Đẩy mạnh quản lý kiểm tra, giám sát chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 88 - 97)

1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1.1 .Phương pháp thu thập nguồn tài liệu, số liệu thực tế

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN tại huyện Thanh Chương,

4.2.4. Đẩy mạnh quản lý kiểm tra, giám sát chi NSNN

Thanh tra, kiểm tra tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý NSNN, là chức năng thiết yếu của Tài chính Nhà nước. Làm tốt công tác thanh tra tài chính và kiểm soát chi ngân sách sẽ góp phần phòng ngừa những sai phạm, thất thoát, lãng phí trong chi tiêu, sử dụng kinh phí

ngân sách, tập trung đầy đủ, kịp thời nguồn thu ngân sách về cho Nhà nước, tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực XDCB.

Từng bước thực hiện thanh tra tài chính và kiểm toán nhà nước hàng năm đối với tất cả các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành Luật kế toán, chế độ hạch toán kế toán, chế độ hoá đơn chứng từ, tình hình thực hiện nghĩa vụ thu, nộp ngân sách tại các doanh nghiệp. Thực hiện công khai kết luận thanh tra, kiểm toán. Chú trọng công tác xử lý kỷ luật về tài chính ngân sách và kiến nghị xử lý về trách nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị có vi phạm pháp luật về tài chính ngân sách. Thông qua thanh tra, kiểm tra đề xuất các nội dung, biện pháp bổ sung để hoàn thiện chính sách, chế độ quản lý tài chính, tăng cường công tác phúc tra, kiểm tra việc thực hiện những kết luận, kiến nghị xử lý sau mỗi cuộc thanh tra nhằm thu hồi vốn cho NSNN, củng cố kỷ luật tài chính và ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước trong tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân.

Để khắc phục sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, kiểm tra cần xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra theo hướng: đối với một đơn vị và cùng một nội dung mỗi năm chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra một lần; đoàn thanh tra sau phải sử dụng kết quả của đoàn thanh tra trước (trừ trường hợp có đơn thư khiếu nại, tố cáo), không được kiểm tra, thanh tra trùng lắp nội dung đoàn kiểm tra, thanh tra trước đã làm.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND các cấp đối với NSNN nói chung và ngân sách địa phương nói riêng. Cần nâng tỷ

trọng đại biểu HĐND chuyên trách giúp việc trong lĩnh vực NSNN, tăng cường đại biểu HĐND hoạt động chuyên nghiệp để giúp cho HĐND các cấp giám sát và quyết định chính xác các vấn đề có liên quan đến ngân sách.

Tăng cường sự giám sát của cán bộ công nhân viên, của nhân dân nhằm thúc đẩy tiết kiệm chi, chống lãng phí, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về công khai tài chính đối với các cấp ngân sách huyện, xã, các đơn vị dự toán, các tổ chức ngân sách nhà nước hỗ trợ, công khai các khoản đóng góp của dân, công khai phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN … Thực hiện đổi mới phương thức công khai tài chính, cải cách thủ tục tạo điều kiện tối đa cho người được cung cấp thông tin nắm được nhanh gọn, chính xác những thông tin cơ bản, kể cả nguồn tài chính và kết quả của việc sử dụng nguồn tài chính đó.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách. Thành lập cơ chế tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ đơn vị thông qua tổ chức công đoàn, lập ủy ban kiểm tra nội bộ tại cơ quan có chi, qua đó nâng cao tính tự giác trong vấn đề công khai, minh bạch thực hiện và làm theo quy định pháp luật của cấp có thẩm quyền về chế độ. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tài chính, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính các cấp. Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước; giám sát hoạt động huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; đảm bảo sử dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đẩy mạnh việc công khai tài chính các cấp ngân sách cần thực hiện một số giải pháp sau:

+ Xác định đúng nội dung,phạm vi số liệu cần công khai theo quy định. Lựa chọn hình thức công khai phù hợp với từng địa phương, đơn vị để nhân dân, cán bộ, công chức có thể nắm rõ nội dung công khai và giám sát được các nội dung này. Ngoài các hình thức công khai như lâu nay, đối với ngân sách cấp tỉnh và huyện có thể công khai trên trang thông tin điện tử của Tỉnh. Đối với xã, phường cần đặt biệt chú ý đến việc công khai các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, vì đây là một nội dung mà trong thực tế thường hay bỏ sót nên gây nhiều thắc mắc trong nhân dân.

