanh mặt hàng ô tô phục vụ giao thông vận tải, vật liệu xây dựng, máy xúc, máy ủi…Trụ sở của Chi nhánh rất gần với một số làng nghề nhƣ: chợ vải Ninh Hiệp, làng nghề gỗ Ngọc Tú, Vân Hà. Với mạng lƣới phòng giao dịch phát triển rộng khắp địa bàn Hà Nội, hoạt động kinh doanh tại chi nhánh rất đa dạng và thu hút đƣợc nguồn vốn dân cƣ tại địa phƣơng. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Chi nhánh gồm:

- Huy động vốn của tổ chức cá nhân, và các tổ chức khác (trong đó chủ yếu là định chế tài chính)

- Cho vay các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân. Hoạt động cho vay doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trong nƣớc.

- Mua bán ngoại tệ trong đó nguồn ngoại tệ chủ yếu là mua từ Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam.

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

- Tài trợ thƣơng mại gồm: bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu trong đó chủ yếu là thanh toán D/P, L/C nhập khẩu

- Dịch vụ thẻ ATM, Visa Debit và các loại thẻ TDQT.

3.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Trong những năm qua, Vietinbank Đông Hà Nội luôn chú trọng phát triển nguồn vốn. Nhìn chung, nếu không tính đến sự biến động của nguồn tiền gửi của

các tổ chức tín dụng khác đƣợc hạch toán tại Chi nhánh thì nguồn vốn các phân khúc còn lại có sự tăng trƣởng tƣơng đối đồng đều trong giai đoạn từ 2014- 2016.

Ta có thể dễ dàng nhận thấy sự tăng trƣởng của chỉ tiêu này ở Biểu đồ sau: Đơn vị tính: Tỷ đồng.

Hình 3.2: Chỉ tiêu nguồn vốn huy động các năm 2014 đến năm 2016

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản năm 2014- 2016)

Năm 2014, tổng nguồn vốn đạt 3.576 tỷ đồng, tăng 510 tỷ đồng so với năm 2013, tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng là 116%.

Năm 2015, tổng nguồn vốn huy động đạt 4.883 tỷ đồng, tăng 1.307 tỷ đồng so với năm 2014, tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng là 137%;

Năm 2016, tổng nguồn vốn huy động đạt 5.622 tỷ đồng, tăng 739 tỷ đồng so với năm 2015, tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng là 115%;

Nguồn vốn huy động của Vietinbank Đông Hà Nội có sự tăng trƣởng khá tốt bất chấp tình hình kinh tế trong nƣớc và thế giới có nhiều biến động trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, trong bối cảnh các Chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn bị sụt giảm nguồn thì kết quả trên đã phần nào minh chứng phƣơng pháp quản trị điều hành và hƣớng đi đúng trong hoạt động kinh doanh nhiều năm trở lại đây của Chi nhánh.

Nhìn chung, tình hình phát triển nguồn vốn huy động của Vietinbank Đông Hà Nội trong giai đoạn 2014-2016 là ổn định và có tính bền vững. Tuy nhiên, để chỉ số hoạt động này hiệu quả và bền vững hơn nữa, Chi nhánh cần có thêm các biện pháp hữu hiệu để tiếp tục đẩy mạnh khai thác nguồn tiền gửi thuộc phân khúc khách hàng doanh nghiệp để phục vụ tốt và an toàn hơn cho hoạt động sử dụng vốn do hiện nay nguồn tiền gửi doanh nghiệp của Chi nhánh chỉ chiếm xấp xỉ 10% tổng nguồn tiền gửi tại Chi nhánh.

3.1.2.2.Hoạt động sử dụng vốn

Vì là cấp chi nhánh, nên không có các hoạt động sử dụng vốn đa dạng. Các nghiệp vụ mua - bán vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng, đầu tƣ, kinh doanh ngoại tệ... đều đƣợc tập trung về Hội sở chính. Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam qui định việc quản lý vốn tập trung trên toàn hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cũng nhƣ điều tiết vốn đảm bảo khả năng thanh khoản và hiệu quả kinh doanh vốn. Tất cả toàn bộ nguồn vốn huy động của Chi nhánh đều đƣợc tính vào vốn của Hội sở sau khi đƣợc huy động. Hội sở tái huy động (mua lại) với một lãi suất cùng kỳ huy động của Chi nhánh cộng với một biên độ nhất định (tuỳ theo từng thời kỳ) và việc phát triển dƣ nợ tín dụng sẽ là vốn đi mua lại của hội sở với mức chênh lệch giữa lãi suất bán và mua đƣợc qui định theo từng thời kỳ khác nhau cho từng kỳ hạn cho vay. Do đó dƣới góc độ hoạt động của Chi nhánh ta chỉ xem xét việc sử dụng vốn chủ yếu là hoạt động cho vay. Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động quan trọng tạo ra thu nhập chủ yếu cho Chi nhánh. Tình hình hoạt động cho vay sẽ đƣợc phân tích, đánh giá kỹ hơn trong phần (3.2) dƣới đây khi đánh giá về chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh. Ở phần này, ngƣời viết chỉ trình bày một cách khái quát nhất về tình hình phát triển chỉ tiêu tín dụng của Chi nhánh.

