7. Kết cấu của luận văn
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến phát triển nông nghiệp
2.1.6. Dân số và nguồn lực lao động
Theo số liệu của Cục Thống kê Quảng Nam, năm 2009 dân số Quảng Nam có 1.423.537 người. Trong đó, dân số sống ở nông thôn chiếm 81% mà cả nước là khoảng 70%. Mật độ dân số trung bình là 136 người/km2, thấp hơn dân số trung bình của toàn vùng Trung Bộ (khoảng 203 người/ km2) và cả nước (246 người/ km2
).
Dân cư Quảng Nam có sự phân bố không đều giữa khu vực miền núi, trung du và đồng bằng, giữa khu vực nông thôn và thành thị cả mật độ và quy mô. Dân cư tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, còn ở miền núi, trung du còn thưa thớt.
Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 899.775 người, chiếm 60% tổng dân số. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 798.770 người. Trong đó lao động đang làm việc trong các khu vực nông- lâm - ngư nghiệp là 498.551 người chiếm 62,4%; lao động khu vực công nghiệp - xây dựng là 122.294 người chiếm 15,3% ; còn lại 22,3% lực lượng làm việc trong các khu dịch vụ. Chất lượng nguồn lao động của Quảng Nam trong những năm qua đã có bước tiến bộ đáng kể. Nhưng lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao so với cả nước.
Có thể khẳng định rằng, dân số Quảng Nam thuộc loại trẻ, nguồn nhân lực dồi dào. Người dân Quảng Nam vốn có truyền thống lao động cần cù, vượt khó, ham học hỏi và có truyền thống kiên cường bất khuất nên có thể phát triển tốt nhân lực, nhân tài cho tương lai. Tuy nhiên, do điều kiện một tỉnh nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển nên nguồn lực lao động chưa được phát huy có hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng.