Xét trên góc độ tính bền vững về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI cho phát triển bền vững các ngành dịch vụ việt nam (Trang 51 - 62)

2.3.1.1. Nhữngbiểu hiện tích cực

Trong tất cả các nền kinh tế hiện đại, dịch vụ là động lực của các hoạt động kinh tế và là lĩnh vực đóng góp vào chất lượng đời sống cho tất cả người dân. Ví dụ, dịch vụ cơ sở hạ tầng hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp. Các dịch vụ giáo dục, y tế và giải trí ảnh hưởng tới chất lượng lao động và dân số nói chung. Các dịch vụ kinh doanh và chuyên môn đóng vai trò quan trọng để tăng năng suất của các doanh nghiệp. Các dịch vụ của Chính phủ ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp.[UNDP, 2006:1]

Có nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển khu vực dịch vụ và tăng trưởng kinh tế. Thông thường, ở những nước có nền kinh tế phát triển khu vực dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao hơn trong GDP (khoảng 70%) và có tính đa dạng, phong phú cao hơn so với những nước có nền kinh tế kém phát triển hơn. Mặc dù, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có mức thu nhập thấp, nhưng khu vực dịch vụ ngày càng phát triển và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tếtrong những năm qua. Tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP của Việt Nam qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 tương ứng là 37,5%; 37,7%; 37,4%; 38,3%; 37,8% và đến năm 2011 là khoảng 37,2% [28]. Sau đây, Luận văn sẽ xem xét tác động của một số ngành dịch vụ điển hình tới nền kinh tế theo quan điểm phát triển bền vững:

Trường hợp ngành du lịch

- Vốn FDI góp phần tăng doanh thu ngành du lịch

Tính đến năm 2010 các dự án đầu tư FDI trong lĩnh vực du lịch đã có tổng doanh thu là 1.519,54 triệu USD. Doanh thu từ khu vực FDI trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc tao ra doanh thu của toàn ngành du lịch.

Bảng 2.7. Doanh thu từ các doanh nghiệp FDI trong du lịch 2006 -2010 Năm

Doanh thu khu vực FDI Doanh thu toàn ngành (triệu USD)

Khu vực FDI so với toàn ngành (%) Số tuyệt đồi ( triệu USD ) Tỉ lệ tăng (%) 2006 141,5 91,23 884,87 18,23 2007 160,48 113,41 776,2 18,14 2008 224,85 140,11 1238,82 18,15 2009 249,09 110,78 1367,1 18,22 2010 282,02 113,22 1566,67 18 Tổng 1057,94 5833,66 18,14 Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

- Chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến.

Nguồn vồn góp của các đối tác nước ngoài thường bằng máy móc công nghệ. Tuy còn nhiều vấn đề bàn cãi về giá cả công nghệ nhưng chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ chuyển giao mang lại. Khoa học công nghệ đã góp phần đổi mới hiện đại hóa các phương tiện vận chuyển khách du lịch, trong việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống khách sạn, phát triển các dịch vụ viễn thông, trong điều hành quản lý và định hướng marketting du lịch. Hơn nữa, việc ứng dụng những thành tựu khoa học hiện đại ở mỗi tổ chức kinh doanh du lịch đã giúp cho việc tạo ra các sản phẩm du lịch mới, hay việc xây dựng những chiến lược phát triển du lịch trong mối quan hệ tương tác nhanh chóng và chính xác hơn… Nhờ đó, các tài nguyên du lịch được khai thác càng ngày càng đáp ứng được những nhu cầu mong muốn đa dạng của du khách, không chỉ ở hiện tại mà hướng tới tương lai lâu dài.

- Đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ tăng thu ngoại tệ.