3.1.2.3. Các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHCT đã đƣợc xử lý tập trung tại Hội sở chính. Mặc dù tỷ giá ngoại tệ không ổn định nhƣng Chi nhánh luôn chủ động đƣợc trạng thái ngoại tệ, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu mua ngoại tệ thanh toán hàng

nhập khẩu cho khách hàng. Có thể thống kê doanh số mua bán ngoại tệ của các đồng tiền thanh toán chủ yếu đƣợc thực hiện tại Chi nhánh nhƣ sau:

Bảng 3.1: Doanh số mua bán ngoại tệ giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị tính: Ngàn USD

STT TÊN ĐỀ MỤC, CHỈ TIÊU NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016

1 Doanh số mua ngoại tệ (quy USD)

từ khách hàng 278,098 127.453 131,164

2 Doanh số bán ngoại tệ (quy USD) từ

khách hàng 281,867 126,569 121,031

3 Kết quả kinh doanh ngoại tệ (triệu

đồng) 2,841 7,120 3,476

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Chi nhánh Đông Hà Nội năm 2014, 2015, 2016)

Hoạt động mua bán ngoại tệ của Chi nhánh vẫn chủ yếu vẫn là hoạt động mua bán USD, tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, nhiều loại ngoại tệ cũng đã đƣợc giao dịch tại Chi nhánh nhƣ đồng EUR, CAD, đồng JPY, đồng CNY, đồng HKD, AUD... Do vậy, kết quả kinh doanh ngoại tệ trong giai đoạn từ 2014-2016 có sự thay đổi vƣợt bậc so với giai đoạn trƣớc đây mặc dù địa bàn hoạt động của Chi nhánh không thuận lợi cho việc triển khai nghiệp vụ này do đặc thù khách hàng phần lớn đều là những doanh nghiệp nhỏ và siêu vi mô, khách hàng cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn, ít có giao dịch với nƣớc ngoài.

- Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 3.2: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị tính: Ngàn USD

STT TÊN ĐỀ MỤC, CHỈ TIÊU NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016

1 Doanh số thanh toán xuất khẩu 87,110 54,970 71,293

2 Doanh số thanh toán nhập khẩu 63,235 113,491 126,314

TỔNG CỘNG 150,345 168,461 197,607

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Chi nhánh Đông Hà Nội năm 2014, 2015, 2016)

Do khách hàng đƣợc mở rộng nên doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cũng có sự tăng trƣởng tƣơng đối ổn định và bền vững qua các năm hoạt động, đặc biệt trong giai đoạn phân tích (2014- 2016) mặc dù địa bàn hoạt động không thuận lợi để phát triển hoạt động này nhƣng số liệu trên phần nào thể hiện sự nỗ lực cố gắng của Chi nhánh trong việc phát triển đồng đều các chỉ tiêu kinh doanh trong đó có mảng nghiệp vụ này.

- Hoạt động phát triển dịch vụ thẻ: Trong giai đoạn 2014- 2016, chi nhánh đã có nỗ lực triển khai đẩy mạnh công tác phát hành thẻ và các dịch vụ đi kèm, kết quả đạt đƣợc cụ thể ở bảng số liệu sau:

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động các chỉ tiêu dịch vụ giai đoạn 2014 – 2016

Dịch vụ thẻ Đơn vị tính Thực hiện năm 2014 Thực hiện năm 2015 Thực hiện năm 2016 - Thẻ E-partner Thẻ 15,593 11,962 15,351 - Thẻ TDQT Thẻ 1,330 1,358 3,323 - POS (Các đơn vị lắp đặt

máy thanh toán thẻ) Máy 115 103 173

- Doanh số thanh toán Tỷ đồng 363 592 646

- Phí dịch vụ thẻ Tr.đồng 4,323 7,181 5,465

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Chi nhánh Đông Hà Nội năm 2014, 2015, 2016)

