3.3. Một số giải pháp thu hút FDIhƣớng tới phát triển bền vữngkhu vực
3.3.2. Giải pháp đối với một số ngànhdịch vụ điển hình
3.3.2.1. Giải pháp đối với ngành du lịch
Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch hiện đang có sức hấp dẫn mạnh đối với du khách quốc tế như du lịch thiên nhiên, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch thể thao… Tuy nhiên, do chưa được tổ chức tốt, du lịch Việt Nam vẫn thiếu các sản phẩm du lịch mang tính chuyên biệt và chưa tận dụng hết được tiềm năng vốn có. Để phát triển ngành Du lịch góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Tổng cục Du lịch đã định hướng phát triển du lịch và thu hút FDI vào các dịch vụ du lịch giai đoạn 2010 – 2020 với mục tiêu: phát triển nhanh và bền vững làm cho “Du lịch thật sự trở thành một ngành
Đầu tư du lịch là đầu tư phát triển, nhằm tăng cơ sở vật chất kỹ thuật cho một ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy cần tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác đầu tư phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào những điểm hạn chế của du lịch Việt Nam và hỗ trợ các hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan, môi trường, các di tích lịch sử, văn hoá…
Để đạt mục tiêu thu hút lượng FDI lớn cho sự phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới, cần xây dựng một định hướng đúng đắn có tính khả thi để thu hút FDI mang ý nghĩa rất quan trọng:
a) Coi trọng công tác quy hoạch phát triển các dịch vụ du lịch – xây dựng kế hoạch thu hút vốn đầu tư (FDI) và tổ chức quản lí giám sát.
Quy hoạch được xem là giải pháp quan trọng để thu hút FDI đảm bảo phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên môi trường. Thực tế cho thấy, những khu vực nào được quy hoạch, hoạt động du lịch không chỉ mang lại hiệu quả, không phá vỡ cảnh quan tự nhiên, hạn chế được các tác động môi trường thông qua các giải pháp về quản lý.
Quy hoạch phát triển dịch vụ du lịch là cụ thể hoá chiến lược phát triển du lịch cần được quan tâm xây dựng và công khai hoá các bước thực hiện để kêu gọi, thu hút các dự án FDI, trong đó làm rõ quy hoạch vùng du lịch, vùng du lịch trọng điểm, cụm du lịch, điểm du lịch và qui hoạch tổ chức liên kết giữa các vùng, các cụm, điểm du lịch tạo thành những chương trình, quỹ thời gian và tổ chức thực hiện… Việc xây dựng quy hoạch chiến lược phát triển các dịch vụ du lịch cần thiết và có thể thuê những công ty, chuyên gia giỏi hàng đầu trên thế giới, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin mới nhất, có thể tính toán, dự báo chính xác quá trình phát triển trong tương lai.
Trong giai đoạn phát triển du lịch hiện nay của nước ta, cùng với nhu cầu thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch, quy hoạch các khu điểm du lịch là một trong những yêu cầu cấp bách đối với các địa phương trên toàn quốc. Có thể hiểu quy hoạch du lịch là quá trình lập kế hoạch khai thác các tài nguyên du lịch để tạo thành
các sản phẩm phù hợp. Quy hoạch du lịch có những khác biệt nhất định so với quy hoạch kinh tế – xã hội và các quy hoạch chuyên môn khác. Quy hoạch du lịch có tính linh hoạt hơn, không mang tính áp đặt mà dựa trên một số nguyên tắc, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất là nguyên tắc thị trường. Thị trường quyết định ai sẽ là người tiêu thụ các sản phẩm du lịch được tạo ra, các sản phẩm này sẽ bao gồm những cấu thành gì, được bán với giá bao nhiêu, được thiết kế như thế nào… Do vậy, khi xây dựng quy hoạch chi tiết các khu điểm du lịch cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường tỉ mỉ. Từ đó xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển ngành đối với tổng thể cả nước gắn với quy hoạch kinh tế xã hội của cả nước. Quy hoạch ngành du lịch phải đảm bảo phát triển 3 vùng du lịch trọng điểm gắn với 3 vùng động lực phát triển kinh tế, hướng cho các địa phương, các doanh nghiệp khai thác có kế hoạch các tiềm năng du lịch, điều kiện cơ sở hạ tầng cho phép đến đâu khai thác đến đó. Quy hoạch phải dựa trên đặc điểm về tự nhiên và văn hóa từng vùng sinh thái khác nhau và phải có sự nhất trí của các ban ngành cùng người dân địa phương có gắn bó với du lịch. Có như thế mới phát huy thế mạnh từng địa phương đầu tư sẽ hiệu quả hơn (không trùng lặp) và sản phẩm mới đa dạng hấp dẫn. Một quy hoạch phát triển cụ thể, rõ ràng chắc chắn sẽ tạo điều kiện và hướng các nhà đầu tư vào những lĩnh vực đầu tư đúng đắn.