Đối tượng phục vụ chủ yếu của ngành du lịch là khách du lịch, gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Để thực hiện một chuyến du lịch quốc tế, khách du lịch phải mang theo tiền (ngoại tệ), nhưng phải là một trong những đồng tiền có giá trị thanh toán quốc tế. Tại nước đến du lịch, khách du lịch dùng ngoại tệ

hoặc dùng tiền của nước sở tại đã được chuyển đổi từ ngoại tệ để sử dụng các dịch vụ, mua hàng hóa… Vì vậy, du lịch được coi như một ngành “xuất khẩu tại chỗ”, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

Doanh thu xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành du lịch đã có những đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế nước ta. Trung bình mỗi lượt khách đến Việt Nam, ta thu được 450 USD. Tình hình xuất khẩu của ngành du lịch được thể hiện ở biểu sau đây:

Bảng 2.8. Doanh thu xuất khẩu của khu vực FDI trong ngành du lịch. Năm Doanh thu xuất khẩu

từ khu vực FDI ( nghìn USD ) Tỉ lệ tăng trƣởng (%)

2006 7422 -58,24 2007 8090 9 2008 8485 4,88 2009 10485 23,57 2010 11826 12,79 Nguồn: Tổng Cục Du Lịch

Xuất khẩu của ngành du lịch có xu hướng tăng liên tục qua các năm: năm 2005 tăng 16,85%, năm, năm 2010 tăng 14,59%, năm, năm 2011 12,63%. Đây là tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của toàn bộ nền kinh tế. Lý do là việc xuất khẩu tại chỗ có hiệu quả cao hơn so với việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài vì nó giảm được các chi phí bao bì, đóng gói, vận chuyển, các khoản lệ phí về xuất khẩu, hải quan, thuế, bảo hiểm và tránh được rủi ro trong quá trình vận chuyển. Năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, doanh thu xuất khẩu của ngành du lịch giảm rõ rệt. Nhưng cùng với việc khách du lịch gia tăng trở lại từ năm 2009 doanh thu xuất khẩu của ngành cũng đã dần phục hồi. Với chiến dịch quảng bá “Du lịch Việt Nam điểm đến thân thiện” của Tổng cục du lịch, trong những năm tới tình hình xuất khẩu của ngành sẽ có những biến chuyển tốt hơn nữa.

Trường hợp ngành y tế

Xét trên góc độ kinh tế, vốn FDI đầu tư vào ngành y tế của Việt Nam đang ngày càng có đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành, cụ thể là: các dự án FDI cung cấp khoảng 76% thiết bị y tế, các bệnh viện có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại hầu hết có vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ, kỹ thuật chuẩn trị bệnh tiên tiến trên thế giới chủ yếu được du nhập vào Việt Nam thông qua các dự án có vốn đầu tư nước ngoài,… Sự phát triển của vốn FDI vào ngành y tế trong mấy năm qua không những làm tăng vốn đầu tư toàn xã hội vào y tế, làm giảm sự chênh lệch giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng dịch vụ y tế, thuốc thang mà còn góp phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Sở dĩ vốn FDI vào ngành y tế có ảnh hưởng lớn hơn đối với nền kinh tế so với số vốn thực hiện của nó là do ngành y tế phát triển còn tạo ra tác động gián tiếp làm kinh tế tăng trưởng thông qua các ngành và lĩnh vực khác như: chuyển dịch lao động, công nghệ, du lịch, đảm bảo sức khoẻ tốt cho người lao động nói chung thuộc tất cả các ngành… Như vậy, vốn FDI thực hiện trong ngành y tế chỉ chiếm khoảng 0,54% tổng vốn FDI, tức là 0,14% tổng vốn đầu tư toàn xã hội[28], nhưng những đóng góp của nó tới kinh tế đất nước chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều.

Trước nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn luôn giữ vị trí đầu tàu trong việc tạo ra giá trị xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng lên qua các năm (khu vực FDI xuất khẩu năm 2006 đạt 23 tỷ USD, năm 2007 đạt 27,7 tỷ USD, chiếm tới 57% tổng giá trị xuất khẩu kể cả dầu thô; năm 2008 đạt 34,5 tỷ USD, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2007) [28]. Ngành y tế cũng không nằm ngoài xu hướng trên bởi vốn FDI vào ngành này thường tạo ra những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ y tế chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của người nước ngoài, do đó hoạt động xuất khẩu thuốc, thiết bị y tế hoặc dịch vụ khám chữa bệnh đang ngày càng phát triển hơn. Theo dự báo của BBC – tập đoàn truyền thông lớn nhất Anh Quốc thì Việt Nam có tiềm năng du lịch chữa bệnh rất lớn nhờ sự giữ gìn và phát huy nền y học cổ truyền.

