Những vấn đề đặt ra và nguyên nhân của chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm đức việt (Trang 91 - 97)

1.4 .1Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

2.3.2Những vấn đề đặt ra và nguyên nhân của chúng

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP

2.3.2Những vấn đề đặt ra và nguyên nhân của chúng

2.3.2.1. Những tồn tại chủ yếu:

Trong những năm vừa qua, mặc dù công ty đã đạt được nhiều thành tích như tăng quy mô kinh doanh, tăng sản lượng tiêu thụ và DTT nhưng bên

cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế xuất phát từ cả nhân tố khách quan và chủ quan mà công ty cần phải khắc phục.

Thứ nhất về cơ cấu vốn và hiệu quả sử dụng vốn: Là một công ty sản

xuất thực phẩm nhưng việc phân bổ vốn của công ty nghiêng nhiều về TSLĐ. Mặc dù đã đầu tư đổi mới, mua sắm thêm TSCĐ nhưng TSCĐ vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản (Năm 2009 TSCĐ chiếm 35,85% tổng tài sản, năm 2010 chiếm 31,35%, đến năm 2011 chỉ còn 27,38% )(Số liệu từ bảng 2.4). Tài sản cố định thấp sẽ làm năng lực sản xuất yếu đồng thời khó khăn cho việc tăng sản lượng để tăng doanh thu. Hiệu suất sử dụng VCĐ chưa cao, vốn đầu tư vào TSCĐ chưa được sử dụng hiệu quả. Tài sản lưu động của công ty chủ yếu ở dưới dạng hàng tồn kho và các khoản phải thu. Điều này khiến cho mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh thấp, trong khi công ty đang tăng nhanh về sản lượng tiêu thụ, dẫn đến công ty không tận dụng được lợi thế của việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh. Từ đó dẫn đến việc các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD như ROA, ROE biến động theo chiều hướng giảm, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa tốt.

Thứ hai, nguồn vốn của công ty chủ yếu xuất phát từ vốn chủ sở hữu,

khiến cho mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty ở mức thấp. Và tỷ lệ nợ trên vốn chủ của công ty còn thấp hơn so với chỉ số chung của ngành, điều này làm cho Công ty chưa tận dụng được lợi ích mang lại từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chưa tốt.

Thứ ba, hàng tồn kho và các khoản phả thu lớn chiếm tỷ trọng lớn.

Năm 2009 hàng tồn kho chiếm 25,85% tổng tài sản, năm 2010 chiếm 32,04% và năm 2011 là 36,15% (Số liệu từ bảng 2.4), đã gây ra tình trạng ứ đọng vốn, tăng chi phí lưu kho, chi phí cơ hội của vốn. Nguyên nhân công ty chưa áp dụng một qui trình chặt chẽ về việc dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho sản

xuất kinh doanh. Việc phối kết hợp giữa các khâu sản xuất còn chưa nhịp nhàng dẫn đến sản phẩm dở dang nằm giữa các khâu còn cao.

Các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản. Năm 2009 là 34,11% tổng tài sản, năm 2010 là 33,32% và năm 2011 là 26,42% (số liệu từ bảng 2.4). Các khoản phải thu sẽ làm ứ đọng vốn, làm kéo dài vòng quay của vốn lưu động, là cơ sở để hình thành các khoản nợ xấu. Nguyên nhân công ty chưa có một chính sách hoàn chỉnh về cấp tín dụng thương mại cho khách hàng. Việc quản lý nợ còn lỏng lẻo thiếu bài bản.

Thứ tư, quản lý tiền mặt: Quỹ tiền mặt của công ty được quản lý chưa

hiệu quả. Do quản lý tiền mặt chưa tốt dẫn đến tình trạng có lúc căng thẳng về tiền mặt, có lúc quá nhiều tiền mặt trong quỹ gây lãng phí do chi phí cơ hội của tiền. Nguyên nhân là công ty chưa có một chính sách, một mô hình cụ thể để quản lý quỹ tiền mặt của mình. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn duy trì ở mức thấp, do TSLĐ của công ty chủ yếu tồn tại dưới dạng các khoản phải thu và hàng tồn kho, điều này không thể đảm bảo công ty có đủ tiền thanh toán ngay cho các khoản nợ đến hạn, ảnh hưởng đến năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty.

Thứ năm, tổng các khoản chi phí của công ty năm vừa rồi tăng cao và

có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Bên cạnh giá vốn hàng bán tăng cao thì chi phí bán hàng của công ty cũng tăng khá mạnh, điều này góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty năm vừa qua.

