CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.6 Đánh giá những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân trong cơ
phối hợp giữa Cục Thuế với Ngân hàng thƣơng mại, Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội
3.6.1 Kết quả đạt được
- Đối với người nộp thuế
Đơn giản và ít tốn kém, dịch vụ thuế điện tử giúp người nộp thuế có thể giao dịch với cơ quan thuế tại một cửa duy nhất để thực hiện kê khai và nộp thuế. Thay vì việc phải chen chúc xếp hàng và chờ đợi mệt mỏi tại các điểm giao dịch trực tiếp, chỉ cần có máy tính nối mạng, người nộp thuế có thể thực hiện giao dịch kê khai và thanh toán thuế tại nhà, văn phòng hoặc bất kỳ đâu, vừa tiết kiệm được thời gian, công sức, vừa tiết kiệm được chi phí đi lại.
Nhanh chóng và hiệu quả: Người nộp thuế có thể thực hiện kê khai và nộp thuế qua mạng tại bất kỳ thời điểm nào vì hệ thống luôn sẵn sàng 24/7.
Quản lý các giao dịch dễ dàng, thuận tiện: Dịch vụ thuế điện tử cung cấp tính năng lưu trữ và tra cứu trực tuyến, giúp cho người nộp thuế có thể tra cứu và quản lý các giao dịch kê khai, nộp thuế một cách dễ dàng và tiện lợi.
Tiện lợi và hữu ích: Người nộp thuế có thể tiếp cận thông tin, chính sách thuế theo nhiều kênh khác nhau: trực tiếp, đối thoại, email, tọa đàm, gọi điện thoại…
Vướng mắc của DN, NNT được tổng hợp xử lý
- Đối với CQT: Cung cấp cho người dân dịch vụ công hiện đại góp phần thực hiện cải cách các thủ tục hành chính. Tăng năng lực phục vụ: Hỗ trợ CQT giảm tải lượng truy cập vào hệ thống iHTTK do Tổng cục Thuế đang triển khai, áp dụng; Tăng kênh giao dịch kê khai và nộp thuế, từ đó giảm tải áp lực cho các kênh giao dịch truyền thống và nâng cao chất lượng phục vụ; Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia: Dịch vụ thuế điện tử góp phần hiện đại hóa ngành thuế, cải cách các thủ tục trong lĩnh vực thuế, giúp CQT mở rộng hệ thống cung cấp các loại dịch vụ kê khai, nộp thuế, tra cứu thông tin thuế điện tử có chất lượng cao cho DN và người dân; Giảm chi phi quản lý.
- Đối với HHDN: Nâng cao hình ảnh trong cộng đồng DN. Mang lại nhiều lợi ích cho người nộp thuế nên khuyến khích nhiều DN tham gia các Hiệp hội để thông qua Hiệp hội là một kênh để thu thập, nắm bắt thông tin về chính sách, thủ tục pháp luật thuế…
- Đối với hệ thống NHTM: Thu hút thêm khách hàng và tăng nguồn thu từ phí dịch vụ nộp NSNN qua Internet; Giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; Quảng bá hình ảnh, dịch vụ của ngân hàng.
3.6.2 Những tồn tại, hạn chế
Công tác hợp tác giữa Cục thuế với Ngân hàng thương mại, Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội còn phải đối mặt với không ít những khó khăn và trở ngại. Thực trạng này xuất phát từ một số tồn tại, hạn chế như:
- Một số chính sách thuế vẫn còn phức tạp, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho NNT: Kê khai quyết toán thuế TNCN đối với từng người chưa phù hợp điều kiện người dân; Thu lũy tiến theo diện tích sử dụng đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Ưu đãi thuế TNDN đối với lĩnh vực ưu đãi đã đầu tư, địa bàn đầu tư, lĩnh vực xã hội hóa… còn phức tạp, chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, một số thông tư hướng dẫn ban hành còn chậm gây khó khăn cho DN, người dân. Cụ thể là Thông tư về chế độ kế toán; Thông tư về chế độ quản lý hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường; Thông tư hướng dẫn thuế GTGT sửa đổi, bổ sung; Thông tư về quản lý thuế TNCN đối với hoạt động casino…
- Tâm lý e ngại đối với các giao dịch qua mạng: Khách hàng thường băn khoăn về tính an toàn, bảo mật đối với các giao dịch điện tử, nhất lại là giao dịch nộp NSNN, một lĩnh vực rất nhạy cảm. Mối quan hệ trực tiếp giữa DN và cán bộ thuế có nguy cơ bị phá vỡ là một rào cản cho việc thúc đẩy dịch vụ này.
- Việc thu phí của NHTM khi DN sử dụng dịch vụ NTĐT còn chưa thống nhất, làm tăng chi phí đối với DN khi sử dụng dịch vụ này.
- Hệ thống đăng ký NTĐT cho DN của hệ thống NHTM còn thực hiện thủ công và xử lý chậm khi NNT kê khai thông tin sai (sai thông tin đăng ký trên hệ thống CQT với phiếu đăng ký nộp cho NHTM). Hạn chế này làm mất thời gian cho DN trong quá trình đăng ký NTĐT.
- Khi DN lập GNT trong quá trình thực hiện giao dịch NTĐT, số ký tự tối đa trên một GNT là 300 ký tự do vậy nếu muốn NTĐT cho nhiều nội dung kinh tế trong cùng một GNT là không thực hiện được. Hạn chế này làm tăng số lần thao tác và tăng mức phí sử dụng dịch vụ NTĐT của DN đối với NHTM.
