Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH MTV điện lực hải dương (Trang 60 - 66)

TT

Năm Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

2010 2011 2012 2013 2014

1 Doanh thu tiền điện Tỷ VNĐ 2.022,4 2.744,3 3.352,2 4.150,97 4.990,76

2 Nộp ngân sách Nhà

nƣớc Tỷ VNĐ 0,49 0,092 9,169 13,4 12.2

3 Lợi nhuận Tỷ VNĐ 0 -97,493 33,116 5,858 3,675

4 Thu nhập bình quân/đầu ngƣời 1000 đ 8.905 9.963 10.081 10.144 10.215

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Hải Dương từ năm 2010-2014)

Doanh thu tiền điện trong vòng 5 năm đã có sự bứt phá đáng kể tăng 2.5 74,01 25,99 74,3 25,7 74,36 25,64 74,77 25,23 74,55 25,45 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 năm 2014

N? Na m

lần.Thu nhập bình quân đầu ngƣời đã tăng lên gần 1.5 lần. Điều này mang đến tâm lý hứng khởi, thúc đẩy quá trình làm việc của CBCNV Công ty. Nộp ngân sách nhà nƣớc tăng gần gấp đôi.

- Tỷ trọng điện thƣơng phẩm các thành phần kinh tế:

+ Năm 2005 là năm Công ty hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV: Sản lƣợng điện thƣơng phẩm năm 2005 là: 973.573.000 kWh.

+ Năm 2014, sản lƣợng điện thƣơng phẩm là: 3.000.000.000 kWh.

Vì vậy, kể từ ngày đổi tên thành Công ty TNHH MTV đến nay, sản lƣơng điện thƣơng phẩm của Công ty tăng 3.08 lần.

Trong các thành phần kinh tế, sản lượng của thành phần công nghiệp xây dựng là chiếm tỷ trọng cao nhất.

- Nông nghiệp, LN, TS: 1,24% - Công nghiệp xây dựng: 70,88% - Thƣơng nghiệp dịch vụ: 1,15 % - Quản lý tiêu dùng: 25,39 % - Thành phần phụ tải khác: 1,34 %

2.2. Kết quả khảo sát thực tế tình hình thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng

2.2.1. Mô tả tổng quan mẫu khảo sát

Tổng số có 150 bản khảo sát đƣợc phát ra, thu về 147 bản (tỷ lệ phản hồi 98%).

Tỷ lệ tham gia khảo sát ở khu Văn phòng, khối phụ trợ (các Trung tâm, xí nghiệp), khối Điện lực lần lƣợt là 53%, 15%, 32%. Kết quả này phù hợp với trình độ ngƣời đƣợc khảo sát Đại học (72,8%), trung cấp, cao đẳng & CNKT (23,2%), sau Đại học (4%). Vì các đơn vị khối phòng ban làm việc gián tiếp nên trình độ chủ yếu là Đại học, khu vực khối Điện lực và khối phụ trợ là các đơn vị làm việc trực tiếp nên trình độ học vấn chủ yếu là Cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật.

Đặc điểm thâm niên công tác trong cuộc khảo sát đƣợc thể hiện qua kết quả trả lời câu 3. Tỷ lệ ngƣời có thâm niên trên 15 năm tham gia khảo sát 3%, tỷ lệ thâm niên công tác dƣới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 49%, thứ hai là 5-10 năm, chiếm 38%, thâm niên công tác từ 10-15 năm là 10%, đứng thứ ba. Điều này đƣợc giải thích do có sự biến động mạnh về lao động từ năm 2010 đến năm 2014. Năm 2010, số lao động là 981 ngƣời, đến năm 2014, số lao động là 1497 ngƣời, tăng 516 ngƣời tƣơng đƣơng 65.53%.

2.2.2. Kết quả nghiên cứu

2.2.2.1. Nhận thức VHDN của CBCNV Công ty Điện lực Hải Dương

Để đánh giá sự nhận thức của CBCNV ĐL Hải Dƣơng vê VHDN của DN, tác giả đƣa ra 6 câu hỏi khảo sát (từ câu 4 đến câu 9 trong bản khảo sát).

Hình 2.5 cung cấp câu trả lời cho câu hỏi 4, phần 1 bản khảo sát “Ông/bà đã từng nghe về văn hóa doanh nghiệp của công ty”. Trong số các phiếu trả lời, 87% đã từng nghe, 13% chƣa từng nghe. Điều này chứng tỏ văn hóa doanh nghiệp đã dần dần từng bƣớc ăn sâu vào tâm trí CBCNV Điện lực Hải Dƣơng. Con số 13% trả lời chƣa từng nghe không có nghĩa những ngƣời này hoàn toàn không hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp, có thể họ chƣa đƣợc tiếp cận một cách có hệ thống và sâu sắc về vấn đề này.

13%

87%

Đã từng nghe Chưa từng nghe

Hình 2.5. Kết quả nghiên cứu nhận thức VHDN của DN (câu hỏi 4)

Mặc dù tỷ lệ đã từng nghe khái niệm VHDN trong câu 4 là 87% nhƣng có 100% mẫu khảo sát đồng ý với nhận định “Để tồn tại và phát triển bền vững lâu dài, doanh nghiệp cần xây dựng một bản sắc văn hóa riêng trong mọi hoạt động của mình” (76% đồng ý hoàn toàn, 24% đồng ý). Nhƣ vậy, ngƣời lao dộng đều nhận ra rằng bên cạnh vai trò thƣơng mại thì mọi công ty nên đƣa nhân tố văn hóa doanh

nghiệp (chân – thiện – mĩ) vào hoạt động hàng ngày, vào trong sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Kết quả này chỉ ra rằng việc thực hiện VHDN tại công ty đƣợc sự ủng hộ rất cao của ngƣời lao động.

76% 24% 0 0 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Hình 2.6. Kết quả nghiên cứu nhận thức VHDN của DN (câu hỏi 5)

Hiện nay, việc tiếp cận với vấn đề VHDN của nhân viên công ty cải thiện đáng kể. Cách tiếp cận phổ biến nhất là thông qua phƣơng tiện thông tin đại chúng (52%), nhân viên đƣợc tiếp cận khái niệm này từ chính công ty (36%), còn lại là các cách tiếp cận qua các kênh khác (12%). Văn hóa doanh nghiệp ngày càng quen thuộc, đƣợc chú trọng, đƣợc tuyên truyền trên các phƣơng tiện truyền thông. Đây là cách tiếp cận dễ song cần có sự chắt lọc. Do vậy, để nâng cao nhận thức về VHDN, công ty cần có những biện pháp phù hợp để nhân viên tiếp cận khái niệm này từ chính nơi mình làm việc.

Câu hỏi khảo sát 7, phần 1 trả lời lý do doanh nghiệp nên quan tâm đến VHDN. Lý do công ty nên quan tâm đến VHDN là tự nhận thức trách nhiệm của mình (120/147 câu trả lời); áp lực từ cộng đồng (62/147 câu trả lời); do nghĩa vụ pháp lý, quy định nhà nƣớc (35/147 câu trả lời); lý do khác (16/147 câu trả lời). Có thể nhận thấy rằng ngƣời lao động tại Công ty ý thức VHDN là vấn đề mang tính tự nguyện, không bắt buộc, xuất phát từ chính ý thức của Công ty.

Bảng 2.3 chỉ ra các lợi ích dƣới góc nhìn của ngƣời lao động tại Công ty khi thực hiện VHDN. VHDN tác động mạnh nhất đến hình ảnh của doanh nghiệp, tăng sự hài lòng của nhân viên, tiếp đó thu hút nhà đầu tƣ, nhân sự, tăng doanh số, tiết kiệm chi phí. Cuối cùng là tăng khả năng cạnh tranh, quản lý rủi ro.

