Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở TP Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp ở tỉnh quảng nam (Trang 42 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở một số tỉnh Miền trung

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở TP Đà Nẵng

Đà Nẵng là một TP mới được tách ra từ tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng trước đây. Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh. Là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông.

Đà Nẵng cùng với Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, kiên cường trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước, Đà Nẵng tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, năng động sáng tạo, xây dựng thành phố phát triển khá trên nhiều mặt, trở thành một thành phố cảng biển lớn.

Vị thế quan trọng của Đà Nẵng là tiền đề để nông nghiệp thành phố “chia tay” với những năm tháng mà ở đó người ta hăng hái với các phong trào thi đua tăng vụ, phấn đấu đạt sản lượng thóc, lương thực quy thóc tính theo tấn, theo tạ… và không còn tình trạng manh mún về diện tích. Bên cạnh đó, người làm nông nghiệp cũng sẽ bắt đầu chia tay với những công việc liên quan đến xóa đói giảm nghèo bằng kỹ thuật canh tác, trồng trọt, chăn nuôi mang tính phổ thông, thay vào đó là những khái niệm, những cụm từ mới thể hiện của

dấu ấn khoa học kỹ thuật, của tiên tiến hiện đại. Hiện nay, một số khu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ sở hiện đại hóa nông nghiệp đã bắt đầu được xây dựng và đưa vào sử dụng ở thành phố Đà Nẵng tạo ra bước phát triển mới cho ngành nông nghiệp. Nhìn chung, nông nghiệp Đà Nẵng đã có những bước phát triển mới theo hướng CNH, HĐH. Điều này góp phần quan trọng cho sự ổn định, liên tục của kinh tế nông nghiệp và nông thôn Đà Nẵng. Số lượng một số sản phẩm nông nghiệp Đà Nẵng đã tăng so với các năm trước (mặc dù diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm) đóng góp một phần đáng kể cho nền kinh tế của thành phố. Cụ thể: khai thác gỗ, lâm sản năm 2004 đạt giá trị 16349 triệu đồng đến năm 2008 đạt tới 18.113 triệu đồng; thủy sản năm 2004 giá trị 395.407 triệu đồng đến năm 2008 đạt tới 451.288,3 triệu đồng… Toàn ngành nông nghiệp Đà Nẵng đang phấn đấu năm 2010 này sẽ đạt giá trị 654 tỷ đồng. Có được những thành công trên, Đà Nẵng đã xây dựng cho mình một chiến lược đúng đắn cho sự phát triển nông nghiệp TP.

Thứ nhất, Thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng của một thành phố

phát triển, thành phố công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ. Tỷ trọng nông nghiệp đóng góp trong GDP của thành phố ngày càng giảm, nhưng giá trị nông nghiệp thì ngày càng được tăng lên.

Một là, ưu tiên phát triển các vùng rau sạch và rau an toàn mang lại giá trị

kinh tế cao cho bà con nông dân. Biện pháp là kết hợp giữa khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học với những kinh nghiệm truyền thống trong trồng trọt, nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người tiêu dùng trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, Đà Nẵng tập trung đưa chăn nuôi trở thành lĩnh vực sản xuất nông

nghiệp chính, chiếm 70% trong cơ cấu sản xuất của ngành nông nghiệp nhằm phát triển ngành nông nghiệp ổn định và bền vững. Hiện nay, thành phố đã tập trung khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, gắn sản

xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm và có giải pháp quản lý vùng chăn nuôi an toàn không dịch bệnh.

Ba là, đẩy mạnh hoạt động khai thác hải sản thông qua hỗ trợ ngư dân về

mọi mặt, thực hiện “liên kết 4 nhà” trong khai thác, chế biến, tiêu thụ. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật công nghệ khai thác, bảo đảm tốt nhất về hậu cần nghề cá. Mở rộng diện tích nuôi cá nước ngọt, đẩy mạnh sản xuất giống hải sản chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng trong nông dân.

Bốn là, nghiên cứu sản xuất giống lúa mới, áp dụng rộng rãi chương trình

“3 giảm”, “3 tăng”.

Năm là, chú trọng thanh tra, kiểm tra, khai thác, vận chuyển tiêu thụ lâm

sản trái phép. Đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ, rừng cảnh quan môi trường, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Thứ hai, coi chính sách kinh tế vĩ mô và khoa học kỹ thuật là động lực cho

sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng.

Thứ ba, TP tập trung chú trọng đến yếu tố con người. Dù ở vị trí nào, người nông dân hay những người làm nông nghiệp ở Đà Nẵng phải là người có trình độ kỹ thuật cao và có khả năng nắm bắt thị trường, tạo động lực cho nền nông nghiệp thành phố.

Thứ tư, phát triển nông nghiệp đô thị gắn với du lịch sinh thái. Đây là mô

hình phát triển kinh tế nông nghiệp thu lợi nhuận kinh tế cao, giúp cho nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Thứ năm, xây dựng và phát triển các thư viện, thư viện điện tử phục vụ và

kích thích nông dân phát triển sản xuất. Đây cũng là bước để ứng dụng những thông tin khoa học vào sản xuất nông nghiệp, giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp theo hướng chuyên canh bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp ở tỉnh quảng nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)