1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1.1 .Phương pháp thu thập nguồn tài liệu, số liệu thực tế
3.4. Đánh giá công tác quản lý chi NSNN tại huyện Thanh Chương giai đoạn
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
Về quản lý lập dự toán chi: tính tự chủ trong công tác lập dự toán còn thấp, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn ngân sách của cấp trên. Quá trình lập dự toán thiếu tính chủ động do còn dựa vào việc phân bổ nguồn ngân sách do cấp trên chỉ đạo chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của UBND huyện.
Vềquản lý chấp hành dự toán chi: một số cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn sử dụng NSNN chưa chấp hành tốt các quy định của Luật, chưa nâng cao ý thức quản lý sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả. Việc chấp hành cơ chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu NSNN chưa đúng quy định là nguyên nhân gây ra lãng phí ở một số khâu, một số khoản chi. Một số ít lãnh đạo, cán bộ công chức ở các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa nâng cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách. Công tác tuyên truyền, quán triệt Luật NSNN đến các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn sử dụng ngân sách chưa sâu sắc, chưa đạt được mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về Luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan đơn vị và của cán bộ còn hạn chế.
Đội ngũ cán bộ ngành tài chính ở các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp xã, thị trấn vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, trình độ còn bất cập, chưa được chuẩn hoá kịp thời để đáp ứng được tiến trình cải cách hành chính công. Ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương, phẩm chất, trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ trong công tác quản lý và thực hiện dự án đầu tư XDCB không đồng đều còn bị hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quá trình quyết toán chi NSNN của huyện Thanh Chương.
Bên cạnh đó, sự phối kết hợp giữa các cơ quan có liên quan chưa được chặt chẽ. Đặc biệt là sự phối hợp giữa phòng Tài chính - kế hoạch - KBNN - cơ quan Thuế của huyện còn chưa được nhịp nhàng, đồng bộ.
Về quản lý quyết toán chi: việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, có nơi còn mang tính hình thức, chưa thực hiện tốt nguyên tắc công khai tài chính, làm hạn chế hiệu quả giám sát của cán bộ, công chức, của các đoàn thể chính trị - xã hội, của các tầng lớp nhân dân đối với việc quản lý và sử dụng NSNN tại các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách và các cấp ngân sách.
Về quản lý kiểm tra, giám sát chi: công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được tiến hành thường xuyên. Việc kết luận, xử lý sai phạm còn chưa nghiêm minh, nhiều trường hợp còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử ký kiên quyết đối với các trường hợp có sai phạm để làm gương cho người khác. Đây là một nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý chi NSNN chưa hiệu quả, vì thực tế hiện nay cán bộ có chức, có quyền vi phạm trong quản lý chi tiêu ngân sách có dấu hiệu ngày càng tăng, trong khi số người bị phát hiện và xử phạt rất ít.
CHƢƠNG 4
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN THANH