7. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung của phát triển nông nghiệp
1.2.5. Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và với thị
- Tăng cường ngân sách đầu tư phát triển cơ sở vật chất các công trình văn hoá, thể dục thể thao, du lịch cho các khu vực nông thôn.
- Xây dựng, nâng cấp các hệ thống dịch vụ, thương mại cho khu vực NN, NT. Như vậy, việc xây dựng, phát triển và nâng cấp kết cấu hạ tầng trong NN, NT sẽ bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp, các hoạt động kinh tế khác ở nông thôn tăng trưởng nhanh, khả năng cạnh tranh cao và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường.
1.2.5. Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và với thị trường trường
Ngành công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp quan trọng nhất ở nông thôn, có mối liên kết chặt chẽ với đầu ra của sản xuất nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản sẽ góp phần nâng cao giá trị sử dụng và giá trị thương mại của sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, ổn định và vững chắc theo chiều sâu.
Hiện nay, phần lớn nông, lâm, thuỷ sản nước ta được sản xuất ra để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu dưới dạng sơ chế chất lượng thấp. Do vậy, giá trị thương mại của hầu hết các loại nông, lâm, thuỷ sản là không cao, gây thiệt hại cho người sản xuất và lãng phí tài nguyên. Mặt khác, do trình độ chế biến thấp đã gây khó khăn cho các nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Việc phát triển mạnh mẽ các cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản từ sơ chế đến tinh chế là nội dung quan trọng trong giai đoạn hiện nay để thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Trong việc phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phương hướng cơ bản là chú trọng phát triển ở những vùng tập trung chuyên canh sản xuất nguyên liệu quy mô lớn có điều kiện ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến như lương thực, chè, cà phê, cao su, mía…; các vùng chăn nuôi tập trung; các vùng tập trung nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản. Từng bước tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm tinh chế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu. Muốn vậy, phải coi công nghệ sinh học và công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch nông, lâm, thuỷ hải sản để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của hàng nông sản là nội dung cốt lõi của CNH, HĐH sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Cụ thể, phải ưu tiên đầu tư, nâng cấp, mở rộng các kho chứa, thiết bị phơi sấy, bảo quản sau thu hoạch, các cơ sở chế biến thuộc các thành phần kinh tế trong nông nghiệp. Đồng thời chấn chỉnh theo hướng, gắn kết hài hoà hiệu quả của nhà máy với lợi ích của nông dân. Phải mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân và nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu. Chính phủ sẽ bổ sung chính sách hỗ trợ về vốn vay, về thuế, về chuyển giao công nghệ đối với các cơ sở chế biến nông sản ở nông thôn để giúp họ tư vươn lên đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.2.6. Phát triển nông nghiệp bền vững (bảo đảm môi trường xã hội, môi trường sinh thái)
Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, trên cơ sở đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của con người trong hiện tại và tương lai và được xã hội chấp nhận.
Muốn phát triển nông nghiệp bền vững cần:
Thứ nhất, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng ổn định, hiệu quả. Mục tiêu tăng trưởng là mục tiêu theo đuổi của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Đối với ngành sản xuất nông nghiệp, việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngành nông nghiệp là ngành cung cấp toàn bộ lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con người. Hoạt động tiêu dùng diễn ra liên tục, đòi hỏi quá trình sản xuất cũng phải diễn ra liên tục tương ứng. Bên cạnh đó, cùng với quá trình gia tăng tiêu dùng là sự gia tăng nhanh chóng của dân số. Nếu như ngành nông nghiệp không có sự tăng trưởng thì sẽ đẩy toàn xã hội vào tình trạng thiếu lương thực.
Vì thế, phải phát triển nông nghiệp bền vững và đây là một đặc trưng cơ bản của mục tiêu tăng trưởng ổn định, hiệu quả. Phát triển nông nghiệp bền vững là sản phẩm nông nghiệp làm ra sử dụng ít nhất các yếu tố đầu vào, bao gồm các nguồn lực kinh tế lẫn tự nhiên. Các sản phẩm nông nghiệp này là kết quả của quá trình sản xuất mở rộng theo chiều sâu. Điều đó có ý nghĩa đối với việc nâng cao đời sống của dân cư khu vực sản xuất nông nghiệp và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững chung của toàn bộ nền kinh tế - xã hội.
