1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại các Trường Đại học Công lập
1.3.1. Kinh nghiệm của các Trường đại học trong và ngoài nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Đại học Quốc gia Singapore
Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore được coi là hình mẫu về phát triển nguồn nhân lực bởi lẽ đây một đất nước có diện tích nhỏ, có dân số không đông và tài nguyên thiên nhiên ít, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 0%, là quốc gia không thuận lợi, giàu có về tài nguyên, khoáng sản,.... Chính vì vậy, Singapore đặc biệt coi trọng nhân lực, nhân tài và Singapore là một trong những quốc gia có chiến lược đầu tư và thu hút nguồn nhân lực trẻ tài năng bài bản bậc nhất thế giới.
Đại học Quốc gia Singapore là trường lâu đời và uy tín nhất tại đất nước Singapore. Trong những năm gần đây, Đại học Quốc gia Singapore liên tục nằm trong top các trường đại học hàng đầu thế giới.
Trường được thành lập năm 1905 với tổng số sinh viên vào khoảng 31.265 sinh viên, trong đó khoảng 1/3 sinh viên quốc tế đến từ hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới. Trường có 23 trung tâm/ viện nghiên cứu cấp quốc gia,11 viện/trung tâm cấp trường và 70 viện/trung tâm cấp khoa.
Đại học Quốc gia Singapore đã có những chủ trương, chính sách đặc biệt nhằm phát triển nguồn nhân lực của Trường như sau:
- Với các chương trình đầu tư hàng năm cho giáo dục đại học Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh khám phá kiến thức và phát minh mới, đào tạo sinh viên lỗi lạc và bồi dưỡng nhân tài phục vụ đất nước và xã hội. Hằng trăm chương trình đào tạo được thiết kế với nền căn bản rộng, liên ngành và liên khoa. Các giảng viên, nhân
viên trong trường Đại học Quốc gia Singapore được khuyến khích, và nhận được rất nhiều sự ưu đãi, nguồn tài trợ lớn khi trực tiếp tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát minh, học tập đào tạo bồi dưỡng thêm nâng cao trình độ.
- Cơ sở vật chất được chính phủ đặc biệt ưu ái đầu tư, rất tiện nghi và rộng lớn. Đại học quốc gia Singapore có 3 cơ sở: Kent Ridge, Bukit Timad, Outram. Cơ sở chính của trường có diện tích rộng 150 hecta với hơn 40 toà nhà cao chót vót, bao gồm 16 khoa đào tạo hơn 50 chuyên ngành khác nhau. Đó là lợi thế lớn của 28 trường Đại học quốc gia Singapore và tạo cho sinh viên cũng như toàn thể cán bộ, giảng viên của Trường có điều kiện học tập, làm việc và nghiên cứu tốt nhất.
- Tiêu chuẩn tuyển dụng cao “Thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi“, đội ngũ giảng viên của trường đều có tâm với nghề, có trình độ, học hàm học vị cao, có bề dày kinh nghiệm hoặc thành tích nghiên cứu. Trường luôn có đội ngũ hùng hậu những giảng viên ưu tú đến từ những trường đại học hàng đầu Anh, Mỹ (từ các trường danh tiếng như Cambrige, Havard, MIT,..). Các nhà khoa học, kỹ thuật và quản lý cao cấp người nước ngoài được mời đến giảng dạy và nghiên cứu ở trường và viện nghiên cứu.
Không chỉ tại Đại học Quốc gia Singapore mà cả hệ thống giáo dục của Singapore đã đưa ra lựa chọn tiếng Anh trở thành ngôn ngữ hành chính tại đây. Đó là điều thực sự cần thiết trong một xã hội đa dạng về bản sắc dân tộc.
Như vậy, qua tìm hiểu và phân tích Đại học Quốc gia Singapore được đánh giá có các chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực rõ ràng, có điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, môi trường học tập nghiên cứu tốt, xây dựng được đội ngũ giảng viên ưu việt, chú trọng các hoạt động đào tạo - bồi dưỡng nâng cao trình độ thường xuyên, chế độ đãi ngộ tốt là những ưu điểm tuyệt vời, cần đáng học tập.
1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
Công tác cán bộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu mà Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã xác định. Trường luôn chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, vững vàng về chính trị. Để đảm bảo
chất lượng đội ngũ cán bộ, Trường thực hiện tuyển mới vào ngạch giảng viên với những người đã có bằng tiến sĩ; ký hợp đồng có đóng bảo hiểm xã hội với những người có bằng cử nhân hay thạc sĩ có trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Nhà trường.
