1.3. Kinh nghiệm quốc tế thu hút FDItronglĩnh vực dịch vụ
1.3.1. Thu hút FDItronglĩnh vực dịch vụ của một số quốc gia trên Thế giới
Hiện nay trên thế giới đã có khá nhiều quốc gia bước đầu thành công với các chính sách khuyến khích dòng vốn FDI đảm bảo cho khu vực dịch vụ nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung phát triển ổn định bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của quốc gia, điển hình như:Trung Quốc, Đức, Ấn Độ….Sau đây nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu vào nghiên cứu hệ thống quản lý, chính sách thu hút dòng vốn FDI của 2 quốc gia: Trung Quốc và Ấn Độlà những nước nằm trong nhóm nước đang phát triển, có một số đặc điểm giống với nền kinh tế Việt Nam để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong hoạt động quản lý, xây dựng các chính sách khuyến khích FDI vào ngành dịch vụ Việt Nam.
1.3.1.1. Thu hút FDI trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia châu Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ nhất thế giới cả về tốc độ lẫn tính liên tục theo thời gian. Từ năm 1979, Trung Quốc thực hiện mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tháng 11-1991, Trung Quốc gia nhập WTO, tiếp đến là APEC. Việc tham gia vào những tổ chức kinh tế thế giới lớn đã giúp nước này tiếp cận, mở rộng và phát triển thị trường hàng hóa – dịch vụ nhanh và đặc biệt nhanh cùng với chiến lược “biên giới mềm”.
Kể từ khi cam kết mở cửa, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, nhất là với WTO (năm 1991), Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm thu hút nguồn vốn đẩy mạnh phát triển kinh tế dịch vụ. Đó là:
- Rà soát và điều chỉnh có nguyên tắc các văn bản liên quan đến phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ quan trọng, định hướng phát triển toàn bộ nền kinh tế cũng như của bản thân ngành dịch vụ.
Các chính sách phát triển kinh tế dịch vụ như: dịch vụ luận chuyển vốn (FDI, ODA), dịch vụ viễn thông, dịch vụ khoa học – công nghệ cao, dịch vụ giáo dục và đào tạo… được rà soát, điều chỉnh có nguyên tắc cụ thể, rõ ràng. Trong đó, nổi bật là việc điều chỉnh chính sách thúc đẩy phát triển dịch vụ luân chuyển vốn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Khi Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa nền kinh tế cũng là lúc thay đổi mạnh mẽ về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng rõ nhất là từ sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã rà soát tới 2.500 văn bản liên quan đến đầu tư nước ngoài; thực hiện sửa đổi quy định một số luật liên quan (Luật Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Luật Doanh nghiệp liên doanh…); sửa đổi quy định về tỷ lệ nội địa hóa, cân đối ngoại tệ; ban hành mới trên 40 văn bản liên quan trực tiếp đến ngành dịch vụ. Năm 2006, Trung Quốc đã cấp giấy phép cho gần 500.000 công ty nước ngoài đầu tư vào nước này, với tổng vốn thực hiện là 865 tỷ USD. Năm 2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đạt 92 tỷ USD; năm 2009 đạt 90 tỷ USD; năm 2010 tăng lên 105 tỷ USD và năm 2011 đạt khoảng 106 tỷ USD.[39, 41, 42]
- Mở cửa có lộ trình, thận trọng đối với các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ có độ nhạy cảm cao với nền kinh tế.
Trong quá trình cải cách, mở cửa, Trung Quốc thực hiện phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương (tỉnh, thành phố) phê duyệt dự án FDI tới 100 triệu USD (với dự án thuộc loại khuyến khích đầu tư) và 50 triệu USD (với dự án hạn chế đầu tư). Vì vậy, quy trình, thủ tục xét duyệt đầu tư vừa chặt chẽ vừa nhanh gọn, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính của Trung Quốc. Thực tế là, các thành phố lớn, như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu… đều đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, rà soát lại các quy định về cấp giấy phép, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, Bắc Kinh đã tiến hành rà soát lại trên 3.000 quy định của thành phố, bãi bỏ 26 quy định và có kế hoạch tiếp tục chỉnh sửa 40 quy định không phù hợp với tiến trình mở cửa, hội nhập.
Về bản chất, các cam kết của Trung Quốc trong lĩnh vực dịch vụ là khá chặt chẽ so với lĩnh vực hàng hóa. Thực tế, trong quá trình đàm phán để đi đến thống nhất với các nước EU, với Hoa Kỳ, Trung Quốc giữ được các ngành không phải mở cửa hoàn toàn hay mở cửa theo lộ trình, có nguyên tắc, bao gồm 2 ngành rất nhạy cảm là viễn thông và tài chính. Và, hầu như các ngành dịch vụ của nước này được cam kết thực hiện mang tính quá độ (5 năm); theo lộ trình từ Đông sang Tây, từ thành phố đến nông thôn; với lộ trình mở cửa từng bước về phạm vi dịch vụ, tỷ lệ nắm giữ vốn cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, mua bán và sáp nhật,…
Trung Quốc đặc biệt chú trọng trong việc mở cửa, hội nhập ngành dịch vụ ngân hàng, vì đây là ngành có độ nhạy cảm cao. Điều đó không có nghĩa là dè dặt khi mở cửa mà thận trọng về các đối sách, bảo đảm an toàn cho ngành dịch vụ ngân hàng phát triển. Trung Quốc cho phép ngân hàng nước ngoài có quyền tham gia tiếp cận thị trường Trung Quốc với tư cách là văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài (ngân hàng con). Đặc biệt, Trung Quốc khuyến khích ngân hàng nước ngoài góp vốn liên doanh với doanh nghiệp trong nước, tận dụng chuyển giao phương thức kinh doanh hiện đại, chuyển giao công nghệ tiên tiến. Sau 5 năm gia nhập WTO, Trung Quốc đánh giá: dịch vụ ngân hàng là ngành kinh tế
nhạy cảm cao nhưng không có biến động lớn mà còn có bước phát triển tốt; các ngân hàng của Trung Quốc từng bước cạnh tranh, hợp tác hiệu quả với các ngân hàng nước ngoài. Và, trong tương lai, đối thủ cạnh tranh thực sự của các ngân hàng của Trung Quốc không phải là các ngân hàng nước ngoài mà chính là các ngân hàng Trung Quốc có vốn FDI. Bởi vậy, nước này đã chủ động mở cửa, hội nhập rộng hơn và sâu hơn so với cam kết, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của các ngân hàng thương mại. Đặc biệt, Trung Quốc đưa ra các biện pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, có kiểm soát về giới hạn mua cổ phần trong ngành ngân hàng, khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đến với ngành dịch vụ ngân hàng. Mặc dù bị hạn chế về vốn đầu tư, song nhà đầu tư nước ngoài có đóng góp rất tích cực vào công tác quản lý cũng như hoạt động của ngân hàng Trung Quốc, tham gia vào hội đồng quản trị với tư cách thành viên điều hành và thành viên độc lập. Thực tế, Nhà nước vẫn là chủ thể chi phối và nắm giữ cổ phần, kiểm soát tuyệt đối với các ngân hàng lớn (tối thiểu 51%, hiện giờ là 70 – 75%). Đối với các ngân hàng nhỏ và vừa, tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước chỉ với một tỷ lệ nhất định, không mang tính chi phối.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ trong nước, trên cơ sở tăng cường quản lý của Nhà nước, gia tăng sức mạnh (nội lực) thực sự của ngành dịch vụ khi thực hiện mở cửa, hội nhập thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Trong quá trình mở cửa, hội nhập, mặc dù đẩy mạnh thực hiện chiến lược “biên giới mềm” trong ngành dịch vụ một cách chủ động nhưng Trung Quốc đã và đang gặp phải những khó khăn, thử thách mới bắt nguồn từ chính đặc điểm của ngành này là tính chất không biên giới, trong khi năng lực quản lý của Chính phủ
Trung Quốc chưa thực sự bắt kịp với bước phát triển nhanh chóng của khu vực dịch vụ, ứng phó với các phương thức cung cấp dịch vụ chưa thật hiệu quả. Vấn đề mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những vấn đề Chính phủ cần phải quan tâm và có biện pháp giải quyết. Song, Trung Quốc không coi những điều đó là giới hạn của việc mở cửa, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển các ngành dịch vụ, mà mục tiêu xa hơn đó là các ngành dịch vụ Trung
Quốc phải được cạnh tranh và thắng thế trong cuộc cạnh tranh trên một sân chơi rộng lớn WTO. Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc tiến hành quản lý các ngành dịch vụ thông qua việc đổi mới, hoàn thiện các chính sách thương mại – dịch vụ; đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính từ Trung ương đến địa phương, trong tất cả các cơ quan, ban ngành nhằm xây dựng một nền hành chính hiệu quả, bảo đảm mở cửa, hội nhập quốc tế ngành dịch vụ một cách chủ động. Đó mới chính là nền tảng trong mở cửa ngành dịch vụ, tạo đà cho thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất: nông nghiệp, công nghiệp, nhất là ngành chế tạo với công nghệ cao phát triển mạnh.