Bảng 2.3. Kết quả nghiên cứu nhận thức VHDN của Công ty (câu hỏi 8)

Nội dung Tác động mạnh Tác động bình thƣờng Không tác động Số tuyệt đối (ngƣời) Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối (ngƣời) Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối (ngƣời) Số tƣơng đối (%)

Nâng cao hình ảnh của Doanh

nghiệp 145 98,3% 2 1,7% 0 0,0%

Doanh số bán hàng và cung

cấp dịch vụ 89 60,5% 37 25,2% 11 14,3%

Tiết kiệm chi phí 54 36.7% 49 33.3% 44 30,0%

Quản lý tốt hơn các rủi ro 31 53,1% 56 38,1% 60 40,8% Thu hút, giữ chân nhân sự tài

năng 137 93.2% 10 6,8% 0 0,0%

Thu hút các nhà đầu tƣ 98 66.6% 49 33.4% 0 0,0% Tăng khả năng cạnh tranh 38 25,9% 62 42,2% 47 31.9% Tăng sự hài lòng cho KH 144 98,3% 3 1,7% 0 0,0%

(Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế tại PC Hải Dương)

Những rào cản chính khi thực hiện VHDN đƣợc trả lời qua kết quả khảo sát câu 9, phần 1. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, rào cản lớn nhất đó là Công ty thiếu sự khuyến khích của các bên liên quan (67,2%); vấn đề vốn, nhân lực cũng là một rào cản lớn (27,6% và 24,1%); 20,7% kết quả khảo sát cho rằng việc không đạt đƣợc lợi ích từ việc thực hiện VHDN cũng là một rào cản, còn lại các trở ngại khác là 10,3%.

Bảng 2.4. Kết quả nghiên cứu nhận thức VHDN của Công ty (câu hỏi 9)

Nội dung nghiên Mẫu

cứu

Kết quả Số tuyệt

đối Số tƣơng đối

Thiếu vốn 147 16 27,6%

Thiếu sự khuyến khích các bên liên quan 147 39 67,2% Không đạt đƣợc lợi ích mong đợi từ việc

thực hiện VHDN

147

12 20,7%

Trở ngại khác 147 6 10,3%

(Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế tại PC Hải Dương)

Qua nghiên cứu ta thấy rằng, khái niệm VHDN của DN đã dần dần phổ biến rộng rãi trong Công ty TNH MTV Điện lực Hải Dƣơng và cũng đang đi vào trong tiềm thức của CBCNV. Bên cạnh việc nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động thực thi VHDN, việc hiểu thế nào VHDN còn nhiều hạn chế. Văn hóa doanh nghiệp đã mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng. Thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực có thể bổ sung thông qua con đƣờng tuyển dụng, thiếu thị trƣờng có thể từng bƣớc mở rộng thêm, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chƣớc và đi mua tất cả mọi thứ hiện hữu nhƣng lại không thể bắt chƣớc hay đi mua đƣợc sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Khi đó, văn hóa doanh nghiệp làm nên sự khác biệt và là một lợi thế cạnh tranh.. Ngƣời lao động cũng đã ý thức đƣợc VHDN là vấn đề cần đƣợc sự quan tâm của doanh nghiệp cũng nhƣ lợi ích và rào cản khi thực hiện VHDN.

2.2.2.2. Đánh giá của CBCNV về các yếu tố cấu thành VHDN tại PCHD

Trong phần này, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng VHDN tại PC Hải Dƣơng. Việc phân tích thực trạng đƣợc thực hiện dựa trên việc sử dụng phƣơng pháp khảo sát bảng hỏi, để lƣợng hóa các yếu tố cấu thành của VHDN, trên cơ sở đó đánh giá sức mạnh VHDN tại PC Hải Dƣơng. Các biểu hiện của VHDN sẽ đƣợc đánh giá theo thang điểm (Hoàn toàn đồng ý = 5 điểm, Đồng ý = 4 điểm, Bình thƣờng/không có ý kiến = 3 điểm, Không đồng ý = 2 điểm, Hoàn toàn không đồng ý = 1 điểm)

Theo kết quả khảo sát về VHDN mà tác giả đã tiến hành trong thời gian qua, tác giả đã tổng hợp đƣợc kết quả về nhận thức đánh giá việc xây dựng VHDN của PC Hải Dƣơng bao gồm: Các giá trị hữu hình; các giá trị đƣợc chia sẻ, đƣợc tuyên bố và các quan niệm chung nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH MTV điện lực hải dương (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)