Thứ hai, giải quyết có hiệu quả các vấn đề về mặt xã hội trong khu vực
NN, NT.
Có rất nhiều các vấn đề xã hội trong khu vực nông thôn cần giải quyết như nghèo đói, thất nghiệp, sự phân hoá giàu nghèo.
Hiện nay “nghèo đói được hiểu là: tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu
cầu này đã được xã hội thừa nhận, tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội
và phong tục tập quán của từng địa phương”. Trên thực tế, tình trạng nghèo
đói tồn tại chủ yếu ở vùng nông thôn và tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, phải phát triển một nền nông nghiệp bền vững đảm bảo các mục tiêu: tăng trưởng, ổn định hiệu quả. Thực hiện được các mục tiêu trên sẽ là cơ sở giải quyết được vấn đề đói nghèo trong khu vực nông thôn.
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững sẽ nâng cao mức sống dân cư sản xuất nông nghiệp và nâng cao vai trò của người nông dân trong các khâu của quá trình sản xuất. Cụ thể người nông dân được coi là chủ thể của quá trình sản xuất. Họ có quyền trong mọi khâu của quá trình sản xuất, tiêu dùng sản phẩm, họ có năng lực tự chủ với việc tiến hành sản xuất của mình. Với một nền nông nghiệp bền vững, mọi chủ thể đều được phân phối công bằng, không chỉ công bằng trong thu nhập mà còn công bằng trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các sản phẩm làm ra. Sự công bằng đó không chỉ cho thế hệ hiện tại mà còn đảm bảo cho quyền tiếp cận công bằng của các thế hệ tương lai.
Thứ ba, Phát triển bền vững nông nghiệp theo xu hướng nền nông nghiệp
sinh thái.
Trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân thì ngành nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) là ngành liên quan trực tiếp đến các điều kiện tài nguyên thiên nhiên của môi trường sinh thái. Nền nông nghiệp truyền thống với đặc trưng của nền nông nghiệp lạc hậu, trình độ kỹ thuật thấp kém, phương thức canh tác thủ công. Chính những điều này đã làm cho môi trường thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân, họ có nguy cơ rơi vào tình trạng “nghèo đi tương đối”. Đứng trước những vấn đề đó, nhận thức về phát triển bền vững nền nông nghiệp theo xu hướng nông nghiệp sinh thái có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Phát triển bền vững nền nông nghiệp theo xu hướng nông nghiệp sinh thái được thể hiện trên 3 khía cạnh sau:
Một là, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên hiện có để thỏa
mãn nhu cầu của con người… Cùng với sự gia tăng dân số và mức sống của con người thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng lên. Trước những nhu cầu của con người ngày càng cao, nếu vẫn tiếp tục phá vỡ sự mất cân bằng của môi trường sinh thái thì chính con người phải lãnh chịu hậu quả. Do vậy, khi phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững thì một trong những đặc trưng của nền nông nghiệp này là phải biết khai thác có hiệu quả và sử dụng hợp lý những tài nguyên thiên nhiên hiện có để thoả mãn nhu cầu của các thế hệ.
Hai là, giữ gìn và bảo tồn chất lượng nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau. Đứng trước thực trạng khai thác việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách thiếu khoa học, thiếu tổ chức trong thời gian qua thì việc giữ gìn và bảo tồn chất lượng nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng. Chính vì vậy ngay trong hiên tại, việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ hiện tại thì việc khai thác và sử dụng cần phải tính đến lợi ích của các thế hệ trong tương lai.
Ba là, ngăn chặn ô nhiễm và lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông
nghiệp. Phát triển nông nghiệp theo xu hướng nông nghiệp sinh thái thì vấn đề ô nhiễm do sử dụng hoá chất trong quá trình sản xuất được đặt lên hàng đầu. Vì những hậu quả của vấn đề ô nhiễm, lạm dụng hoá chất không thể phát hiện ra trong thời gian ngắn nhưng hậu quả của nó để lại thì rất lâu dài. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phải dựa trên những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất định. Các tiến bộ kỹ thuật đó phải dựa trên nền tảng thân thiện với môi trường sinh thái. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ giúp cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng tốt khi đó việc sử dụng hoá chất vào sản xuất sẽ dần được loại trừ. Hiệu quả của việc phát triển theo hướng sinh thái sẽ tạo ra các sản phẩm sạch, có chất lượng cao.