CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tíndụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng
4.2.2. Nhóm giải pháp xử lý;
4.2.2.1. Tập trung xử lý nợ tồn đọng:
Tính đến thời điểm cuối năm 2016 số nợ tồn đọng của Chi nhánh tuy không quá lớn nhƣng cũng không phải là con số nhỏ. Do vậy, để giải quyết bài toán về chất lƣợng nợ và hiệu quả hoạt động thì việc xây dựng và thực hiện kế hoạch xử lý nợ tồn đọng là không thể thiếu. Để có thể tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ này, cần triển khai đồng thời các biện pháp sau:
Thứ nhất, xiết chặt các quy chế điều tiết để bảo đảm an toàn hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn đƣợc đặt lên hàng đầu. Tiếp theo, mọi quy chế điều tiết quan trọng khác nhƣ các quy định về tỉ lệ an toàn hoạt động ngân hàng (đặc biệt là hệ số an toàn vốn tối thiểu - CAR), về phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro, về định hƣớng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam cần tiếp tục đƣợc triển khai đầy đủ và nghiêm túc, đúng bản chất.
Thứ hai, giám sát nợ xấu một cách có hiệu quả thông qua hoạt động phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ. Thƣờng xuyên rà soát, đánh giá lại chất lƣợng các khoản tín dụng để kịp thời phát hiện nhƣng rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ứng xử phù hợp, kịp thời. Để việc xử lý nợ xấu đƣợc kịp thời, đạt đƣợc hiệu quả cao, thì khâu cảnh báo, phát hiện sớm nợ xấu phát sinh là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ sau này. Duy trì thƣờng xuyên việc kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan nhất là ở những đơn vị, cá nhân phụ trách có tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, gắn trách nhiệm thu hồi nợ xấu, xử lý rủi ro với trách nhiệm của cá nhân trong hoạt động cho vay.
Thứ ba, tăng cƣờng các cơ chế thỏa thuận, thƣơng lƣợng trong xử lý nợ xấu giữa ngân hàng (bên cho vay) và các doanh nghiệp (bên đi vay) để đồng thuận, “chung lƣng đấu cật” giữa hai bên trong việc giải quyết hậu quả của nợ xấu. Cả hai bên cần bàn bạc để có giải pháp hợp lý nhƣ đề ra các phƣơng án trả nợ, xác định thời điểm trả nợ, thay đổi các điều khoản, nội dung hợp đồng tín dụng để phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của các bên.
Thứ tƣ, giải quyết tốt vấn đề con ngƣời, vì đây là yếu tố quan trọng nhất trong sự thành công. Do vậy, để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, cần phải có đội ngũ cán bộ tín dụng có phẩm chất, năng lực công tác và tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc. Thƣờng xuyên quan tâm đến việc giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Một ngƣời có đạo đức tốt, thái độ hành xử đúng mực sẽ rất cân nhắc trong việc giải quyết cho vay trên cơ sở đầy đủ những thủ tục theo quy định và dự án có hiệu quả.
Thứ năm, đối với các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng hiện đang còn quản lý, cần rà soát, phân tích kỹ lƣỡng tình hình cụ thể của từng khoản nợ để có thể lựa chọn một trong các hƣớng xử lý sau:
Tái cơ cấu nợ và hỗ trợ khách hàng để có thể trả nợ.
Biện pháp này nên đƣợc áp dụng với những đối tƣợng vay vốn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh tuy nhiên vẫn đang còn hoạt động, khách hàng vẫn có phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi, tuy nhiên do khó khăn tạm thời về vòng quay vốn trong hoạt động. Ý thức trả nợ của khách hàng tốt. Và điều quan trọng khách hàng vẫn còn nguồn thu để trả nợ.
Cách xử lý nợ xấu này sẽ phù hợp nhiều hơn với các doanh nghiệp. Bản thân ngân hàng khi cho vay cần phải kiểm soát đƣợc mục đích và quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Khi có dấu hiệu không trả đƣợc nợ, họ có đủ tƣ cách để yêu cầu doanh nghiệp tái cấu trúc, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ để doanh nghiệp không bị đẩy vào bƣớc đƣờng phá sản, xuất hiện thêm cơ hội doanh nghiệp làm mới mình, có khả năng trả nợ trong tƣơng lai.
Vấn đề quan trọng nhất của biện pháp này là ngân hàng phải nắm đƣợc phƣơng án trả nợ cam kết, cũng nhƣ các dự định tiến hành của khách hàng để từ đó kiểm soát đƣợc tình hình, tránh nợ xấu thêm,cung cấp các tƣ vấn tài chính, thậm chí là hỗ trợ khi cần thiết.
Phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi vốn.
