Sơ đồ các cấp độ văn hoá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH MTV điện lực hải dương (Trang 25 - 57)

1.1.2.1. Cấp độ thứ nhất: Những sản phẩm hữu hình của Doanh nghiệp

Bao gồm những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp bao gồm tất cả những hiện tƣợng và sự vật mà một ngƣời có thể nhìn, nghe và cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hoá xa lạ nhƣ: Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm; Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Lễ nghi và lễ hội hàng năm; Các biểu tƣợng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp; Ngôn ngữ, cách ăn mặc, phƣơng tiện đi lại, chức danh, cách bộc lộ cảm xúc, hành vi ứng xử thƣờng thấy của các thành viên và các nhóm làm việc trong doanh nghiệp; Những câu chuyện và huyền thoại về tổ chức; Hình thức mẫu mã của sản phẩm; Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp. Đặc trƣng cơ bản của lớp văn hoá này là rất dễ nhận thấy nhƣng lại rất khó giải đoán đƣợc ý nghĩa đích thực, cũng giống nhƣ đối với những Kim tự tháp của ngƣời Ai Cập cổ và ngƣời Maya, là ngƣời đứng ngoài quan sát chúng ta chỉ có thể nhận ra chúng đều là những Kim tự tháp có hình dạng giống nhau, chứ không hiểu đƣợc ý nghĩ bên trong khác nhau của chúng: đối với ngƣời Ai cập cổ thì Kim tự tháp là lăng mộ của các vị vua Pharaon; trong khi đối với ngƣời Maya thì Kim tự

Cấp độ thứ nhất Cấp độ thứ ba Cấp độ thứ hai Những sản phẩm hữu hình của doanh nghiệp Những tƣ tƣởng giá trị mà doanh nghiệp tuyên bố, chia sẻ giá trị Những giả định nền tảng của doanh nghiệp

tháp lại là vừa là lăng mộ vừa là chốn đền thờ linh thiêng.

Nói cách khác, ngƣời quan sát có thể mô tả những gì họ nhìn thấy và cảm thấy khi bƣớc chân vào một doanh nghiệp nhƣng lại không hiểu đƣợc ý nghĩa thực sự ẩn sau nó (chính là lớp văn hoá thứ ba). Để hiểu đƣợc ý nghĩa đó họ phải thực sự hoà nhập vào cuộc sống trong doanh nghiệp một thời gian đủ dài và cách tốt nhất là tìm hiểu những giá trị, thông lệ và quy tắc đƣợc thừa nhận trong doanh nghiệp, vốn là kim chỉ nam cho hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp đó. Trên cơ sở đó, có thể chia lớp thứ nhất thành các nội dung sau:

1. Cách trang trí doanh nghiệp, đồng phục, các khẩu hiệu, bài ca của doanh nghiệp, tập quán, tôn giáo cũng nhƣ các truyền thuyết, giai thoại về các nǎm tháng gian khổ và vinh quang của doanh nghiệp, về nhân vật anh hùng của doanh nghiệp (nhất là hình tƣợng ngƣời thủ lĩnh khởi nghiệp).

2. Các nếp ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau. 3. Các hành vi giao tiếp đối với khách hàng và đối tác kinh doanh.

1.1.2.2. Cấp độ thứ hai: những tư tưởng, giá trị mà doanh nghiệp công bố, chia sẻ.

Bao gồm các giá trị đƣợc chấp nhận bao gồm những chiến lƣợc, mục tiêu và các triết lý của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các vấn đề để thích ứng với bên ngoài và hội nhập vào bên trong tổ chức.

Những ngƣời khởi xƣớng, sáng lập ra doanh nghiệp và nhà lãnh đạo kế cận khi đề ra các quy định, nguyên tắc, triết lý, tƣ tƣởng... đều yêu cầu mọi thành viên phải tuân theo. Trải qua thời gian áp dụng, các quy định, nguyên tắc, triết lý, tƣ tƣởng... đó sẽ dần trở thành niềm tin, thông lệ và quy tắc ứng xử chung mà mọi thành viên đều thấm nhuần, tức là trở thành “những giá trị đƣợc chấp nhận”.