+ Tăng cường công tác kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các cơ quan trong nội bộ ngành tài chính để đảm bảo khớp đúng số liệu, phục vụ công tác kiểm tra, giám sát chi NSNN của huyện khi hết năm ngân sách.

+ Các cơ quan có chức năng và các đoàn thể chính trị cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc công khai ngân sách ở các địa phương, đơn vị. Kịp thời đề xuất xử lý các đơn vị vi phạm chế độ công khai tài chính.

Cuối cùng, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách của Kho bạc Nhà nước huyện Thanh Chương. Với vị trí hết sức quan trọng, là người “gác cửa” các khoản chi ngân sách, để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi của cơ quan KBNN cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:

+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi ngân sách, đảm bảo chặt chẽ nhưng không cứng nhắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong giao dịch với KBNN.

+ Xây dựng và ban hành các quy trình công tác về kiểm soát chi thường xuyên cũng như chi đầu tư, trong đó cần quy định rõ về hồ sơ thủ tục cần phải có khi giao dịch, đồng thời quy định rõ thời hạn giải quyết các thủ tục này, niêm yết công khai các thủ tục này tại nơi giao dịch và phải tuân thủ đúng.

+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm soát chi của cán bộ KBNN thông qua thực hiện chiến lược của ngành trong việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ.

+ Phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính trong quản lý chi ngân sách, thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo với cơ quan tài chính và các cơ quan hữu quan cũng như với lãnh đạo thành phố.

+ Thực hiện đúng quy trình kiểm soát chi NSNN qua kho bạc. Kiểm tra trước, trong và sau khi chi NSNN. Đây là một khâu rất cần coi trọng vì kiểm soát trước khi chi sẽ ngăn ngừa và loại bỏ được những khoản chi tiêu không đúng chế độ quy định, không đúng định mức tiêu chuẩn, đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, chống lãng phí và thất thoát tiền vốn của Nhà nước.

KẾT LUẬN

Từ thực tiễn công tác quản lý chi NSNN tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và các công trình nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu đã được công bố. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về quản lý NSNN, quản lý chi NSNN trên địa bàn cấp huyện, đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý chi NSNN tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trên các nội dung như quản lý kế hoạch chi, chấp hành chi, quyết toán chi và kiểm tra, giám sát chi NSNN trên địa bàn huyện. Từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN huyện Thanh Chương. Trên cơ sở đó luận văn đưa ra quan điểm, mục tiêu và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN ở huyện Thanh Chương giai đoạn 2017-2020.

Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ này, tác giả đã vận dụng kiến thức được học tập trong nhà trường, kinh nghiệm công tác quản lý chi NSNN từ những địa phương và những hướng dẫn của các thầy cô giáo, đi sâu tìm hiểu thực tiễn quản lý chi NSNN huyện Thanh Chương giai đoạn 2010-2016. Bước đầu đã đề xuất những giải pháp nhằm công tác quản lý chi NSNN ở huyện Thanh Chương giai đoạn 2017-2020 hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây là một vấn đề có liên quan đến công tác quản lý chi NSNN nói chung, nên việc xây dựng, hoàn thiện vấn đề này, cần phải có những nghiên cứu tiếp theo.

Hoàn thiện công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng đó là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự nỗ lực và hợp sức của mỗi cá nhân, mỗi cấp, mỗi ngành. Nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN không chỉ diễn ra ở cấp huyện mà cần phải được thực hiện ở tất cả các cấp nhằm phát huy tối đa tiềm lực tài chính quốc gia, góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập mở cửa hiện

nay thì việc hoàn thiện cơ cấu công tác quản lý chi ngân sách lại càng cần thiết. Thực hiện tốt được vấn đề này sẽ giúp cho chúng ta có được sức mạnh kinh tế lớn hơn và hội nhập nhanh hơn với nền kinh tế thế giới.