Với nguồn vốn FDI, chất lượng dịch vụ y tế của Việt Nam tốt hơn một mặt làm tăng khả năng xuất khẩu, mặt khác tạo được tâm lý yên tâm, an toàn cho khách du lịch nước ngoài, chuyên gia, kỹ thuật viên, lao động – những người mang công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến đến Việt Nam. Trước nay, người nước ngoài đến Việt Nam khi gặp bất kỳ vấn đề gì về sức khoẻ đều sang các nước lân cận có trình độ y tế hiện đại hơn để khám chữa bệnh, chủ yếu là sang Singapore. Do đó, một khi ngành y tế Việt Nam có những cơ sở đạt chất lượng quốc tế thì khả năng thu hút người nước ngoài đến nước ta sẽ ngày càng tăng, nhờ đó giúp cho những ngành khác tăng doanh thu, giảm chi phí như: du lịch, sản xuất với công nghệ cao, R&D, hay các dự án ODA có chuyên gia đi kèm. Cũng chính vì lý do này mà môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn với nhà đầu tư nước ngoài.

Hộp 2.1. BBC: Tiềm năng du lịch chữa bệnh tại Việt Nam rất lớn

Mới đây, BBC đăng bài đánh giá cao về tiềm năng của hoạt động du lịch

chữa bệnh tại Việt Nam. Theo BBC, ở Việt Nam khái niệm du lịch chữa bệnh tuy còn mới, nhưng đã có không ít khách nước ngoài tới chữa bệnh.

Y học cổ truyền của Việt Nam, trong đó có ngành châm cứu từ lâu đã nổi tiếng thế giới. Nhiều quan chức, nguyên thủ quốc gia nước ngoài đã từng được các chuyên gia Việt Nam châm cứu. Truyền thống châm cứu của Việt Nam đã có từ hàng ngàn năm nay và các bác sĩ Việt Nam có trình độ tay nghề rất đáng tự hào. Hiện nay, mỗi năm Viện Châm cứu Trung ương Việt Nam tiếp nhận chữa bệnh cho khoảng vài trăm khách nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã giúp Việt Nam trang bị cho một số bệnh viện những thiết bị y tế hiện đại không thua kém ở các nước tiên tiến nhưng giá chữa bệnh rẻ hơn nhiều lần. Tuy nhiên, để thu hút nhiều du khách đến Việt Nam du lịch chữa bệnh, Việt Nam cần tăng cường thông tin quảng cáo và tiếp cận với hệ thống bảo hiểm y tế thế giới, vì thanh toán bảo hiểm là nhu cầu của nhiều khách chữa bệnh nước ngoài.

Trường hợp ngành giáo dục

Ngày nay giáo dục đã trở thành một ngành dịch vụ tạo ra lợi nhuận. Không chỉ có nhà nước cung cấp giáo dục độc quyền nữa, mà tư nhân (đặc biệt là vốn FDI) cũng đang tham gia cung ứng mạnh mẽ ở ngành dịch vụ này. Số trường học có vốn đầu tư nước ngoài mọc lên ngày càng nhiều ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang tăng cường đầu tư vào thị trường giáo dục Việt Nam đầy tiềm năng này.

Tính đến 31/12/2011, tỷ trọng FDI vào ngành giáo dục chiếm 0,18% trong tổng nguồn vốn FDI vào Việt Nam và đóng góp của khu vực giáo dục có vốn FDI vào GDP là 3,41%. Thực tế cho thấy, giá trị sản phẩm ngành giáo dục tăng dần qua các năm. Năm 2005, tổng giá trị sản phẩm của ngành này là 26.948 tỷ đồng; năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 38.261, 42.780, 50.495 tỷ đồng.Năm 2011, tổng giá trị sản phẩm của ngành này là 66.649 tỷ đồng, đóng góp 2,63% vào tổng thu nhập quốc dân (GDP). Như vậy tỷ trọng của ngành giáo dục trong GDP tăng dần qua các năm, so với năm 2005, giá trị sản phẩm của ngành giáo dục năm 2011 thu được gần gấp đôi [28].

Tuy những con số đóng góp vào GDP còn hạn hẹp so với các ngành dịch vụ khác, nhưng với nguồn vốn FDI vào ngành giáo dục đang ngày càng tăng đã tạo cơ hội cho sự phát triển của ngành dịch vụ trong thời gian tới.