Đây là phƣơng án buộc phải thực hiện đối với khách hàng đƣợc xác định là không còn nguồn thu, không có phƣơng án kinh doanh tháo gỡ và chỉ còn một nguồn trả nợ duy nhất là tài sản bảo đảm. Khi xác định đƣợc khách hàng thuộc nhóm này thì việc cần làm là khẩn trƣơng tiến hành các thủ tục để xử lý tài sản theo quy định hoặc thông qua khởi kiện đòi nợđể thi hành án do hiện nay các quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm chƣa thự khép kín nên việc lựa chọn xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ thông qua con đƣờng khởi kiện là việc nên làm vì nó đảm bảo an toàn. Mặt khác, trên con đƣờng này, ngân hàng thƣờng nắm chắc 100% phần thắng vì hợp đồng cầm cố, thế chấp khi cho vay đã quá rõ ràng.
Trực tiếp đôn đốc khách hàng trả nợ hoặc Thuê công ty đòi nợ:
Đối với một số khách hàng đƣợc xác định là còn có khả năng tài chính tuy nhiên do ý thức chây ỳ trong việc trả nợ thì việc áp dụng biện pháp thu hồi nợ thông qua con đƣờng này sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Sở dĩ vậy là do ngân hàng thƣờng thiếu hoặc không có đầy đủ biện pháp để áp dụng đối với khách hàng thuộc nhóm này nên hiệu quả không cao.
Trình xóa nợ…
Đối với các khoản nợ dạng không tài sản đảm bảo, không có khả năng tái cơ cấu để trả nợ đƣợc và gần nhƣ không thể áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nào cả. Những khoản nợ này thƣờng đã rơi vào nợ đã xử lý rủi ro đƣợc trên 5 năm (Tại Chi nhánh hiện nay còn khoảng trên 40 tỷ thuộc nhóm này). Mặt khác, những khoản nợ này đã đƣợc ngân hàng trích lập 100% dự phòng rủi ro nên việc làm sạch hệ thống số liệu hoạt động bằng phƣơng pháp này cũng là việc làm nên đƣợc lựa chọn trong trƣờng hợp này.
Tóm lại, nợ xấu là một vấn đề nan giải. Để giải quyết đƣợc tình trạng này, cần thiết phải có sự tham gia của các bên (ngân hàng, khách hàng, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền…) để cùng chia sẻ thực trạng, qua đó tìm ra các giải pháp phù hợp. Điều này sẽ giúp giải quyết vấn nạn nợ xấu còn tồn đọng đƣợc giải quyết đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu đảm bảo an toàn và nâng cao chất lƣợng tín dụng đƣợc thực hiện một cách hiệu quả.
4.2.2.2. Xây dựng và triển khai hệ thống chế tài xử lý đối với cán bộ vi phạm quy định quản lý tín dụng gây ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng:
Có thể nói, hiện nay có một thực trạng tại hầu hết các ngân hàng là việc xử lý cán bộ vi phạm các quy định quản lý tín dụng gây ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng chƣa đƣợc thực hiện một cách triệt để. Trong hàng trăm vụ vi phạm thì chỉ có một vài vụ vi phạm đƣợc xem là bị xử lý, nhƣng việc xử lý thế nào, mức độ xử lý liệu đã phù hợp với hành vi vi phạm hay chƣa thì đó còn là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Những vi phạm điển hình trong việc thực hiện các quy định quản lý tín dụng hiện nay tại một số ngân hàng có thể kể đến nhƣ: Cố ý làm trái quy định trong quá
trình thẩm định khách hàng, thẩm định dự án; Cố ý ngụy tạo hồ sơ khoản vay do cán bộ đã nhận một khoản hoa hồng nào đó từ phía ngƣời có nhu cầu vay vốn; Không kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích nhƣng cán bộ không nắm bắt đƣợc gây thất thoát vốn ngân hàng; Tình trạng vay hộ vay ké; Vi phạm quy định về quản lý tín dụng khác… Là một trong những hệ thống ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, Vietinbank có thể tự hào khi là một trong những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực kiểm soát rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ở mọi khía cạnh. Tuy nhiên, vẫn xảy ra những vụ việc nhƣ vụ việc của Huỳnh Thị Huyền Nhƣ thì việc xây dựng một chế tài xử lý vi phạm mang tính răn đe, thậm chí xử lý nghiêm khắc các trƣờng hợp vi phạm quy định quản lý tín dụng khi xảy ra là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết. Tại Vietinbank Chi nhánh Đông Hà Nội kể từ khi thành lập đến nay, chƣa phát hiện bất kể trƣờng hợp nào vi phạm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không cần xây dựng và thực hiện quy định xử lý các trƣờng hợp vi phạm quy định quản lý tín dụng mà trái lại cần phải nghiên cứu và triển khai ngay quy định này. Bởi những vi phạm trong lĩnh vực quản lý tín dụng khi đã phát sinh thƣờng hết sức nghiêm trọng và hầu nhƣ việc phục hồi lại trạng thái ban đầu (bồi hoàn vật chất) là rất khó thực hiện. Do vậy, để tránh trƣờng hợp xảy ra vi phạm để lại hậu quả khó khắc phục thì việc xây dựng và phổ biến rộng rãi các quy định liên quan đến xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý tín dụng để cán bộ hiểu rõ và tự có ý thức việc tránh vi phạm là việc nên làm hơn cả vì nó mang tính phòng ngừa cao.