Bên cạnh hệ thống chính sách thông thoáng đó là một hệ thống pháp luật khá chặt chẽ về các tiêu chuẩn môi trường, thủ tục pháp lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài đã phần nào giúp quốc gia này ngày càng chắt lọc được những nguồn vốn FDI đảm bảo cho sự phát triển bền vững ngành dịch vụ cũng như toàn bộ nền kinh tế. Trong thời gian gần đây, do thấy được tác hại của các ngành khai thác mỏ bất hợp pháp đã hủy hoại đến môi trường nghiêm trọng, quốc gia này đã đưa ra các chính sách nhằm tăng cường giám sát, kiểm soát các ngành luyện kim và cắt giảm xuất khẩu khoáng sản. Ngoài những chính sách gắn chặt với nền kinh tế Trung Quốc trong quá trình thu hút FDI thì có thể nói rằng một nhân tố hết sức quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của quốc gia này đó là sự nhanh nhạy ứng phó với thời cuộc của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, điển hình như cuộc đại suy thoái toàn cầu vừa qua đã làm cho nhiều quốc gia điêu đứng do dòng vốn FDI giảm mạnh nhưng nước này đã mạnh dạn với kế hoạch chấn hưng kinh tế 486 tỉ USD gấp hơn hai lần EU, quyết định dùng 70% chương trình đầu tư công cộng vào cơ sở hạ tầng nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động …[8, tr.65 - 77] đã biến Trung Quốc trở thành cái máy hút FDI khổng lồ trên toàn thế giới trong giai đoạn thực sự khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay,Trung Quốc cũng chính là một trong những nước đang phát triển đã sớm thấy được ảnh hưởng xấu của dòng vốn FDI tới môi trường sống của dân cư và toàn xã hội. Do đó để nhìn nhận đúng sự phát triển bền vững của nền kinh tế, chính phủ Trung Quốc đã tiên phong trong việc tính toán chỉ số GDP xanh để có thể đánh giá đúng thực trạng
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và có những bước điều chỉnh phù hợp vào từng giai đoạn phát triển. Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ trong thời gian qua nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn tuyên bố rằng "Tăng trưởng của Trung Quốc không ổn định, mất cân đối, thiếu điều hối, và trên hết không bền vững". Điều này chứng tỏ chính phủ đã nhìn nhận đúng bản chất của FDI và đang ngày càng quan tâm hơn về sự phát triển bền vững chứ không chỉ quan tâm đến mỗi tăng trưởng kinh tế cao.
