1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại các Trường Đại học Công lập
1.3.2. Bài học về phát triển nguồn nhân lực tại các Trường Đại học công lập đối vớ
với Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Như vậy qua kinh nghiệm của các trường đại học trong và ngoài nước trên có thể rút ra những bài học về phát triển nguồn nhân lực cho Trường ĐHGD, ĐHQGHN để đào tạo bồi dưỡng được đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có chất lượng, thu hút những tài năng có chuyên môn nghiệp vụ cao, có chính sách ưu đãi
và chăm lo đến cuộc sống và trình độ của giảng viên, cán bộ quản lý, đảm bảo số lượng giảng viên/sinh viên theo quy định để phục vụ mục tiêu lớn của Nhà Trường là “Người thầy cho ngày mai”. Những bài học đó là:
- Thứ nhất, xác định đúng vai trò và vị trí của đội ngũ giảng viên - bộ phận
quan trọng của nguồn nhân lực trong Nhà Trường. Đó là lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo. Chất lượng giảng dạy của giảng viên là một nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng của sinh viên ra trường qua những kiến thức và những kỹ năng nghề nghiệp mà sinh viên được học. Đội ngũ giảng viên hùng hậu về số lượng và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao là điều kiện quan trọng trong nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường đại học. Đặc biệt đối với Trường ĐHGD là một trường Đại học công lập trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã có gần 20 năm xây dựng và phát triển (tiền thân từ Khoa Sư phạm, ĐHQGHN), hoạt động trong lĩnh vực sư phạm, đào tạo giảng viên, đào tạo các nhà quản lý giáo dục.
- Thứ hai, để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội hiện
đại, phải có hệ thống chính sách đồng bộ, nhưng quan trọng nhất vẫn là chú trọng đầu tư đến chất lượng đào tạo trong nhà trường. Chất lượng giáo dục, đào tạo giữ vị trí quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực. Để làm được điều này, Nhà trường cần tổ chức lại hệ thống tổ chức cho đúng chuyên môn, và trường đào tạo có chất lượng phù hợp với điều kiện trong nước nhưng phải tiếp cận được nền giáo dục tiên tiến của thế giới.
- Thứ ba, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. Việc này đòi
hỏi Nhà trưởng phải có những giải pháp tổng hợp và nỗ lực chung liên quan đến đào tạo nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong đó, tập trung làm tốt những công tác sau: dự báo nhu cầu lao động; tuyển dụng và tạo điều kiện để họ có cơ hội làm việc; có chế độ đãi ngộ, vật chất thỏa đáng.
- Thứ tư, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho khoa học – công nghệ
để phục vụ cho việc giảng dạy học tập và nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Từng bước hiện đại hóa đồng bộ theo những tiêu chuẩn quốc tế; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp nghiên cứu, đào tạo theo hướng của các nước tiên tiến.
- Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực trong nhà trường luôn luôn phải củng cố
khả năng hội nhập quốc tế trên cơ sở kế thừa và giữ vững những giá trị truyền thống. Do vậy, việc tăng cường học tập những kinh nghiệm quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực để rút ra những kinh nghiệm để áp dụng vào trong nhà trường.
- Thứ sáu, xây dựng một môi trường làm việc văn hoá, tạo được văn hoá của
Trường ĐHGD. Xây dựng được văn hoá của Trường không chỉ cho cán bộ, viên chức trong Trường mà còn cho cả sinh viên của Trường. Tạo được “ngôi nhà thứ hai” cho toàn thể giảng viên, cán bộ quản lý và cho cả sinh viên của Nhà trường.