Tạo lập động lực, môi trường làm việc cho đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực của trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 95 - 102)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm phát triển nguồn nhân lực của Trường

4.3.8. Tạo lập động lực, môi trường làm việc cho đội ngũ cán bộ

Việc tạo động lực, môi trường làm việc cho giảng viên giúp họ có cuộc sống ổn định, nâng cao đời sống tinh thần và thái độ làm việc, làm cho mỗi giảng viên có cơ hội phát huy khả năng, được làm việc hết mình với chất lượng tốt nhất. Xây dựng được đội ngũ giảng viên đoàn kết, đủ năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giảng viên

 Thực hiện chi trả lương đúng hạn, thanh toán đầy đủ, nhanh chóng chế độ công tác phí, chế độ làm thêm giờ, các chế độ phụ cấp, trợ cấp đầy đủ, đúng quy định.

 Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ chế độ nghỉ hè, nghỉ phép, thăm quan nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh cho cán bộ.

 Có chế độ hỗ trợ đối với những cán bộ có hoàn cảnh khó khăn.

 Kịp thời thăm hỏi, động viên khi gia đình giáo viên, cán bộ có chuyện buồn, đau ốm, tai nạn...

 Có chế độ hỗ trợ đối với những giáo viên, cán bộ tham gia các chương trình học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

 Thực hiện sử dụng đội ngũ hiệu quả, đúng trình độ, năng lực, sở trường của mỗi người. Thực hiện khen thưởng đúng người, đúng việc và công bằng.

Thực hiện tốt các nội dung trên sẽ làm cho đội ngũ giảng viên có thêm động cơ trong công tác, trong học tập và rèn luyện, tạo tâm lý thoải mái trong công việc. Vì vậy Nhà trường cần tiến hành các việc sau đây:

 Xây dựng quy chế và tiêu chuẩn riêng về lĩnh vực này;.

 Xây dựng những tiêu chí cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm những chức vụ quản lý; tham mưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 Phối hợp với Công đoàn tìm hiểu hoàn cảnh của đội ngũ cán bộ để thực hiện chế độ đãi ngộ cho phù hợp.

 Thành lập Hội đồng bình xét các tiêu chuẩn theo quy chế đã đề ra.

- Hiện đại hóa cơ sở vật chất

 Phát triển nguồn học liệu, xây dựng thư viện hiện đại đáp ứng được yêu cầu của đại học định hướng nghiên cứu tiên tiến. Quy hoạch và phát triển hệ thống phòng thí nghiệm, gắn với nhóm nghiên cứu mạnh và nhóm sản phẩm khoa học công nghệ trọng điểm.

 Đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin theo chuẩn số hóa để kết nối thông suốt, thuận tiện, hiệu quả trong quản lý, điều hành, cũng như thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao tri thức trong Nhà trường.

- Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh

 Môi trường sư phạm lành mạnh là không có tệ nạn xã hội xâm nhập học đường cũng như những tác động xấu khác ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.

 Môi trường sư phạm thân thiện và tiện ích đòi hỏi người quản lý cần tạo ra một không gian xanh, sạch, đẹp, đầy đủ các trang thiết bị hiện đại cần thiết phục vụ cho hoạt động giảng dạy và giáo dục.

 Môi trường làm việc thân thiện còn đòi hỏi người lãnh đạo cần tổ chức và sắp xếp công việc thực sự khoa học, lôi cuốn, hấp dẫn, nhiều hoạt động đa dạng,

 Ứng xử và giao tiếp trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng xây dựng bầu không khí vui tươi phấn khởi, xây dựng nội bộ đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được Đảng, Nhà nước ta coi là một trong các trụ cột căn bản để phát triển bền vững đất nước. Không có nguồn nhân lực chất lượng cao, sự cạnh tranh kinh tế sẽ mất đi lợi thế, năng suất lao động thấp, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế cùng với các chương trình cải cách thế chế có thể bị chậm lại. Giáo dục đại học có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Chính vì vậy, đội ngũ giảng viên ở các bậc đại học và sau đại học có vai trò rất lớn, trực tiếp quyết định đến chất lượng đào tạo và tạo ra một lực lượng lao động có tri thức, trình độ cao cho xã hội.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Trường ĐHGD, ĐHQGHN đã dần khẳng định được tên tuổi và xây dựng được vị trí nhất định với vai trò là cơ sở giáo dục - đào tạo luôn tiên phong trong các lĩnh đạo tạo mới. Trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế như hiện nay, định hướng của Nhà trường là ưu tiên phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiến bộ của thời đại. Để thực hiện được điều này trong thời gian qua, Trường ĐHGD, ĐHQGHN đã rất chủ động tích cực trong việc phát triển nguồn nhân lực Nhà trường, đặc biệt là đối với nguồn nhân lực giảng viên. Trường ĐHGD vừa là trường đại học công lập, vừa là trường đại học thành viên, trực thuộc ĐHQGHN nên chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của ĐHQGHN.

Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Trường ĐHGD, ĐHQGHN, trong đó tập trung vào nguồn nhân lực giảng viên, học viên đã nghiên cứu cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng phát triển của Nhà trường trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực giảng viên của Trường ĐHGD, bao gồm: (1) Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản trị đại học, xây dựng văn hóa chất lượng; (2) Thực thi các chính sách nhằm tập trung phát triển nguồn nhân lực giảng viên chất lượng cao, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh; (3) Nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác phát triển và đa dạng hóa các hình thức hợp tác phát triển nhằm phát triển nguồn nhân lực; (4)

Phát triển đội ngũ nguồn nhân lực giảng viên phù hợp với Đề án vị trí việc làm; (5) Gia tăng các nguồn lực tài chính; (6) Tăng cường thực hiện các hoạt động đào tạo - bồi dưỡng và quản lý chất lượng đầu ra; (7) Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá nguồn nhân lực giảng viên; (8) Tạo lập động lực, môi trường làm việc cho đội ngũ cán bộ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng việt

1. Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, 2015. Hướng dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Hà Nội, tháng 11 năm 2015.

2. Phan Thủy Chi, 2008. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các Trường

Đại học khối kinh tế Việt Nam thông qua các chương trình đào tạo quốc tế. Luận án

Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

3. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2012. Kinh tế nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

4. Cảnh Chí Dũng, 2015. Phát triển giảng viên theo yêu cầu đại học nghiên cứu: nghiên cứu điển hình tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án Tiến sĩ, Trường

Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

5. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. Hướng dẫn công tác định biên nhân lực của các đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội, tháng 06 năm 2010.

6. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013. Hướng dẫn về các tiêu chí trường đại học nghiên cứu. Hà Nội, tháng 4 năm 2013.

7. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà

Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Hà Nội, tháng 11 năm 2014.

8. Trần Văn Hùng, 2016. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại

học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Lao động - Xã hội.

9. Nguyễn Thị Hường, 2015. Phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Đại học

Nguyễn Trãi. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Lao động - Xã hội.

10. Lê Thị Ái Lâm, 2002. Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào

tạo ở một số nước Đông Á - Kinh nghiệm đối với Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Viện

11. Vũ Đức Lễ, 2017. Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại

học công lập ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.

12. Bùi Văn Nhơn, 2006. Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội. Hà Nội: NXB Tư Pháp.

13. Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Tấn Thịnh, 2009. Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức. Hà Nội: NXB Giáo dục.

14. Quốc Hội, 2012 Luật Giáo dục đại học. Hà Nội, tháng 06 năm 2012. 15. Quốc Hội, 2005. Luật Giáo dục. Hà Nội, tháng 06 năm 2005.

16. Võ Xuân Tiến, 2010. Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5, trang 264-268.

17. Tô Ngọc Trâm, 2015. Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ

Hà Nội . Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Lao động - Xã hội.

18. Trường Đại học Giáo dục, 2015. Đề án vị trí việc làm Trường ĐHGD, ĐHQGHN. Hà Nội, tháng 05 năm 2015.

19. Trường Đại học Giáo dục, 2015. Quy định Tổ chức và Hoạt động của Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. Hà Nội, tháng 07 năm 2015.

20. Trường Đại học Giáo dục, 2018. Đề án điều chỉnh vị trí việc làm của Trường

ĐHGD, ĐHQGHN năm 2018. Hà Nội, tháng 05 năm 2018.

21. Trường Đại học Giáo dục, 2018. Báo cáo công tác tổ chức và cán bộ giai đoạn 2014-2018. Hà Nội, tháng 9 năm 2018.

22. Trường Đại học Giáo dục, 2018. Báo cáo phát triển đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý. Hà Nội, tháng 6 năm 2018.

23. Trường Đại học Giáo dục, 2018. Báo cáo kết quả thực hiện tái cấu trúc giai

đoạn 2017-2020. Hà Nội, tháng 9 năm 2018.

24. Trường Đại học Giáo dục, 2018. Quy định chế độ làm việc đối với giảng

viên, nghiên cứu viên tại Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. Hà Nội, tháng 01

năm 2018.

25. Trường Đại học Giáo dục, 2018. Tài liệu Hội nghị công chức, viên chức và

26. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2015. Phát triển nguồn nhân lực giảng viên Trường

Đại học Lao động và xã hội. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

27. Viện kinh tế thế giới, 2003. Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và

đào tạo: Kinh nghiệm. Đông Á. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội.

II. Tiếng Anh

28. Jon M.Werner and Randy L.DeSimone, 2011. Human Resource Development 6e. USA: Cengage Learning.

III. Websites

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực của trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)