Ngoài ra, bên cạnh việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển ngành du lịch nói chung, chúng ta phải tiến hành quy hoạch các dự án đầu tư nước ngoài. Đây là một nội dung vô cùng quan trọng, việc thiếu hoặc chậm đưa ra một kế hoạch quốc gia về đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ chắc chắn sẽ là nguyên nhân gây bất lợi cho hoạt động quản lý nhà nước và môi trường đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch. Điểm cần quan tâm trong quy hoạch đầu tư là phải tạo cho được môi trường thu hút đầu tư cân đối, hài hòa giữa các lĩnh vực và các vùng trong cả nước. Hơn nữa, phải phù hợp với luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước thể hiện qua việc đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại. Ngoài việc duy trì các nhà đầu tư “truyền thống” như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, British Virgin Island , Hàn Quốc... cần tập trung
nghiên cứu khả năng thu hút hơn nữa các nhà đầu tư tiềm năng từ các nước liên minh Châu Âu, Nhật Bản. Đây là những nhà đầu tư có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ, và có thị trường lớn.
b) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách khuyến khích đầu tư vào du lịch.
Tổng cục du lịch, cục xúc tiến du lịch và các bộ ngành có liên quan cần tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách đầu tư nước ngoài của các nước, các tập đoàn và các công ty lớn để có chính sách thu hút vốn FDI cho phù hợp. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu luật pháp, chính sách và các biện pháp thu hút đầu tư của các nước trong khu vực là cần thiết để kịp thời có những đối sách hợp lý. Hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch cần đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, nhất quán, và dự đoán trước được.
Để khuyến khích đầu tư vào du lịch các chính sách thu hút đầu tư vào du lịch cần được hoàn thiện theo hướng:
Về chính sách thuế:
Giảm mức thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch. Hiện nay, mức thuế này ở mức 25% là mức thuế cao nhất, cao hơn so với khả năng thực hiện.
Giảm dần và tiến tới loại bỏ việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại hình kinh doanh sân Golf bởi vì Golf là một hình thức thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bơi lội… nên được khuyến khích phát triển chứ không nên xếp chung vào nhóm kinh doanh bị hạn chế phát triển như vàng mã, thuốc lá, rượu, bia.
Về chính sách đất đai:
Từng bước thực hiện thống nhất tiền cho thuê đất đối với các doanh nghiệp, đồng thời miễn giảm tiền thuê đất đối với các dự án đang trong thời kỳ xây dựng có bản, dự án thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Bên cạnh đó, Nhà nước cần thống nhất ban hành chế độ đền bù, giải tỏa đất hợp lý theo nguyên tắc:
- Tổ chức giao đất, thuê đất có trách nhiệm chi trả tiền đền bù cho người có đất bị thu, nhưng phía Việt Nam phải chịu trách nhiệm giải tỏa mặt bằng và chỉ giao đất cho chủ dự án FDI khi đã giải phóng xong mặt bằng.
c) Quản lý thống nhất chính sách thu hút vốn FDI vào dịch vụ du lịch. Một là, cần thành lập một cơ quan cấp trung ương có chức năng kiểm tra
giám sát các hoạt động đầu tư du lịch với sự phối hợp tham gia các cơ quan có liên quan như Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
Hai là, tăng cường các hoạt động đào tạo chuyên sâu của cơ quan chức năng cấp trung ương cho các cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở về hoạt động đầu tư để nâng cao năng lực thẩm định, phê duyệt dự án, hạn chế các trường hợp ra quyết định đầu tư sai.
Ba là, mặc dù đã phân cấp đầu tư nhưng Nhà nước cần có khung khổ pháp lý
về ưu đãi trong thu hút đầu tư, tránh trường hợp địa phương đưa ra những ưu đãi quá mức cho nhà đầu tư nước ngoài, không đem lại lợi ích ngành du lịch nói riêng, cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung.
d) Khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch.
Trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cần đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch theo những nguyên tắc sau:
- Đối với các tài nguyên chưa đủ điều kiện khai thác nhưng nằm trong phạm vi được phép phát triển du lịch thì trước mắt cần được bảo vệ cho mục đích khai thác lâu dài trong tương lai.
- Đối với các tài nguyên kém đặc sắc thì chỉ đầu tư có giới hạn để khai thác, tạo ra các sản phẩm du lịch có tính bổ sung nhằm tăng cường tính đa dạng, tăng khả năng thu hút khách du lịch.
- Đối với các tài nguyên đã và đang được đầu tư khai thác sử dụng cần phối hợp với địa phương và các ngành đánh giá lại hiệu quả sử dụng để có phương án sử dụng hợp lý hơn. Thu hút đầu tư mở rộng khai thác hoặc khai thác từng phần. Cần có quy chế đóng góp một phần từ doanh thu du lịch cho việc bảo tồn, phát triển tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường.
e) Tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch.
