CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3 Một số kiến nghị liên quan
4.3.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính
Chính sách thuế có ảnh hưởng đến toàn xã hội và chi phối hoạt động của ngành thuế, là điều kiện tiên quyết để cải cách hệ thống thuế nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng. Xây dựng chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với hiện đại hóa công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là mục tiêu chiến lược mà ngành thuế đặt ra và khắc phục những tồn tại của hệ thống
thuế hiện hành, đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn tới.
Để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của DN cũng như trong công tác quản lý thuế thì cần hoàn thiện các sắc thuế. Tiếp tục có những chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới. Triển khai các giải pháp để thực hiện miễn, giảm thuế TNDN và xóa nợ thuế, tiền chậm nộp thuế do nguyên nhân khách quan để hỗ trợ cho DN phát triển.
Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về thuế theo hướng kích thích các DN đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành luật, trong đó nghiên cứu, sửa đổi quy định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm số lần kê khai, chi phí của NNT và các văn bản cụ thể về KTQM, chuẩn hóa quy trình quản lý thuế, cơ sở ứng dụng CNTT đảm bảo tính thống nhất và tính liên kết cao; đồng thời công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở Cơ quan thuế các cấp, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của ngành thuế. Sửa đổi, bổ sung các luật về chính sách thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan để bảo đảm tính đơn giản, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện tạo thuận lợi cho NNT tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế.
Trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thuế nên tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng DN, các tầng lớp nhân dân, kiểm tra và rà soát kỹ trước khi ban hành để tránh tình trạng sửa đổi, bổ sung nhiều lần hoặc phải ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn dưới luật gây khó khăn cho cả NNT lẫn cán bộ thuế trong việc cập nhật thông tin hay thi hành pháp luật thuế.
Các mẫu biểu được ban hành kèm theo văn bản pháp luật về thuế nên có hướng dẫn cách điền thông tin chi tiết để tránh trường hợp NNT không hiểu hoặc hiểu sai dẫn đến tình trạng kê khai sai, thiếu thông tin khi thực hiện.
Tăng cường ứng dụng CNTT trong việc hỗ trợ NNT thực hiện thủ tục khai thuế, nộp thuế, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính giúp NNT giảm chi phí về thời gian, giấy tờ, bảo đảm tính chính xác trong quá trình thu thuế vào ngân sách Nhà nước.
Tổ chức triển khai thực hiện trao đổi dữ liệu trong toàn ngành Tài chính giữa các cơ quan thành viên như Tổng cục Thuế, Kho bạc, Ngân hàng, làm nền tảng cho các Bộ ngành khác kết nối vào hệ thống. Trước mắt, triển khai việc nối mạng giữa kho bạc, ngân hàng và Cơ quan thuế để khắc phục tình trạng cưỡng chế nhầm, quản lý việc thu nộp ngân sách, thanh toán của DN qua hệ thống kho bạc và ngân hàng, đồng thời xây dựng hệ thống công nghệ thông tin kết nối giữa các ngành trên để dữ liệu kê khai, nộp thuế của NNT được liên thông, các ngành có thể sử dụng chung dữ liệu khai, nộp thuế của NNT.
Nghiên cứu, đề xuất với Nhà nước thay đổi chính sách thuế để bảo đảm nguồn thu cho ngân sách. Tiến hành cải tổ hệ thống thuế nội địa, đảm bảo thu đúng, thu đủ, không lạm thu, tận thu. Có chính sách chi tiêu hợp lý tránh lãng phí trong việc sử dụng nguồn NSNN.