Quan điểm và định hƣớng của Việt Nam về thu hút FDIcho phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI cho phát triển bền vững các ngành dịch vụ việt nam (Trang 81 - 84)

Thứ nhất:Thu hút FDI nhằm phát triển đa dạng các ngành dịch vụ nhưng có

trọng tâm trọng điểm.

- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm phát triển đa dạng các ngành dịch vụ bao gồm cả dịch vụ truyền thống và dịch vụ mới, hiện đại, có giá trị gia tăng cao. Trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế nền kinh tế và của đất nước, thu hút FDI phải đảm bảo cho tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ vào tăng trường kinh tế ngày càng cao, thực hiện được mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020.

- Đặt trọng tâm thu hút FDI vào phát triển các ngành dịch vụ tài chính – ngân hàng, viễn thông, thương mại, du lịch, vận tải, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ giáo dục – đào tạo, Y tế, dịch vụ khoa học – công nghệ,… Ưu tiên hiện đại hoá các ngành dịch vụ này.

- Thu hút FDI phát triển các dịch vụ hiện đại, có giá trị gia tăng cao, tạo tiền đề để nền kinh tế phát triển, hội nhập sâu, rộng và bền vững vào nền kinh tế dịch vụ thế giới.

- Phát triển đa dạng các ngành dịch vụ; thu hút FDI phát triển có trọng tâm, trọng điểm các ngành dịch vụ gắn với huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tránh dàn trải, rải mành gây nên hiệu ứng tạo sản phẩm dở dang và chất lượng thấp đối với các sản phẩm dịch vụ.

Thứ hai:Thu hút FDI nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch

vụ; gắn chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

- Thu hút FDI nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của vùng, miền và của cả nước.

- Thu hút FDI nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ gắn với chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, nông nghiệp, bảo đảm cho tốc độ và tỷ trọng các ngành dịch vụ cao hơn hẳn tốc độ và tỷ trọng ngành nông nghiệp, ngang bằng hoặc cao hơn ngành công nghiệp.

- Gắn chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ với chuyển dịch cơ cấu lao động, bảo đảm cho ngành dịch vụ tạo mở ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt là việc làm có giá trị gia tăng cao, với sự góp mặt của những lao động có chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội.

- Trong quá trình thu hút FDI nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ luôn gắn với quá trình toàn cầu hoá và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế; gắn chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ với lộ trình, bước đi trong chuyển dịch chung của các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp), tạo ra những tác động thuận chiều giữa chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ với chuyển dịch cơ cấu các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Hình thành sức mạnh tổng hợp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ nói riêng theo hướng hiện đại, bền vững.

Thứ ba:Nâng cao sức cạnh tranh của ngành dịch vụ thông qua thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trên cơ sở đó nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ. - Thu hút FDI nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành dịch vụ thông qua chất lượng sản phẩm dịch vụ.

- Thu hút FDI nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ không chỉ dựa trên tiềm năng, “lợi thế tĩnh” mà quan trọng nhất là dựa trên nền tảng “lợi thế động”, có sự góp mặt và chuyển giao của khoa học – công nghệ và nguồn lao động chất lượng cao.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ đồng bộ, tổng thể, ở các cấp độ:

+ Cấp độ sản phẩm, gắn với người tiêu dùng.

+ Cấp độ doanh nghiệp, gắn với ngành và phân ngành dịch vụ.

+ Cấp độ quốc gia gắn với thị trường trong nước, khu vực và thế giới trong phát triển ngành dịch vụ.

Thứ tư:Thu hút FDI nhằm thâm nhập, giữ vững, mở rộng và phát triển thị

trường dịch vụ, bảo đảm chủ động hội nhập quốc tế về lĩnh vực dịch vụ cũng như của toàn bộ nền kinh tế.

- Định hướng thu hút FDI và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ hiện đại, có giá trị gia tăng cao ở các thành phố lớn; xây dựng các trung tâm dịch vụ chất lượng cao, làm đầu tàu lôi cuốn và có tác động lan tỏa tới các ngành dịch vụ ở các khu vực khác, vùng, miền khác trong cả nước; tác động lan tỏa và làm gia tăng năng suất; gia tăng chất lượng và hiệu quả sản xuất – kinh doanh của nền kinh tế; từng bước hướng đến phát triển nền kinh tế dịch vụ trong tương lai.

- Trong quá trình thu hút FDI phải chú trọng phát triển, mở rộng hơn nữa cả thị trường dịch vụ các yếu tố sản xuất và thị trường tiêu dùng dịch vụ. Trên nền tảng của thị trường dịch vụ các yếu tố sản xuất, dịch vụ phát triển sẽ đóng vai trò quan trọng, làm “giá đỡ” cho các ngành kinh tế cũng như toàn bộ nền sản xuất phát triển bền vững. Và, điều quan trọng hơn đó là tận dụng được cơ hội trong mở cửa thị trường dịch vụ và đẩy lùi những nguy cơ, thách thức trong quá trình hội nhập ngày càng sâu vào thị trường dịch vụ khu vực và thế giới, nhất là đối với các dịch vụ nhạy cảm cao khi mở cửa.

Thứ năm:Thu hút FDI phát triển mạnh và hiện đại hóa các dịch vụ công

cộng, nhất là những dịch vụ gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển mạng lưới viễn thông, phát triển mạng lưới điện,…

Tóm lại, đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển ngành dịch vụ là hết sức cần thiết. Định hướng dòng vốn FDI vào phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, kỹ thuật cao, cần sử dụng vốn đầu tư lớn mà Việt Nam đang khuyến khích để phát triển, khi năng lực về tài sản, vốn đầu tư trong nước còn quá hạn hẹp, chẳng hạn, dịch vụ khoa học – công nghệ cao trong ngành năng lượng, vật liệu mới; dịch vụ viễn thông với việc ứng dụng công nghệ mới, hiện đại, sử dụng các gói dịch vụ với kỹ thuật băng thông rộng,… Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, không đầu tư dàn trải, rải mành mà tập trung, tạo đà cho nền kinh tế dịch vụ phát triển; đồng thời kiểm soát được các luồng vốn đầu tư

cả trong nước và ngoài nước khác (ODA), bảo đảm lợi ích về kinh tế, lợi ích về chuyển giao công nghệ, lợi ích phát triển xã hội và bảo vệ môi trường của thiên nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI cho phát triển bền vững các ngành dịch vụ việt nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)