ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm đức việt (Trang 97 - 100)

1.4 .1Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

3.1ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Phân tích SWOT của công ty CP thực phẩm Đức Việt

Để có được những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty, trước hết cần tìm hiểu những nhân tố khách quan và nhân tố nội tại tác động đến sự phát triển của công ty, đó là: Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats).

 Điểm mạnh:

Hiện nay đối với các công ty cùng ngành thì Đức Việt có những điểm mạnh mà các đối thủ cạnh tranh không thể có như:

-Công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh thực phẩm chế biến. Đức Việt là công ty đầu tiên và duy nhất hiện nay có quy trình chế biến xúc xích một cách bài bản, đạt tiêu chuẩn quốc tế với quy trình công nghệ sạch khép kín, cùng với đội ngũ công nhân lành nghề.

-Công ty có hệ thống phân phối rộng trên thị trường Hà Nội. Hiện nay công ty chiếm lĩnh 75% thị phần tại Hà Nội. So với các công ty cùng ngành như Ông già IKA hay Vissan, Đức Việt luôn đi tiên phong với vị thế người dẫn đầu. Để có được thị phần như vậy phải kể đến đội ngũ bán hàng năng động và được phủ khắp các địa bàn trên Hà Nội.

-Sản phẩm của công ty luôn được cải tiến và đa dạng hóa về cả mẫu mã và chất lượng. Trước đây công ty chỉ bán duy nhất sản phẩm truyền thống là xúc xích nhưng giờ đây công ty đã mở rộng ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau để phục vụ thị hiếu người tiêu dùng.

Điểm yếu:

-Giá thành sản phẩm vẫn tương đối cao so với mặt bằng chung. Do đặc điểm sản phẩm công ty được chế biến qua quy trình công nghệ phức tạp, hơn

nữa phần lớn nguyên liệu phụ phải nhập khẩu từ nước ngoài như: mùn cưa, vỏ xúc xích và các loại gia vị, do đó giá thành sản phẩm cao là không thể tránh khỏi. Đây chính là điểm yếu của Đức Việt so với các công ty cạnh tranh trong ngành. Hiện nay Đức Việt vẫn chưa thể tiếp cận sâu vào nhiều thị trường tiềm năng như các quán internet hay các cửa hàng ăn nhỏ, hầu hết các thị trường này đều đã bị các đối thủ của Đức Việt chiếm lĩnh do lợi thế giá thấp, mặc dù chất lượng kém hơn sản phẩm của Đức Việt rất nhiều.

-Sản phẩm của công ty tuy đa dạng nhưng cơ cấu chưa hợp lý. Hiện nay tuy sản phẩm của công ty đa dạng nhưng sản phẩm truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, những sản phẩm cắt lát và sản phẩm mới vẫn chỉ mang tính thử nghiệm và chưa được quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng. Mục tiêu của Đức Việt trong tương lai là nâng cao thương hiệu công ty trong tâm trí người tiêu dùng, công ty được người tiêu dùng biết đến không chỉ ở sản phẩm duy nhất là xúc xích mà phải ở tất cả những sản phẩm mà công ty sản xuất. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu này thì công ty cần phải phấn đấu rất nhiều trong những năm tới.

-Thương hiệu Đức Việt tuy đã được biết đến nhiều nhưng vẫn chỉ bó hẹp trong nội thành Hà Nội và phân khúc người tiêu dùng có thu nhập, do vậy sản phẩm của công ty chưa có được tính phổ biến cao.

 Cơ hội:

-Xu thế tiêu dùng của người Việt Nam hiện nay là chuyển việc tiêu dùng từ sản phẩm tươi sống sang các loại thực phẩm được chế biến sẵn hay các sản phẩm đông lạnh bởi tính tiện lợi của nó, ngoài ra những sản phẩm chế biến sẵn thường được qua quy trình kiểm định chất lượng khắt khe, do đó mang tính vệ sinh an toàn hơn những sản phẩm tươi sống.

-Cơ hội của công ty đối với những thị trường ngoại thành là rất lớn. Hiện nay thu nhập của người dân ngoại thành đang tăng với tốc độ rất nhanh,

thậm chí có một số tỉnh có mức sống không kém Hà Nội, do vậy tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm của công ty là rất lớn. Nếu công ty tiếp tục tăng được quy mô kinh doanh thì mở rộng thị trường ra ngoại thành là một bước đi hoàn toàn đúng đắn.

 Thách thức:

-Thị trường thực phẩm đông lạnh nói chung và xúc xích nói riêng đang là thị trường cực kỳ hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài, do vậy tính cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liêt.

-Đi kèm với việc đa dạnh hóa sản phẩm, công ty sẽ mất nhiều thời gian và chi phí hơn vào các hoạt động quảng cáo, do vậy việc phát triển những sản phẩm mới có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác marketing và sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty.

3.1.2. Định hướng phát triển của công ty

Định hướng ngắn hạn:

-Tiếp tục tăng trưởng sản lượng tiêu thụ, tăng khoảng 25% so với năm 2011.

-Mở rộng kênh phân phối và tiêu thụ đến các khu vực lân cận nội thành Hà Nội như Đông Anh, Hà Đông, Sơn Tây, thành phố tại các tỉnh… với mục tiêu tìm thêm nhiều khách hàng mới.

-Tiếp tục nghiên cứu và cho ra những sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Định hướng dài hạn:

-Quy mô vốn tăng trưởng liên tục trong nhiều năm, đảm bảo cơ cấu tài chính luôn ở mức an toàn.

-Phát triển đội ngũ nhân lực, nâng cao kỹ năng quản lý của ban lãnh đạo, trình độ sản xuất của công nhân và kỹ năng bán hàng của các nhân viên bán hàng là những nhân tố chính đóng góp tới việc thành bại của công ty.

-Thương hiệu của Đức Việt được nhận diện rộng rãi và sâu rộng hơn trên thị trường với mục tiêu trở thành một trong những công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm đức việt (Trang 97 - 100)