1.1.3.1 .Vai trò của cạnh tranh
1.2. Năng lực cạnh tranh
1.2.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh nói chung đƣợc định nghĩa trên ba cấp độ khác nhau: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ. Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, với nhiều hàng hóa có lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng
* Năng lực cạnh tranh quốc gia đƣợc xác định là năng lực của một nền
kinh tế tăng trƣởng bền vững, thu hút đầu tƣ tốt, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) sử dụng 8 nhóm tiêu chí sau đây để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia:
- Mức độ mở cửa của nền kinh tế. WEF sử dụng các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập của nền kinh tế vào nền kinh tế thế giới và mức độ tự do hóa ngoại thƣơng và đầu tƣ, nhƣ: thuế quan và hàng rào phi thuế quan; mức độ ƣu tiên cho xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm; chính sách tỷ giá; đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài;
- Vai trò của Nhà nƣớc, bao gồm mức độ can thiệp của chính phủ vào kinh doanh; tính công khai, minh bạch của các quy định; mức độ quan liêu của bộ máy năng lực nhân viên công vụ; chất lƣợng các dịch vụ công; gánh nặng thuế và trốn thuế; quy mô chính phủ và chi tiêu chính phủ; chính sách tài khóa…;
- Vai trò của các thị trƣờng tài chính trong nỗ lực hỗ trợ phát triển và tiêu dùng; hiệu quả của các tổ chức trung gian tài chính trong việc chuyển tiết kiệm thành vốn đầu tƣ; mức độ rủi ro tài chính và phân loại tín dụng quốc gia; đầu tƣ…;
- Môi trƣờng công nghệ, thể hiện qua tình hình nghiên cứu và ứng dụng (R&D), trình độ công nghệ và kiến thức tích lũy đƣợc…;
- Kết cấu hạ tầng thông qua các chỉ tiêu đánh giá về hệ thống giao thông, mạng viễn thông, bến bãi, kho tàng và các điều kiện phân phối…;
- Chất lƣợng quản trị kinh doanh, gồm chiến lƣợc cạnh tranh, quản trị hàng hóa, quản trị chất lƣợng, quản trị tài chính, quản trị nhân lực và khả năng tiếp thị;
- Hiệu quả và tính linh hoạt của thị trƣờng lao động, thể hiện qua các chỉ số về tay nghề và năng suất, chất lƣợng nguồn nhân lực, đào tạo nghề; tính linh hoạt trong quy chế điều tiết, hiệu quả của các chƣơng trình xã hội; các quan hệ nghề nghiệp (bãi công, sức mạnh đàm phán của tập thể lao động…);
- Môi trƣờng pháp lý bao gồm tính đúng đắn của các quy định pháp lý; tính đồng bộ và hiệu quả của hệ thống luật pháp, nhất là các chỉ số đánh giá về chính sách kiểm soát độc quyền; vấn đề bảo hộ quyền sở hữu và mức độ rủi ro bị tƣớc đoạt cơ hội kinh doanh, hiệu lực thi hành các hợp đồng thƣơng mại, thỏa thuận với chính phủ; các công cụ pháp lý khiếu kiện các cơ quan hành chính, cảnh sát và phòng chống tội phạm…
* Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đƣợc định nghĩa là khả năng
bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và đƣợc đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ trên thị trƣờng.
Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp đƣợc xác định trên cơ sở 4 nhóm yếu tố chủ yếu sau:
(1)Chất lƣợng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hóa các đầu vào (2)Các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp
(3)Nhu cầu với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đến yêu cầu của khách hàng về chất lƣợng của sản phẩm, dịch vụ.
(4)Mức độ cạnh tranh trên lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh
Nhóm yếu tố thứ nhất bao gồm các yếu tố liên quan đến chất lƣợng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hóa của các đầu vào của doanh nghiệp nhƣ:
- Nguồn nhân lực - Nguồn vốn
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật
- Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nƣớc - Kết cấu hạ tầng về thông tin
- Các yếu tố về khoa học và công nghệ - Các tài nguyên thiên nhiên
Nhóm yếu tố thứ hai liên quan đến các công nghiệp và dịch vụ trợ giúp
cho doanh nghiệp, nhƣ cung ứng các sản phẩm, dịch vụ có liên quan để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Nhóm yếu tố thứ ba liên quan đến nhu cầu đối với sản phẩm và dịch
vụ của doanh nghiệp, đến yêu cầu của khách hàng về chất lƣợng của sản phẩm. Nhu cầu và sức mua có lớn không, thị trƣờng có mức đàn hồi lớn không, khách hàng có đòi hỏi thay đổi sản phẩm thƣờng xuyên không.
Nhóm yếu tố thứ tư liên quan đến mức độ cạnh tranh trên lĩnh vực mà
doanh nghiệp kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh (về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, vốn…). Môi trƣờng có cạnh tranh lành mạnh có thúc đẩy doanh nghiệp nhiều hơn là môi trƣờng độc quyền.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày nay không chỉ quyết định ở khâu sản xuất mà phụ thuộc rất nhiều vào khâu tiêu thụ, khuyến mại, nghiên cứu thị trƣờng. Bán hàng khó hơn là sản xuất ra hàng hóa và đòi hỏ phải đầu tƣ trí tuệ, tiền bạc cho khâu quảng cáo, khuyến mại…
Để hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp phải xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh. Chiến lƣợc cạnh tranh là chiến lƣợc nhằm khai thác , tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hãng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu nhƣ mở rộng thị phần, giành khách hàng, qua đó là nâng cao vị thế của hãng trƣớc đối thủ.
Điều cốt lõi trong việc xây dựng chính sách cạnh tranh là phải gắn liền hãng với môi trƣờng của nó. Mặc dù môi trƣờng liên quan là rất rộng, bao gồm cả các lực lƣợng kinh tế và xã hội, song môi trƣờng chủ yếu của hãng là ngành hay các ngành.
Nền tảng để xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh là phân tích cấu trúc ngành. Cấu trúc ngành có ảnh hƣởng lớn đến việc xác định luật chơi cũng nhƣ các chiến lƣợc của hãng. Năng lực cạnh tranh: (1) nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ mới, (2) mối đe dọa của các sản phẩm thay thế, (3) quyền mặc cả, (4) thƣơng lƣợng của ngƣời mua và ngƣời cung ứng, (5) cuộc cạnh tranh của các đối thủ hiện thời- phản ánh là thực tế cạnh tranh ngành diễn ra không chỉ giữa các đối thủ cạnh tranh trong một ngành. Khách hàng, ngƣời cung ứng, ngƣời thay thế, các đối thủ mới đều là đối thủ cạnh tranh với cac mức độ khác nhau,
tùy vào hoàn cảnh cụ thể.