7. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung của phát triển nông nghiệp
1.2.3. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực và các nguồn lực
lực khác trong nông nghiệp
Các nguồn lực cho phát triển NN, NT theo nghĩa rộng được cấu thành từ các nguồn lực vật chất (nhân lực, vốn tài chính, kết cấu hạ tầng, tài nguyên…) và các nguồn lực phi vật chất (truyền thống, văn hoá, khoa học, công nghệ, hệ thống thể chế…). Việc phát triển NN, NT phụ thuộc vào quy mô các nguồn, khả năng huy động, sự phân bổ và sử dụng các nguồn lực đó.
Thứ nhất, vấn đề khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong
NN, NT.
Để đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng toàn diện vừa là nội dung, vừa là điều kiện cho phát triển NN, NT. Chất lượng nguồn nhân lực thấp kém là một cản trở lớn đối với việc phát triển nhanh NN, NT theo hướng CNH, HĐH. Vượt qua rào cản này, một mặt, phải là ý thức tự giác của chính dân cư nông thôn; mặt khác, phải là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Nhà nước. Chẳng hạn như đầu tư cho giáo dục và đào tạo, vấn đề xã hội hoá giáo dục và đào tạo, cải cách giáo dục đào tạo, tạo môi trường và cơ hội cho mọi người dân nông thôn có thể được hưởng thụ nền giáo dục đào tạo chất lượng cao, về chính sách phân bổ nhân lực.
Nguồn nhân lực ở NN, NT có đặc điểm là trình độ học vấn rất thấp và phần lớn người lao động không qua đào tạo. Bởi vậy, để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong phát triển NN, NT, Nhà nước phải đào tạo và đầu tư cho nguồn nhân lực ở khu vực này.
Đầu tiên, Nhà nước phải có chính sách giáo dục đào tạo riêng cho NN, NT, đặc biệt cho vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… Hai là, đa dạng hoá hình thức và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều này giúp họ có đủ khả năng khai thác thông tin, phục vụ cho chiến lược đi tắt đón đầu, nhanh chóng tiếp cận những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ thế giới. Để làm được điều đó,
phải huy động kinh phí từ các nguồn ngân sách của Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức hiệp hội trong nước, tăng cường hợp tác quốc tế và hội nhập để tăng thêm nguồn lực cho phát triển của ngành trong những năm trước mắt cũng như lâu dài.
Thứ hai, vấn đề khai thác và sử dụng các nguồn lực khác trong NN, NT.
+ Nguồn lực tài chính.
Về nguyên tắc, lượng vốn càng dồi dào, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả sẽ thúc đẩy việc phát triển NN, NT theo hướng CNH, HĐH và ngược lại. Để có nguồn lực tài chính cho phát triển NN, NT theo hướng CNH, HĐH cùng lúc phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp. Đó là phải tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất vượt qua ngưỡng của lao động cần thiết, ngày càng tăng lao động thặng dư ở chính NN, NT, tự tạo “nội lực” cho sự phát triển nông thôn. Xác định quan điểm đúng đắn về huy động tích luỹ từ NN, NT và đầu tư trở lại cho NN, NT. Có chính sách thu hút các nguồn lực tài chính từ ngoài nông thôn, kể cả từ nước ngoài vào phát triển NN, NT. Sử dụng các quan hệ thị trường để phân bổ nguồn lực tài chính trong sự ràng buộc của việc giải quyết mối quan hệ liên ngành, liên vùng, mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội.
+ Nguồn lực đất đai.
Đất đai là nguồn lực do tự nhiên cung cấp và lao động biến chúng trở thành tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu trong nông nghiệp. Trong khuôn khổ đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, mức độ hiệu quả của việc sử dụng chúng tuỳ thuộc vào tính rõ ràng, nhất quán và cởi mở của các chính sách Nhà nước. Nguyên tắc mà Nhà nước cần quán triệt là loại tư liệu sản xuất này, khi đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất và trao chúng cho chủ thể có khả năng tốt nhất bảo đảm được yêu cầu trên. Đây chính là cách thức khai thác quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực quan trọng hàng đầu trong phát triển NN, NT.
+ Nguồn lực về văn hoá nông thôn và tâm lý dân cư nông thôn.
Đây là chủ đề có phạm vi rộng lớn và nội dung phức tạp. Xét trong mối quan hệ với yêu cầu rút ngắn quá trình CNH, HĐH NN, NT, cần quan tâm đến tính hai mặt (tác động thuận/ nghịch, đẩy/ kéo) của chúng. Những tinh hoa truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, thuần phong mỹ tục ở nông thôn, vai trò "người đồng minh của giai cấp công nhân" trong công cuộc cách mạng là những nguồn lực có tác động tích cực thúc đẩy quá trình CNH, HĐH NN, NT. Ngược lại, tính thủ cựu, bảo thủ, gia trưởng, tính toán theo kiểu tiểu nông, những hủ tục… lại là những yếu tố gây cản trở sự cách tân trong tư duy, lối sống, nếp làm ăn kinh tế của nông dân khi chuyển sang cơ chế thị trường.