Hoàn thiện chính sách cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 116 - 117)

2.1.1 .Các tác động tích cực

3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong

3.2.2.3. Hoàn thiện chính sách cạnh tranh

Xây dựng và thực hiện chính sách cạnh tranh theo hƣớng: giảm dần tiến tới xoá bỏ phân biệt đối xử trong kinh doanh, chống hạn chế cạnh tranh, giảm thiểu các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trƣờng, hạn chế kiểm soát độc quyền. Theo hƣớng này, cần:

Hoàn thiện chính sách cạnh tranh theo chuẩn mực hiện đại, phù hợp với đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trƣờng và thông lệ quốc tế. Theo đó, kết hợp hợp lý và có hiệu quả các biện pháp pháp chế, với kinh tế và biện pháp hành chính cần thiết. Về các biện pháp pháp chế, xác định rõ chủ thể thị trƣờng và đƣa ra những quy định thật khách quan và chặt chẽ để bảo đảm các chủ thể đó luôn đƣợc đối xử bình đẳng - đó là điều kiện quan trọng hàng đầu để duy trì cạnh tranh một cách công bằng; đồng thời phải chú trọng tăng cƣờng hiệu lực của pháp luật đối với trật tự thị trƣờng, thúc đẩy việc thực hiện Luật Phá sản, sớm xây dựng và ban hành Luật Cạnh tranh và chống độc quyền - làm cho luật này của Việt Nam ăn khớp với các quy tắc thống nhất của khu vực và thế giới.

Về các biện pháp kinh tế, cần bảo đảm nguyên tắc không mâu thuẫn với các biện pháp pháp chế, trên cơ sở đó xây dựng những nguyên tắc khách quan trong việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế nhƣ thuế, giá cả, tín dụng... để thúc đẩy cạnh tranh; đồng thời, tất cả các chính sách khác có liên quan đều phải có tác dụng bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh, nhƣ chính sách phát triển

các ngành, chính sách tài chính, chính sách đầu tƣ, chính sách thƣơng mại, chính sách việc làm và tiền lƣơng,...

Về các biện pháp hành chính, cần chú ý đến mối quan hệ giữa nó với các biện pháp pháp chế và các biện pháp kinh tế; trên cơ sở đó, xác định rõ chức năng và quyền hạn của các cơ quan chuyên trách và các chủ thể khác khi họ trực tiếp dùng quyền lực hành chính để can thiệp, giám sát và quản lý các hành vi thị trƣờng của các doanh nghiệp. Các chức năng và quyền hạn này đều phải đƣợc hƣớng dẫn và cụ thể hoá trong luật hành chính và Luật Cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)