Bên cạnh đó, Nhà trường còn tạo cơ chế mời cán bộ khoa học có trình độ cao ở các trường đại học và các viện nghiên cứu về Trường giảng dạy và nghiên cứu. Tạo điều kiện để các nhà giáo nghỉ hưu có trình độ cao tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đại học của Nhà trường.
Cán bộ của Trường luôn được khuyến khích, tạo điều kiện hết sức cho việc nâng cao trình độ chuyên môn:
Cán bộ được ưu tiên để tập trung hoàn thành luận án tiến sĩ đúng hạn: được dành 100% thời gian cho học tập; có chế độ thưởng cho cán bộ bảo vệ luận án đúng hạn; hỗ trợ 100% học phí cho cán bộ được Trường cử đi đào tạo sau đại học.
Trường thường xuyên tổ chức các lớp học tiếng Anh cho cán bộ trước khi được cử đi học tập chuyên môn ở nước ngoài. Hằng năm, Nhà trường cử hơn 300 lượt cán bộ đi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, trao đổi khoa học ở nước ngoài. Hiện nay, số cán bộ của Trường đang học tiến sĩ ở nước ngoài là 18 người.
Nhằm sớm hội nhập quốc tế về trình độ nghiên cứu khoa học, hằng năm các nhà khoa học của Trường được cử chủ trì và phối hợp tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế tại Việt Nam và ở các nước khác. Mặc dù nguồn kinh phí hạn hẹp, nhưng từ năm 2008 đến nay, Trường đã có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các nhà khoa học đi dự hội thảo quốc tế, thưởng các tác giả có công trình khoa học được công bố ở các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín hoặc tác giả có sản phẩm khoa học có giá trị thực tiễn cao.
Trường còn có nhiều chính sách thu hút những cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn về làm việc tại Trường: Hỗ trợ kinh phí cho các cán bộ có trình độ tiến sĩ trong 1 năm tập sự; Tạo điều kiện để cán bộ trẻ được chủ trì và tham gia đề tài NCKH các cấp, đặc biệt là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường đều do cán bộ trẻ chủ trì.
Công tác quy hoạch và đào tạo-bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo từ cấp Bộ môn đến cấp Trường được thực hiện thường xuyên. Do vậy, năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cấp được đảm bảo.
Việc bình xét thi đua và tặng thưởng các danh hiệu nhà giáo được Trường thực hiện nghiêm túc, có tác động tích cực trong việc động viên, khuyến khích nhà giáo. Năm 2008 có 10 Nhà giáo được công nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, 31 Nhà giáo được công nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú; năm 2010 có 12 Nhà giáo được công nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 37 Nhà giáo được công nhận Nhà giáo ưu tú.
Chất lượng đội ngũ cán bộ của Nhà trường cao nhất cả nước: Số giảng viên có trình độ đào tạo sau đại học chiếm 93%, trong đó trình độ TS trở lên chiếm 80%, số có chức danh giáo sư, phó giáo sư chiếm 34%. Trường phấn đấu đến năm 2020: 100% giảng viên có trình độ Tiến sĩ; 50% có chức danh giáo sư, phó giáo sư (trong đó 10% chức danh giáo sư); 65 - 70% giảng viên có thể giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh.
Đội ngũ cán bộ được trẻ hóa nhanh, dưới 40 tuổi chiếm trên 60%. Tổng số giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 97%, số có trình độ tiến sĩ chiếm 86%; giáo sư và phó giáo sư chiếm 42%. Tỷ lệ cán bộ giảng dạy được chuyên môn bằng tiếng Anh của Trường hiện nay là 45%. Trong 5 năm (2010 – 2015), Trường đã có 51 nhà giáo được bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư và 07 nhà giáo được bổ nhiệm chức danh Giáo sư.
Tổng số cán bộ công chức, viên chức và người lao động đang làm việc tại Trường: 737 người.
Trong đó:
- 418 cán bộ giảng dạy đại học, 48 giáo viên Trung học phổ thông chuyên. - 26 GS, 118 PGS, 9 TSKH, 349 TS, 235 Thạc sĩ.
- 08 Nhà giáo nhân dân, 32 Nhà giáo ưu tú.