- Việc chuyển tiền giữa các NHTM không cùng hệ thống còn mất nhiều thời gian, hạn chế này ảnh hướng đến tâm lý DN khi thực hiện NTĐT mặc dù đã thực hiện lệnh thành công nhưng chưa nhận được thông báo chuyển tiền trong tài khoản dẫn đến DN lo phải tính tiền chậm nộp thuế.
- Hệ thống CNTT do ngành Thuế cung cấp cho DN khi thực hiện NTĐT còn có một số vướng mắc dẫn đến tình trạng DN gặp khó khăn khi thực hiện giao dịch NTĐT:
+ Chất lượng đường truyền khi thực hiện khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử còn hạn chế, thường xuyên bị nghẽn mạng vào những ngày cao điểm gây khó khăn cho NNT trong việc thực hiện NTĐT.
+ Các chương trình ứng dụng hỗ trợ khai thuế qua mạng (HTKK, iHTKK) còn chưa hoàn thiện, chưa được cập nhật kịp thời theo các chế độ chính sách mới ban hành, một số mẫu biểu, tờ khai ... vẫn phải khai bằng giấy gây khó khăn bất tiện cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện.
- Ứng dụng tin học của một số doanh nghiệp còn hạn chế: Hiện nay chỉ có các DN ở trung tâm thành phố mới ưa dùng hình thức giao dịch qua kênh điện tử. Còn những DN ở không gần trung tâm hoặc một số DN chưa có nhiều ứng dụng tin học vẫn ưa thích hình thức giao dịch trực tiếp tại quầy.
- Nhiều HHDN trong thành phố chưa thực hiện được hết vai trò là kênh kết nối giữa CQT và DN. Chưa phân cấp được việc truyền tải thông tin, chính sách thuế thông qua HHDN đến tất cả đối tượng NNT trên địa bàn TP Hà Nội.
3.6.3 Nguyên nhân
Thực tiễn sự phối hợp giữa Cục Thuế với hệ thống NHTM và HHDN còn có những hạn chế, đó là do: Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, nhiều nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh, chính sách quản lý thuế nói chung và chính sách thuế nói riêng thường xuyên thay đổi cho phù hợp với quá trình vận động của nền kinh tế. Bên cạnh đó, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất
chính trị và ý thức chấp hành kỷ cương, kỷ luật của một bộ phận cán bộ công chức chưa quyết liệt, thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành. Sự phối hợp chưa thống nhất, thiếu đồng bộ giữa cơ quan thuế với cơ quan tài chính, đất đai, tài nguyên khoáng sản, kế hoạch đầu tư, quản lý khu công nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến việc DN, người dân thực hiện các nghĩa vụ với NSNN như: Thu tiền sử dụng đất, thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thu thuế TNDN trường hợp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư ghi ưu đãi thuế chưa phù hợp với quy định của pháp luật… đã gây khó khăn, phiền hà cho DN, bức xức cho người dân.
Một là, chưa có cơ chế phối hợp cụ thể giữa Cục Thuế với hệ thống NHTM,
HHDN trên địa bàn thành phố: Hiện nay sự phối hợp giữa Cục Thuế với hệ thống
NHTM và HHDN dựa trên chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, các đơn vị phối hợp theo nguyên tắc chung, quy định trong toàn ngành do đó sự phối hợp chưa theo một quy trình nhất định đối với đặc thù của các sở ban ngành cũng như người nộp thuế trên địa bàn TP Hà Nội nên có cơ chế phối hợp cụ thể cho phù hợp. Khi có cơ chế phối hợp các bên sẽ thực hiện và phát huy được chức năng, nhiệm vụ của mình tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho NNT.
Hai là, công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT còn hạn chế: Mặc dù trong những
năm gần đây công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT được quan tâm và đẩy mạnh dưới nhiều hình thức những vẫn không thể tránh khỏi hạn chế:
- Việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về thuế đã chủ động, thường xuyên, liên tục nhưng chưa thống nhất, đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
- Các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa gây được ấn tượng để thu hút công chúng.
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy có tới 84% DN tham gia khảo sát đánh giá cao quy trình, thủ tục hành chính thuế đơn giản sẽ hỗ trợ tốt cho NNT, qua đó thấy được công tác hỗ trợ trả lời chính sách, chế độ cho NNT là hết sức quan trọng. Nhưng chưa có quy trình thống nhất trong toàn ngành, do Cục Thuế tự tổ chức nên chưa đầy đủ, chưa sâu sắc về nội dung và chưa nhất quán về trình tự và thời gian. Công tác tuyên truyền hầu như chưa đến trực tiếp nên Người nộp thuế chưa hiểu sâu về chính sách thuế. Mức độ thường xuyên tiếp cận thông tin, chính sách thuế của NNT chưa cao. Các hình thức tuyên truyền hỗ trợ NNT mặc dù đã được thực hiện
dưới nhiều hình thức đa dạng (về mức độ dễ dàng thuận tiện khi chủ động tìm hiểu chính sách thông tin chính sách thuế qua các kênh thông tin) tuy nhiên vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
Việc phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế cũng như sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các đơn vị bên ngoài chưa đồng bộ do đó chưa thực hiện tốt chương trình tuyên truyền hỗ trợ.
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CỤC THUẾ VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHẰM HỖ TRỢ NGƢỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN
TP HÀ NỘI
4.1 Đề xuất cơ chế phối hợp mới giữa Cục Thuế với hệ thống Ngân hàng thƣơng mại và Hiệp hội doanh nghiệp