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng một cách đầy đủ và có trách nhiệm về thu hút FDI cho phát triển bền vững ngành du lịch cũng như khu vực dịch vụ, nền kinh tế.
- Xây dựng quy chế đảm bảo cho sự tham gia tích cực của cộng đồng vào quá trình xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, vào quá trình giám sát, quản lý hoạt động thu hút FDI vào ngành du lịch.
- Có kế hoạch đào tạo, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng. Mở các lớp huấn luyện, đào tạo về du lịch để cộng đồng có điều kiện được tham gia vào các hoạt động nghiệp vụ như: hướng dẫn, nấy ăn, làm buồng, bảo vệ…
3.3.2.2. Giải pháp đối với ngành y tế
a) Thống nhất nhận thức và quan điểm thu hút FDI vào phát triển ngành y tế.
Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, phần đông người dân và cả những người hoạt động trong ngành y tế đều coi ngành này là một ngành phúc lợi xã hội, hoạt động theo nguyên tắc phi thương mại. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết thực hiện Hiệp định chung về thương mại dịch vụ đối với tất cả 12 ngành dịch vụ, trong đó có y tế. Như vậy, ngày nay ta cần nhìn nhận y tế là một hoạt động thương mại, và hoạt động này cần được tự do hóa. Mặc dù trong các văn bản quy phạm pháp lý hiện hành, y tế là ngành được khuyến khích đầu tư, tuy nhiên phía Việt Nam vẫn mang tâm lý rụt rè, chưa yên tâm với việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, đặc biệt là xây dựng bệnh viện. Ngày nay, ngành y tế còn dư địa rất lớn để kêu gọi đầu tư, và nó cùng các ngành khác như giáo dục, văn hóa, ngân hàng, tài chính,… tạo động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển. Do vậy, để tận dụng triệt để các cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như thực hiện quản lý nguồn vốn và dự án một cách chặt chẽ, các cơ quan chức năng cũng như những người hoạt động trong ngành y tế cần nhận thức rõ, và thống nhất quan điểm từ trên xuống dưới trong việc thu hút FDI vào ngành này.
Trước nay, Việt Nam vẫn chưa chú trọng, chưa đề cao vai trò của hoạt động thu hút FDI nhằm phát triển ngành y tế, do đó các công tác xúc tiến, cải thiện môi trường đầu tư trong ngành này vẫn chưa được làm một cách tích cực nhất. Đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả thu hút khiêm tốn như trong chương trước đã trình bày. Trong giai đoạn tiếp theo, việc coi trọng ngành y tế như một ngành mũi nhọn để thu hút FDI là một việc làm cần thiết để cải thiện tình trạng hiện nay.
b) Nhóm giải pháp về luật pháp chính sách.
Hiện nay, số lượng các văn bản pháp luật liên quan đế việc quản lý nguồn vốn FDI trong ngành y tế của Việt Nam còn chưa nhiều, đó là còn chưa nói đến thiếu nhiều văn bản quy định về những vấn đề cụ thể của vốn đầu tư nước ngoài nói chung. Điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp cận vào thị trường, vùng miền, hình thức đầu tư mới ở Việt Nam trong ngành y tế. Việc cải thiện hệ thống luật pháp chính sách là hết sức cần thiết, nhưng nếu thay đổi quá nhanh chóng, không có bước đi dần dần, hợp lý sẽ có thể gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư. Vậy, nhóm giải pháp về luật pháp chính sách một mặt cần thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, mặt khác phải thận trọng, và làm từng bước.
Cần tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh nói chung và trong ngành y tế nói riêngđể sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của WTO. Cụ thể là:
- Ban hành các văn bản hướng dẫn về cơ chế hậu kiểm, giám sát, quản lý đối với dự án FDI theo Luật đầu tư 2005 và Nghị định 108 nhằm giúp các cơ quan quản lý địa phương đỡ lúng túng trong việc thực thi chức năng quản lý nhà nước của mình.
- Sớm nghiên cứu và ban hành các văn bản pháp luật quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến các hình thức đầu tư mới trong ngành y tế để giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc áp dụng. Đó là các quy định về mua cổ phần, nắm giữ cổ phần, ban quản trị, quản lý cổ đông,… đối với các hình thức đầu tư: M&A, công ty mẹ – con, công ty cổ phần có chi nhánh nước ngoài,… Trên cơ sở đó, các nhà đầu
tư nước ngoài trong ngành y tế sẽ mạnh dạn đầu tư theo nhiều hình thức mới với số vốn lớn hơn, đồng thời cũng khuyến khích nhà đầu tư mới đầu tư vào ngành y tế Việt Nam.
- Công tác quản lý nhà nước không chỉ riêng trong ngành y tế luôn kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ, hợp lý giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế công tác phối hợp giữa các Bộ ban ngành, giữa trung ương với địa phương vẫn còn nhiều bất cập, một phần là do ta còn thiếu