CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp
4.2.1 Giải pháp đối với Cục Thuế
Cải cách quản lý thuế lấy người nộp thuế làm trung tâm của cải cách.
Hình 4.1: Sơ đồ cải cách quản lý thuế
(Nguồn: Báo cáo cải cách quản lý thuế- Ban Cải cách hiện đại hóa- Tổng cục Thuế- Bộ Tài chính)
Để cải cách đạt hiệu quả cao thì mục tiêu cần đạt được là phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để NNT thực hiện nghĩa vụ thuế, giảm thiểu thời gian thực hiện thủ tục thuế và chi phí tuân thủ thuế. Đó chính là quan điểm lấy người nộp thuế làm trung tâm của quá trình cải cách, chuyển những phần việc khó khăn và bất lợi phải làm trong quản lý thuế cho cơ quan thuế, dành mọi thuận lợi cho người nộp thuế.
Đa dạng hóa hình thức hỗ trợ thông qua việc phân loại NNT theo từng nhóm đối tượng để áp dụng hình thức, phương pháp hỗ trợ thích hợp. Công tác tuyên
truyền phải đảm bảo phủ kín thông tin liên quan đến hoạt động của cơ quan thuế rộng khắp trên mọi miền, mọi địa bàn quản lý thuế.
Tiến hành phân loại NNT, thực hiện điều tra nhu cầu của NNT để đề ra hình thức, biện pháp tuyên truyền, phục vụ hỗ trợ NNT thiết thực, hiệu quả, lấy sự hài lòng của NNT làm mục tiêu phấn đấu. Đồng thời xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của NNT để đánh giá hiệu quả của công tác hỗ trợ. Trên cơ sở đó, nâng cao chất lượng việc xây dựng các nội dung, chương trình tập huấn chính sách thuế hoặc đối thoại với doanh nghiệp với mục tiêu giúp các doanh nghiệp nắm chắc các chính sách thuế hoặc được hưởng lợi từ các cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Tăng cường tập huấn, đối thoại với người nộp thuế, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế và công tác quản lý thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
Cục Thuế chủ trì đề xuất, xây dựng nội dung thông tin, tài liệu để tuyên truyền khi có thay đổi hoặc hướng dẫn mới về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế, vấn đề dư luận đang quan tâm, các chương trình cải cách hiện đại hóa, hoạt động của Cục Thuế; thực hiện đăng tải trên trang thông tin nội bộ (http://cthn), trang tin điện tử của Cục Thuế (http://hanoi.gdt.gov.vn) hoặc cung cấp cho các phương tiện truyền thông khác để đưa tin.
Sử dụng và khai thác triệt để Website Cục Thuế để thông tin, chuyển tải các chính sách, pháp luật thuế đến cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất. Mặt khác, cung cấp miễn phí các dịch vụ, ứng dụng kê khai thuế, quyết toán thuế cho các doanh nghiệp hiện nay và các dịch vụ kế khai thuế qua mạng trong thời gian tới.
Xây dựng cơ chế một cửa liên thông, một cửa điện tử.
Tăng cường tuyên truyền - hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chủ động phối hợp với các ngành nghiên cứu, tham mưu thành phố các cơ chế chính sách hiệu quả nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trên địa bàn mở rộng, phát triển sxkd;các cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, tạo dựng môi trường khởi nghiệp thuận lợi, góp phần cùng các ngành xây dựng Hà Nội trở thành Thủ đô khởi nghiệp:
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền-hỗ trợ Người nộp thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận dưới nhiều hình thức đa dạng theo hướng hiện đại, giúp người nộp thuế dễ nắm bắt, dễ thực hiện và chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của người dân và xã hội, đồng thời phối hợp cùng với cơ quan thuế trong phòng, chống tiêu cực, nhũng nhiễu trong công tác quản lý thuế.
Kịp thời khen thưởng, tuyên dương NNT thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế; Đồng thời công khai danh sách các doanh nghiệp nợ thuế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo minh bạch, công bằng và đúng quy định.
Xây dựng kế hoạch, nội dung và triển khai thực hiện tọa đàm với các doanh nghiệp, hội, hiệp hội theo từng thời kỳ, theo từng chuyên đề cụ thể.
Đa dạng hóa các hình thức đối thoại, tọa đàm, tiếp xúc trực tiếp nhằm nắm bắt tình hình SXKD, tiếp nhận ý kiến xây dựng, phản biện tích cực của doanh nghiệp và người dân về chính sách, TTHC thuế để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật thuế hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền kịp thời tháo gỡ.
Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền về các cơ chế chính sách, quy trình, quy chế liên thông, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm giảm thời gian, chi phí, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng, phát triển SXKD, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút tốt các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.
Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động hỗ trợ NNT; tham mưu các cơ chế chính sách tạo điều kiện mở rộng, phát triển, nâng cao vai trò của Hội, hiệp hội, các Đại lý thuế, Doanh nghiệp tư vấn thuế, kế toán, kiểm toán, cùng với ngành thuế hỗ trợ, tạo dựng môi trường khởi nghiệp thuận lợi.
