CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
Hoàn thiện cách thức giám sát ngân hàng
Giám sát tài chính tốt cần giải quyết bốn vấn đề cơ bản: Tổ chức hệ thống giám sát; Thiết lập hệ thống chỉ tiêu giám sát; Quyền lực của cơ quan giám sát; Chi phí giám sát.
Đƣa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát Ngân hàng theo các hƣớng cơ bản sau:
Nâng cao chất lƣợng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc thành lập Đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm;
Phát triển và thống nhất cách thức giám sát Ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn
Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lƣợng quản trị rủi ro trong nội bộ các TCTD;
Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống cần thiết để đảm bảo an ninh hoạt động tín dụng ngân hàng
Xây dựng hệ thống báo cáo đồng bộ để giảm thiểu khối lƣợng rủi ro và nâng cao chất lƣợng thông tin.
Nâng cao tiêu chí trong hệ thống cấp giấy phép và đòi hỏi kỹ thuật đối với các TCTD dựa trên những tiêu chuẩn về độ vững chắc tài chính và các chỉ số an toàn trong hoạt động của các TCTD.
Các TCTD cần đƣợc đánh giá, xếp hạng chất lƣợng hoạt động mang tính khoa học và thực tiễn cao theo thông lệ quốc tế và phù hợp nhu cầu quản lý của NHNN. Trên cơ sở đánh giá, xếp hạng cho từng tổ chức tín dụng, NHNN cần tăng cƣờng công tác giám sát tính tuân thủ, phân loại và xếp loại rủi ro.
Hƣớng dẫn, chỉ đạo các NHTM thực hiện các chế tài của Nhà nƣớc nhằm an toàn hoá hoạt động tín dụng.