Những “giá trị đƣợc chấp nhận” cũng có tính hữu hình vì ngƣời ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hƣớng dẫn cho các thành viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trƣờng doanh nghiệp. Hệ thống các giá trị này trở thành hiện thân của triết lý kinh

doanh và là kim chỉ nam cho doanh nghiệp khi phải đối phó với những tình huống khó khăn. Nó gồm có:

1. Những nguyên tắc và giá trị mà tổ chức phấn đấu đạt tới. 2. Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2.3. Cấp độ thứ ba: Những giả định nền tảng của doanh nghiệp (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp)

Trong bất kỳ hình thức văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp,…) cũng đều có các quan niệm chung, đƣợc tồn tại trong thời gian dài, chúng ăn sâu vào trong tâm trí của hầu hết tất cả các thành viên thuộc nền văn hoá đó và trở thành điều mặc nhiên đƣợc công nhận.

Để hình thành đƣợc các quan niệm chung này, bất kỳ cộng đồng văn hoá cũng phải trải qua một quá trình hoạt động lâu dài, trải qua sự va chạm và xử lý các tình huống thực tiễn, phải trải qua quá trình tích luỹ sự nếm trải những thành công và thất bại. Chính vì vậy khi đã hình thành, các quan niệm chung rất sẽ khó bị thay đổi. Ví dụ, sự bình đẳng nam - nữ vẫn là mục tiêu mà nhiều quốc gia trên các châu lục đều hƣớng tới bởi vì quan điểm trọng nam khinh nữ vốn đã trở thành quan niệm chung của nhiều quốc gia..

Khi một doanh nghiệp đã hình thành cho mình đƣợc quan niệm chung, tức là các thành viên trong doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ và hành động theo quan niệm chung đó, họ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngƣợc lại với quan niệm chung. Ví dụ, cùng vấn đề trả lƣơng cho ngƣời lao động, các công ty Mỹ và hầu hết các công ty Châu Âu trả lƣơng theo năng lực làm việc của ngƣời lao động, do vậy ngƣời trẻ có năng lực thực sự hoàn toàn có thể có mức lƣơng cao hơn ngƣời lớn tuổi và có thâm niên. Trong khi đó đại đa số các công ty ở Châu Á, trong đó có Việt Nam cùng chia sẻ quan niệm chung là trả lƣơng theo thâm niên lao động. Ngƣời lao động đƣợc đánh giá và trả lƣơng theo thâm niên cống hiến cho doanh nghiệp.

Quan điểm của các nhà nghiên cứu đều đánh giá rất cao vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động toàn diện của doanh nghiệp. Có thể khái quát vai trò của văn hóa doanh nghiệp ở một số điểm sau đây:

a. Văn hoá doanh nghiệp là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể đƣợc xem xét trên bốn khía cạnh: Sự linh hoạt (khả năng đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng); Chất lƣợng của sản phẩm/dịch vụ (đặc tính kỹ thuật, độ tin cậy, kiểu dáng...); Tốc độ phản ứng trên thị trƣờng (thời gian từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi họ đƣợc phục vụ, tốc độ phát triển sản phẩm mới...); Chi phí (chi phí sản xuất của doanh nghiệp thấp hơn đối thủ cạnh tranh).

Doanh nghiệp muốn đạt đƣợc các lợi thế này phải có ba nguồn lực quan trọng: nhân lực, vốn, công nghệ. Nguồn nhân lực tham gia trực tiếp toàn bộ quá trình đánh giá, lựa chọn và phát triển lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, vì vậy nó có ý nghĩa quyết định đến khả năng đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh và hiệu quả của quá trình này. Trong khi đó VHDN, tác động trƣớc hết đến con ngƣời trong doanh nghiệp, đóng vai Trò quan trọng trong việc phát huy tối đa nhân tố con ngƣời, vì vậy có thể tác động một cách gián tiếp tới việc tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

b. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên nền tảng sức mạnh tinh thần cho doanh nghiệp

Định hướng cho các đơn vị và cá nhân hướng tới mục tiêu chung:

VHDN là tổng hợp các đặc tính do lịch sử và các thành viên trong doanh nghiệp tạo nên và phát triển lên, vì vậy nó quyết định nền tảng tâm lý cộng đồng của toàn bộ tổ chức này.

Mỗi doanh nghiệp đều có những giá trị và niềm tin mà mình đại diện, tức là đều có các tiêu chuẩn để giải đáp các vấn đề, phản ánh hình ảnh của doanh nghiệp, hình ảnh này thậm chí còn ảnh hƣởng đến hình ảnh mà cá nhân tự xây dựng cho mình.