4.2.2 Giải pháp đối với Ngân hàng thương mại
Chương trình phối hợp thu NSNN qua ngân hàng đã cho thấy những thế mạnh vượt trội như đa dạng hóa các hình thức nộp thuế, giúp người nộp thực hiện nghĩa vụ nhanh chóng, thuận tiện hơn. Với ưu điểm là dữ liệu nộp thuế của khách hàng được kết nối trực tiếp với hệ thống thông tin liên ngành của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, ngân hàng có thể truy vấn thông tin về số thuế của khách hàng được
chuẩn xác. Từ đó, ngân hàng thu thuế và hạch toán thông tin nộp thuế của DN đến các cơ quan liên ngành một cách chính xác, kịp thời và nhanh chóng. Riêng đối với các khoản thuế phải nộp định kỳ, DN chỉ cần ký hợp đồng sử dụng dịch vụ thu thuế tự động là có thể yên tâm về nộp thuế đầy đủ, đúng hạn
Việc thu phí của NHTM khi DN sử dụng dịch vụ NTĐT không đồng nhất theo cùng mức nhất định giúp tăng khả năng cạnh tranh về việc cung cấp dịch vụ giữa các ngân hàng.
Hệ thống đăng ký NTĐT cho DN của hệ thống NHTM cần thực hiện và xử lý linh hoạt khi NNT kê khai thông tin sai tối thiểu hóa thời gian cho DN trong quá trình đăng ký NTĐT.
Khi DN lập GNT trong quá trình thực hiện giao dịch NTĐT không giới hạn số ký tự tối đa trên một GNT, hạn chế số lần thao tác và mức phí sử dụng dịch vụ NTĐT của DN đối với NHTM.
NHTM lưu giữ và cung cấp hồ sơ, thông tin giao dịch phát sinh trên các tài khoản của NNT mở tại ngân hàng; Thông tin về số tiền bảo lãnh cho NNT của tổ chức tín dụng, gồm có: các tổ chức, cá nhân mà CQT thực hiện lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra; NNT đang bị CQT nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế; NNT là đơn vị mà CQT đang tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế. Từ đó phục vụ công tác trao đổi thông tin giữa CQT và NHTM giúp cảnh báo mức nợ thuế cho NNT đồng thời giúp CQT quản lý được đối tượng NNT thuộc diện rủi ro cao để các bên cùng phối hợp kiểm soát.
NHTM cần phối hợp chặt chẽ với CQT trong việc triển khai NTĐT, hoàn thuế điện tử, thuế trước bạ, thuế nhà đất… giúp NNT thuận lợi trong việc nộp tiền vào NSNN đơn giản.
4.2.3 Giải pháp đối với Hiệp hội doanh nghiệp
Với vai trò, chức năng của HHDN thành phố là cầu nối với các DN trên địa bàn thành phố, hỗ trợ cho cho DN thực hiện chính sách pháp luật theo đúng quy định. Do vậy để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các DN thuộc HHDN, đề nghị HHDN thường xuyên tổ chức tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về thuế tin thông qua việc tổ chức các chương trình tuyên truyền, hội thảo, tập huấn, tọa đàm…; Thông tin tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn; Trao đổi, tổng hợp những vướng
mắc trong việc thực hiện chính sách thuế để kiến nghị sửa đổi cho phù hợp; Trao đổi tham gia cải cách TTHC thuế, góp phần cải thiện môi trường đầu tư của TP Hà Nội.
Tham mưu cho UBND TP cơ chế chính sách đặc thù của TP Hà Nội về việc hỗ trợ thúc đẩy sự hình thành và phát triển DN phục vụ hội nhập và phát triển trong giai đoạn 2016 - 2020.
Tăng cường nhận thức về pháp luật thuế đối với DN thông qua HHDN đặc biệt đối với từng loại hình DN cần tiếp cận những chính sách pháp luật thuế thông qua tham dự các lớp tập huấn, hội nghị đối thoại do ngành thuế tổ chức, có quan hệ phối hợp với cơ quan thuế quản lý, thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan thuế nếu có yêu cầu.
Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác quản lý DN cũng như tuyên truyền chính sách pháp luật thuế, TTHC thuế giúp DN tiếp cân qua các kênh như ứng dụng các phần mềm kế toán, kê khai thuế quan mạng, nộp thuế qua mạng, thực hiện cập nhật các thông tin về pháp luật thuế thông qua trang điện tử của cơ quan thuế, thông qua các cơ quan truyền thông như báo, đài phát thanh truyền hình, mạng internet….
HHDN chủ động tổng hợp vướng mắc của DN đề xuất giải pháp đối với UBND thành phố cũng như các sở, ban ngành liên quan trong đó có Cục Thuế TP Hà Nội. Để từ đó HHDN phát huy được vai trò là cầu nối giữa DN với CQT.