1.3.1.2. Thu hút FDI trong lĩnh vực dịch vụ của Ấn Độ
Với Ấn Độ thì trước đây được coi là nước thuộc thế giới thứ ba và dựa vào chính sách độc quyền để dập mẫu những hàng hoá phương tây. Điều này đã khiến nhà đầu tư nước ngoài không tập trung vào Ấn Độ. Tuy nhiên, ngày nay, Quốc gia này đã thay đổi trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển ở những ngành có khả năng thu hút FDI như: phần mềm, sản xuất ô tô, dịch vụ văn phòng, dược phẩm … Chính vì vậy mà ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Ấn Độ. Để tạo lập sự khác biệt trong lợi thế cạnh tranh với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ đã không chọn lao động giản đơn hay tài nguyên làm lợi thế so sánh của mình mà sử dụng tri thức là chất “xúc tác”, chọn dịch vụ làm thế mạnh để phát triển kinh tế. Ấn Độ tập trung vào ngành công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính ngân hàng, phần mềm, dược phẩm – những lĩnh vực mũi nhọn của mình. Bên cạnh đó, quốc gia này còn tập trung vào việc đào tạo một lực lượng lao động kỹ thuật lớn với tay nghề cao đáp ứng tốt yêu cầu về trình độ cũng như ngoại ngữ của các nước đầu tư vào Ấn Độ. Hàng năm, nước này tạo ra khoảng hơn 3 triệu cử nhân trong đó cử nhân về kỹ thuật, y học và kinh doanh chiếm tỷ lệ rất lớn, bên cạnh đó là những chính sách ưu đãi thu hút đối với bộ phận Ấn kiều – là một trong những nguồn chất xám mà trước đây đã bị mất ở Ấn Độ. Chính nhờ chiến lược trên mà tổng số vốn FDI vào Ấn Độ liên tục tăng lên trong các năm. Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào trong nước trong năm 2007 – 2008 đạt mức 24,57 tỉ Đô-la Mỹ, tăng 56,50% so với con số 15,7 tỉ Đô-la Mỹ của năm 2006-2007. Trong thực tế, Ấn Độ đã tiếp nhận
3,93 tỉ Đô-la Mỹ từ FDI chỉ riêng tháng 6 năm 2008. Tám tháng đầu năm 2009 FDI đổ vào Ấn Độ đạt 8,6 tỉ USD, nhưng 8 tháng đầu năm 2010 tới 13,6 tỉ USD, riêng tháng 9/2010 tới 7,1 tỉ USD, đạt mức kỉ lục trong các thực thể kinh tế đang trỗi dậy, 6 tháng đầu năm 2011, lượng vốn thu hút đạt 5,65 tỷ USD [37]. Triển vọng phát triển kinh tế sáng sủa, cộng với chính sách nới lỏng cho các nhà đầu tư nước ngoài mà Chính phủ vừa ban hành cuối năm 2009, nên các nhà đầu tư thế giới coi Ấn Độ là nơi đầu tư lý tưởng thời gian tới, từ đó nguồn vốn nước ngoài đổ vào Ấn Độ tăng lên rõ rệt.Với việc thu hút một lượng lớn FDI như vậy, Ấn Độ đã phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động đầu tư nước ngoài như: biến động kinh tế, chính trị và đặc biệt là ô nhiễm môi trường. Hiện nay, đây là một tác nhân lớn đe dọa tới sự phát triển bền vững của quốc gia này. Vậy ngoài những chính sách nhằm thu hút một lượng FDI lớn như ở trên, Ấn Độ đã có những biện pháp sàng lọc để có được những nguồn vốn FDI như thế nào? Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thu hút phát triển các ngành năng lượng sạch, ngành công nghiệp xanh, ít cacbon và đặc biệt là quá trình sử dụng năng lượng gió hiện nay của Ấn Độ rất phát triển, là một trong năm thị trường năng lượng gió lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, quốc gia này vẫn kiên quyết từ chối đối với những dự án FDI gây hại tới môi trường mặc dù đó là khoản đầu tư rất lớn, ví dụ điển hình như : Dự án xây dựng mô ̣t nhà máy thép tại bang Orissa của công ty thép Posco Hàn Quốc tr ị giá 12 tỉ USD đã bị từ chối do ba trong số bốn thành viên của một ủy ban chính phủ đã đề nghị không thông qua dự án, sau khi nêu ra những sai sót nghiêm tr ọng liên quan như luật lệ về môi trường và điều khoản tái định cư cho người dân địa phương. Điều này chứng tỏ Ấn Độ đã rất khắt khe trong quá trình lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài vào quốc gia. Ngoài ra, nước này còn ngưng cấp giấy phép hoạt động đối với các dự án không đảm bảo tiêu chuẩn xử lý chất thải, tác động xấu tới môi trường sống của con người mặc dù biết nó đang gây một sự lo ngại đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Nhưng những nhà lãnh đạo quốc gia này đã phát biểu rằng: “Họ không chống việc