Nói cách khác, VHDN cung cấp một sự hiểu biết chung về các mục đích và các giá trị của doanh nghiệp, tạo nên sự nhất trí, đồng lòng của đội ngũ cán bộ công

nhân viên, thúc đẩy họ cùng hành động và làm việc hết mình vì sự phát triển của công ty, sự thành đạt của mỗi cá nhân. Chính đặc điểm này đem lại hiệu quả cho quá trình kế hoạch hoá và phối kết hợp giữa các thành viên trong toàn doanh nghiệp.

Sự thành công trong chiến lƣợc quản trị nhân sự của các công ty Mỹ và Nhật Bản là một điển hình cho việc xây dựng nền văn hoá đặc trƣng trong xí nghiệp. Một ví dụ sinh động của công ty công nghệ cao Hewlett-Packard (HP), công ty này đã quy định thành văn bản triết lý kinh doanh của mình và công bố cho toàn thể nhân viên nhƣ sau:

"Các thành tựu của một tổ chức là thành quả của những nỗ lực phối hợp từng cá nhân... Và HP không đƣợc có một tổ chức cứng rắn, chặt chẽ, theo kiểu quân đội, mà phải cho nhân viên quyền tự do làm việc hƣớng đến những mục tiêu tổng thể theo những lề lối mà họ cho là tốt nhất trong những lĩnh vực trách nhiệm riêng của họ...".

c. Văn hóa doanh nghiệp là bản sắc của doanh nghiệp là cái phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Bản sắc của doanh nghiệp là nét riêng biệt, đặc thù của mỗi doanh nghiệp, văn hóa là nhân tố quan trọng cơ bản tạo nên dấu ấn của doanh nghiệp, là đặc tính để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Văn hoá doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận hợp thành: Gồm triết lý kinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen, cách thức đào tạo, giáo dục, truyền thuyết, huyền thoại của một số thành viên trong doanh nghiêp...; Tất cả những yếu tố đó tạo nên phong cách riêng của doanh nghiệp; điều này giúp ta phân biệt đƣợc sự khác nhau giữa các doanh nghiệp và giữa các tổ chức xã hội. Phong cách đó đóng vai trò nhƣ không khí và nƣớc đối với doanh nghiệp, có ảnh hƣởng rất lớn đối với doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sáng tạo cái mới, bởi văn hóa là sáng tạo. Quá trình xây dựng và phát triển, doanh nghiệp luôn cung cấp cho xã hội những nhu cầu mới, khác trƣớc. Điều đó có nghĩa là một doanh nghiệp không thể giới hạn ở chỗ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mới hơn, tốt

hơn cho xã hội. Đó là chức năng sáng tạo, đồng thời cũng là cái cần thiết để doanh nghiệp tồn tại.

Văn hóa doanh nghiệp sẽ hình thành nên bản sắc của doanh nghiệp khi nó đƣợc chăm lo phát triển, in đậm vào tâm trí ngƣời tiêu dùng tạo thành ấn tƣợng xã hội, thành niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp.

Ví dụ nhƣ khi nhắc đến giày dép là ngƣời ta nghĩ ngay đến Bitis, nhắc đến cafe là ngƣời ta nghĩ đến cafe Trung Nguyên. Hay khi muốn mua Bảo hiểm rất nhiều khách hàng sẽ tìm đến Prudential hoặc Bảo Việt. Nhƣ khi mới bƣớc chân vào công ty Walt Disney, ngƣời ta sẽ có một vài cảm nhận chung qua bộ trang phục của các nhân viên và một khẩu ngữ chung mà nhân viên ở đây dùng là “một chú Mickey tốt đấy” có nghĩa là “bạn làm việc tốt đấy”; phong cách ứng xử chung của họ là luôn tƣơi cƣời và lịch sự với khách hàng; họ đều có tình cảm chung nữa là rất tự hào là nhân viên của công ty Walt Disney. Hoặc bạn vào bất kể một công ty lớn nào ở Việt Nam thì sẽ ó những sự cảm nhận về sự khác biệt trong phong cách của các Công ty này, nhƣ vào công ty FPT, Viettel, Vietcombank, Taxi Mai Linh...