2.3.1.2. Những biểu hiện thiếu bền vững về kinh tế Trước hết đối với ngành du lịch

FDI vào ngành du lịch chưa gắn với tính bền vững về kinh tế. Thiếu vền vững về kinh tế trong việc thu hút và triển khai các dự án FDI trong ngành du lịch Việt Nam thể hiện:

- Sử dụng vốn đầu tư mất cân đối

Xét trên tổng thể, nguồn vốn FDI vào du lịch Việt Nam chủ yếu là được giải ngân trong lĩnh vực khách sạn, chỉ có một phần rất nhỏ là đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng dịch vụ, khu vui chơi giải trí. Rõ ràng là cơ cấu đầu tư của vốn FDI như vậy là không hợp lý. Điều này xuất phát từ sự thiếu hụt rất lớn về nơi ăn nghỉ đạt tiêu

chuẩn quốc tế cho khách du lịch đến Việt Nam trong những năm đầu của thời kỳ mở cửa. Trong những năm này, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh do những cải thiện trong quan hệ ngoại giao, sự ổn định về chính trị và môi trường kinh tế vĩ mô. Trong khi đó, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn do các doanh nghiệp nhà nước sở hữu không đáp ứng được nhu cầu của du khách cả số lượng và chất lượng. Các nhà đầu tư nước ngoài đã sớm thấy các cơ hội lợi nhuận trong lĩnh vực khách sạn. Do đó, một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài đã đổ vào nâng cấp, xây dựng các khách sạn. Hàng loạt các khách sạn có quy mô lớn (phần lớn trên 250 phòng) đã được xây dựng trong giai đoạn này như Hanoi Tower, Hilton, Horison, Daewoo...

Hiện tượng này đã dẫn đến sự xây dựng tràn lan trong hệ thống khách sạn cuối những năm 1980, đầu những năm 1990. Việc bùng nổ trong xây dựng khách sạn khiến cung phòng khách sạn ở các điểm du lịch chính của Việt Nam tăng với tốc độ lớn vượt xa tốc độ tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Sự dư thừa khách sạn khiến tỉ lệ phòng thuê giảm, kéo theo việc giảm giá phòng và cạnh tranh không lành mạnh. Tình trạng này dẫn đến một lượng nhất định vốn đầu tư nước ngoài trong tiểu ngành khách sạn hoạt động kém hiệu quả. Nếu lượng vốn đầu tư này dùng để đầu tư vào các khu vực khác như xây dựng các khu vui chơi giải trí, khu sinh thái, du lịch lữ hành...thì có thể sẽ có hiệu quả hơn. Theo các báo cáo tại Hội nghị và Triển lãm Bất động sản và Công nghiệp giải trí VIREC 2012 tổ chức 6/2012 cho thấy mặc dù đến nay, nguồn vốn FDI trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam đã vượt mức 20 tỉ USD, nhưng các dự án đầu tư vào khu vui chơi giải trí hiện đại vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

- Cơ cấu đầu tư giữa các vùng chưa hợp lý.

Trong ngành du lịch, hiện tượng đầu tư thiên lệch vào các thành phố lớn có kinh tế phát triển, hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc tương đối tốt...là khá phổ biến. Có quá nhiều dự án với số vốn lớn đầu tư vào các khu du lịch ở trung tâm đô thị lớn, trong đó lại có quá ít số vốn FDI được giải ngân tại các khu du lịch nổi tiếng nhưng ở xa trung tâm. Vì vậy, những khu du lịch này đều rơi vào tình trạng thiếu vốn đầu tư trầm trọng và không nhận được những tác động tích cực mà

FDI mang lại. Những vùng có cơ sở hạ tầng du lịch đã phát triển nay lại càng phát triển hơn, càng thu hút được nhiều FDI hơn, còn những vùng có tiềm năng du lịch nhưng cơ sở hạ tầng du lịch quá kém phát triển thì lại càng xuống cấp do không được các nhà đầu tư quan tâm đến. Và hậu quả là sự chênh lệch cơ sở hạ tầng giữa các vùng mỗi ngày một tăng.

- Phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác chủ yếu.

Mặc dù nước ta có quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới nhưng số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI cho phát triển bền vững các ngành dịch vụ việt nam (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)