Thứ sáu, hoạt động phân tích tài chính, bên cạnh những kết quả đạt

được, công tác phân tích tài chính tại công ty cũng còn nhiều hạn chế. Công tác tổ chức phân tích tài chính còn thiếu khoa học, công ty chưa có một quy trình cụ thể cho công tác phân tích mà phân tích được xem như một công việc kiêm nhiệm thêm của phòng tài chính kế toán. Nội

dung phân tích tài chính còn đơn điệu chưa đầy đủ, các chỉ tiêu phân tích thiếu tính hệ thống. Những nhận xét được đưa ra mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá chủ quan mà chưa so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, lĩnh vực cũng như chưa đưa ra giải pháp và kế hoạch để cải thiện tình hình tài chính tốt hơn.

2.3.2.2. Nguyên nhân: * Nguyên nhân khách quan:

Kinh tế thế giới đã phải chịu cuộc đại suy thoái từ cuối năm 2007 và hệ lụy vẫn còn tiếp diễn tới những năm nay. Năm 2011 thực sự là năm kinh doanh khó khăn của tất cả các DN ở Việt Nam trong bối cảnh lạm phát tăng cao. Nhà nước dùng chính sách thắt chặt tiền tệ và tín dụng để kiềm chế lạm phát, đồng thời lãi suất ngân hàng vẫn còn ở mức cao gây khó khăn cho hoạt động đầu tư của DN. Vì vậy, công ty CP thực phẩm Đức Việt cũng như nhiều công ty khác đã lựa chọn hình thức huy động vốn từ vốn góp của các chủ sở hữu. Không chỉ vậy, lạm phát tăng cao làm thu nhập thực tế của người tiêu dùng giảm, do vậy sức mua cũng giảm theo, làm cho lượng tiêu thụ sản phẩm của các DN giảm. Cả đầu vào và đầu ra đều bị thắt chặt làm cho việc kinh doanh của công ty không được tốt, và kết quả là lợi nhuận năm 2011 giảm 1.373 triệu đồng so với năm 2010. Bên cạnh đó, đồng Việt Nam mất giá so với EUR và USD làm cho giá vốn tăng cao do công ty vẫn thường xuyên phải nhập một lượng nguyên vật liệu phụ và máy móc khá lớn từ Đức, Thái Lan…

Nói riêng về ngành công nghiệp thực phẩm chế biến sản phẩm từ lợn gặp rất nhiều khó khăn trong những năm qua do các dịch bệnh bùng phát, gây khó khăn cho công ty khâu đầu vào.

Công tác quản lý chi phí của công ty vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Chi phí kinh doanh năm 2011 tăng cao hơn rất nhiều so với năm 2010. Cả giá vốn, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều tăng mạnh, nhất là chi phí bán hàng và giá vốn hàng bán. Chi phí tăng mạnh góp phần làm sụt giảm lợi nhuận, làm giảm hiệu quả kinh doanh, điều này cho thấy công ty cần xem lại công tác quản lý chi phí.

Việc phân bổ vốn ở công ty chưa tốt làm giảm hiệu quả kinh doanh. Trong khi tăng được khá nhiều vốn từ việc huy động đầu tư vốn chủ sở hữu thì công ty vẫn còn chú trọng đến đầu tư TS lưu động hơn là TSCĐ. TSCĐ tuy có được đầu tư nhưng không đáng kể so với mức tăng của TSLĐ dẫn đến hiệu quả sử dụng VLĐ và VCĐ không cân xứng, trong khi các khoản mục của TSLĐ tăng mạnh thì TSCĐ tăng không đáng kể, điều này ảnh hưởng đến việc kinh doanh lâu dài của công ty. Việc phân bổ vốn nghiêng quá nhiều về TSLĐ như vậy khiến cho công ty không tận dụng được những lợi thế do việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh mang lại trong giai đoạn phát triển mạnh của công ty.

Công ty chưa thực sự chú trọng công tác phân tích tài chính, do đó chưa có một đội ngũ cán bộ chuyên trách để thực hiện. Cũng như Công ty chưa có một quy chế tổ chức phân tích tài chính cụ thể. Hiện nay ở nước ta chưa có số liệu thống kê về hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nên cán bộ thực hiện phân tích không có cơ sở để so sánh doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động để có thể đưa ra các nhận xét khách quan và chính xác hơn về tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả quản lý tài chính của ban giám đốc. Nhà nước và các cơ quan quản lý chưa đưa ra hướng dẫn và yêu cầu cụ thể về nội dung phân tích tài chính cho các doanh nghiệp, nên hoạt động phân tích tài chính được tiến hành chủ

yếu xuất phát từ nhu cầu quản lý của ban giám đốc và các đối tác liên quan mà thôi.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm đức việt (Trang 91 - 97)