Tuy nhiên, một doanh nghiệp trong thời gian khởi sự chƣa thể có một văn hóa doanh nghiệp ổn định, tức là chƣa thể có một bản sắc doanh nghiệp đầy đủ. Để làm đƣợc điều này các giá trị phải trải qua một quá trình tạo lập, chọn lọc, thích nghi và phát triển lâu dài trong quá trình đó, vai trò của ngƣời quản lý là rất quan trọng để định hƣớng và xác lập văn hóa doanh nghiệp.

Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp bao giờ cũng in đậm dấu ấn cá nhân từ nhân cách của ngƣời lao động, lối suy nghĩ quản lý đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là cái hồn của doanh nghiệp, nó tạo dựng lòng tin của nhiều ngƣời về doanh nghiệp và giúp nhân viên tập trung vào những công việc quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, khẳng định tên tuổi, uy tín của doanh nghiệp đó.

d. Thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp lầm tƣởng rằng cứ trả lƣơng cao là sẽ thu hút, duy trì đƣợc ngƣời tài. Tuy nhiên, tiền lƣơng mới chỉ là một phần, mà quan trọng là nhân viên có cảm thấy hứng thú khi đƣợc làm việc trong môi trƣờng doanh nghiệp hay không, có cảm nhận đƣợc bầu không khí thân thuộc trong doanh nghiệp hay không. Chính vì vậy, một nền VHDN có chất lƣợng sẽ thu hút đƣợc những nhân viên có năng lực, có trình độ gắn bó với doanh nghiệp.

VHDN hƣớng tới xây dựng một nền nếp quản trị sinh lợi và xây dựng mối quan hệ hoà hợp, thân thiện giữa ngƣời - ngƣời trong doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng hợp tác, tin cậy, hữu ái, vững chắc và tiến thủ. VHDN có thể thay thế một phần phƣơng thức quản lý quan liêu (là phƣơng thức mà nhà quản trị cấp cao ra mọi quyết định và nhân viên phải tuyệt đối tuân theo và mọi hoạt động của họ đều bị kiểm soát chặt chẽ) bằng phƣơng thức quản lý tập thể đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, khả năng tự chủ, tạo cảm giác hài lòng, phấn khởi và sự trung thành của nhân viên đối với tổ chức.

đ. Văn hoá doanh nghiệp vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là mục tiêu của doanh nghiệp:

VHDN hƣớng tới sự xây dựng nền tảng tâm lý cộng đồng trong doanh nghiệp. Nó bao gồm các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần có tác dụng thúc đẩy ngƣời lao động nỗ lực hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp, cũng là để phát huy hết khả năng của bản thân mình. Xây dựng thành công VHDN nghĩa là đảm bảo hiệu quả hoạt động cao của doanh nghiệp. Chính vì vậy, một nền VHDN tốt cũng chính là mục tiêu mà doanh nghiệp hƣớng tới.

Văn hoá doanh nghiệp là động lực phát triển của doanh nghiệp:

Quyết định sự thành bại của doanh nghiệp

Khi nhìn nhận về nguyên nhân sụp đổ của một công ty, ngƣời ta có thể suy luận là do thị hiếu, công nghệ hay thời trang thay đổi nhƣng chính các niềm tin căn bản, các giá trị mới có sức mạnh chi phối nổi bật. Chúng có quan hệ nhiều với thành

bại của doanh nghiệp hơn là các nguồn lực: tài nguyên công nghệ, kinh tế hay cơ cấu tổ chức.

Thứ nhất, tập hợp vững chắc các niềm tin, giá trị, hay quy tắc là tiền đề cho mọi kế hoạch, chính sách và mọi hoạt động của công ty.

Thứ hai, sự gắn bó trung thành với các niềm tin, giá trị, qui tắc này chứng tỏ sức hấp dẫn và chi phối mạnh mẽ của chúng, vì vậy làm bộc lộ hết năng lực của nhân viên.

Thứ ba, thực tế chứng minh rằng: hầu hết các công ty đạt thành quả hàng đầu đều có tập hợp xác định rõ niềm tin dẫn đạo. Trong khi đó, các công ty có thành tích kém hơn nhiều là một trong hai loại: không có tập hợp niềm tin nhất quán nào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH MTV điện lực hải dương (Trang 25 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)