Huyện Thanh Chương với tư cách là một cấp ngân sách đã, đang và sẽ không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý chi NSNN của mình trên toàn bộ các mặt. Cùng với sự quan tâm, đồng lòng ủng hộ của quần chúng nhân dân, sự tập trung chỉ đạo của lãnh đạo các cấp cộng với sự cố gắng của các phòng, ban, các ngành, đơn vị cấp xã, thị trấn thì nhất định công tác quản lý chi NSNN của huyện Thanh Chương ngày càng đạt hiệu quả cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã của huyện nhà nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Tài chính, 2007. Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN. Hà Nội: NXB Tài chính.

2. Bộ Tài chính, 2010. Hướng dẫn thực hiện Luật NSNN. Hà Nội: NXB Tài chính.

3. Bộ Tài chính, 2010. Hướng dẫn quản lý thu,chi Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn. Hà Nội: NXB Tài chính.

4. Nguyễn Thị Châm, 2012. Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ninh Giang, thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Học viện Tài chính.

5. Lê Ngọc Châu, 2004. Một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi NSNN qua hệ thống Kho bạc Nhà nước trong điều kiện ứng dụng tin học. Luận án Tiến sĩ kinh tế.

6. Vũ Văn Cương, 2011. Đánh giá thực trạng lập, chấp hành, quyết toán NSNN và phương hướng hoàn thiện. Nghiên cứu pháp luật về Tài chính công Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, tr 101- 128.

7. Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh, 2010. Giáo trình quản lý chi ngân sách nhà nước. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

8. Phương Thị Hồng Hà, 2006. Giáo trình quản lý ngân sách nhà nước. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.

9. Phạm Đức Hồng, 2002. Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường đại học Tài chính – Kế toán, Hà Nội.

10. Trần Văn Lâm, 2006. Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Học viện Tài chính, Hà Nội.

11. Huỳnh Thị Cẩm Liên, 2011. Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng.

12. Lê Chi Mai, 2003. Tăng cường cải cách tài chính công nhằm thúc đẩy cải cách hành chính. Quản lý nhà nước, tr. 7-11.

13. Lê Chi Mai, 2006. Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương thựctrạng và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia.

14. Dương Thị Bình Minh, 2005. Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. Hà Nội: Nxb Tài chính.

15. Bùi Đường Nghiêu, 2006. Điều hòa ngân sách giữa trung ương và địa phương. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

16. Dương Đức Quân, 2005. Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

17. Tạ Đức Sơn, 2014. Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

18. Nguyễn Hữu Tài, 2007. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ. Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

19. Đặng Văn Thanh, 2005. Phát triển tài chính Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng giai đoạn 2006 – 2010. Tạp chí Cộng sản, tr. 18-22.

20. Nguyễn Trường Thi, 2015. Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Đại học Vinh, Nghệ An.

21. Trần Thị Thúy, 2015. Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

22. Tỉnh uỷ Nghệ An, 2010.Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIII.

23. Nguyễn Thanh Toản, 2007. Đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

24. Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2005. Giáo trình Tài chính công, Hà Nội: Nxb Tài chính.

25. UBND huyện Thanh Chương, 2010 – 2016. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội qua các năm 2010 – 2016.

26. UBND huyện Thanh Chương, 2010 – 2016. Báo cáo tình hình sử dụng ngân sách nhà nước huyện Thanh Chương qua các năm 2010 – 2016.

27. UBND tỉnh Nghệ An, 2010-2016. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Nghệ An qua các năm 2010 – 2016. 28. UBND tỉnh Nghệ An, 2010-2016. Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách qua các năm 2010 – 2016.

29. Trần Quốc Vinh, 2012. Đổi mới quản lý ngân sách địa phương tại thành phố Ninh Bình. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

WEBSITE

30. Website Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn.

31. Website Huyện Thanh Chương: www.thanhchuong.nghean.gov.vn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)