Mảng hoạt động dịch vụ này mới đƣợc Chi nhánh đẩy mạnh trong một vài năm trở lại đây, đặc biệt kể từ năm 2012 đến nay. Mặc dù là mảng kinh doanh “trẻ” nhƣng nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy hầu hết các số liệu liên quan đến mảng dịch vụ này đều có sự tăng trƣởng tƣơng đối tốt và ổn định. Trong giai đoạn 2014- 2016, hoạt động dịch vụ thẻ thƣờng đóng vai trò đáng kể trong doanh số phí dịch vụ thu đƣợc (Trung bình chiếm từ 20 đến 25% tỷ lệ phí của Chi nhánh).

- Hoạt động phát triển, mở rộng mạng lƣới: Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam về việc kiện toàn các đơn vị mạng lƣới đặc biệt thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2014-2016, chƣa giai đoạn nào kể từ khi hình thành và phát triển Chi nhánh thực hiện công tác kiện toàn mạng lƣới mạnh và toàn diện nhƣ giai đoạn này. Có thể nói gần nhƣ 100% các đơn

3.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả kinh doanh của Chi nhánh thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.4: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

I. Thu nhập

1. Thu nhập từ lãi và các hoạt động tƣơng tự 520,875 559,897 671,447 Trong đó: Thu lãi điều chuyển vốn nội bộ 297,512 329,447 407,734

2. Phí dịch vụ: 14,508 22,322 29,694

3. Lãi kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán 58,270 58,510 75,574 Trong đó: Lãi kinh doanh chứng khoán 49,788 51,989 58,570

4. Thu nhập khác 10,001 75,851 12,081

TỔNG THU NHẬP (1+2+3+4) 603,654 716,580 788,796

II. Chi phí

5. Chi trả lãi và các chi phí tƣơng tự 452,119 427,109 510,436 Trong đó: Chi lãi điều chuyển vốn nội bộ 230,409 227,997 260,186 6. Chi phí hoạt động dịch vụ 3,689 4,741 3,479

7. Lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 0 0 0

8.Chi phí phục vụ hoạt động kinh doanh

( bao gồm chi phí nhân sự) 58,431 67,188 96,807

9.Chi phí khác 6,200 20,205 20,269

TỔNG CHI PHÍ 520,439 519,243 630,991

III. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 83,215 197,337 157,805

IV. Thu dự phòng RRTD 12,683 55,460 13,479

V. Chi dự phòng RRTD 51,723 121,831 63,273

VI. Lợi nhuận 44,175 130,966 108,011

Bảng số liệu trên cho ta thấy do sự phát triển ổn định của các chỉ tiêu hoạt động chính nhƣ nguồn vốn và các hoạt động dịch vụ nên thu nhập tại Chi nhánh tăng đều qua các năm với số liệu lần lƣợt là: 520,871 tỷ đồng năm 2014, tăng lên 559,897 tỷ đồng vào năm 2015 và tiếp tục tăng đến 671,447 tỷ đồng vào năm 2016. Một chỉ số khác minh chứng cho việc hoạt động hiệu quả của Chi nhánh là khả năng kiểm soát tƣơng đối tốt chi phí hoạt động qua các năm trong giai đoạn đánh giá. Nếu chỉ nhìn vào bảng số liệu mà không đi sâu vào phân tích diễn biến, nguyên nhân tăng của chỉ tiêu này qua các năm, sẽ không thể thấy việc kiểm soát tốt của Chi nhánh đối với chỉ tiêu này: Về mặt số liệu, chỉ tiêu này trong năm 2016 tăng so với năm 2014 và 2015. Nguyên nhân do thị trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt dẫn đến NIM (chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng) của các khoản tiền vay, tiền gửi ngày càng bị thu hẹp (năm 2016 NIM tiền gửi tiền vay bình quân là 1,6%, thấp hơn rất nhiều với chênh lệch 1,8% của năm 2015 và 2,07% của năm 2014). Thêm vào đó, năm 2016 Chi nhánh phải trích bù tổn thất 01 khoản dự phòng rủi ro cụ thể của năm 2015 là 30 tỷ đồng, mặt khác, số thu lợi nhuận từ hoàn trích dự phòng thấp hơn năm 2015 là 42 tỷ nên hiệu quả kinh doanh cuối cùng nếu tính theo con số cụ thể đạt thấp hơn năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đông hà nội (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)