Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm đức việt (Trang 112 - 115)

1.4 .1Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

3.2.4.Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM LÀNH MẠNH HÓA VÀ NÂNG CAO

3.2.4.Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển của Công ty. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang có xu hướng chuyển sang nền kinh tế tri thức thì nguồn lực con người trờ thành động lực chủ yếu cho sự tăng trưởng. Mọi hoạt động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần rút cuộc đều là những hoạt động của người lao động, sáng chế và sử dụng tư liệu lao động, tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho mình và cho xã hội. Nguồn nhân lực chính là nguồn “nội lực”, nếu biết phát huy nó có thể nhân lên sức mạnh của các nguồn lực khác.

Quá trình phát triển lớn mạnh của Công ty đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công nhân viên đông đảo được đào tạo kỹ lưỡng, bài bản có chất lượng, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu của công nghệ mới với máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến và quy trình về vệ sinh an toàn thực phẩm của Công ty. Chính vì

vậy Công ty cần có một đội ngũ người lao động với ý thức tổ chức kỷ luật cao, tác phong làm việc văn minh hiện đại, phát huy được những phẩm chất của người Việt nam là thông minh cần cù sáng tạo.

Những năm gần đây Công ty đã quan tâm tạo việc làm cho người lao động, từng bước hạn chế và khắc phục tình trạng thiếu việc làm, góp phần ổn định tình hình và phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, do chưa quan tâm thường xuyên việc sử dụng nguồn nhân lực nên mặc dù số lượng người làm việc nhiều nhưng nguồn lực vẫn bị lãng phí, biểu hiện chủ yếu là lãng phí chất xám, năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc chưa cao. Vậy làm thế nào để thu hút và quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất:

- Khi tiến hành tuyển dụng, Công ty cần phải cho người được tuyển dụng biết đặc điểm tình hình Công ty, hướng phát triển, chiến lược, giá trị cốt lõi, hệ thống quản lý, quy trình làm việc, danh tiếng của Công ty đồng thời nên giải thích cho ứng viên những tiêu chí mà Công ty đề ra về vị trí cần tuyển dụng, kết quả công việc, về các hành vi ứng xử tại Công ty, những quy định về trang phục, bảo hộ lao động và thời gian làm việc. Bằng cách làm này, các cán bộ công nhân viên tương lai của Công ty sẽ hiểu rõ những yêu cầu của công việc mà họ phải làm và định hướng cần phải làm gì, làm như thế nào để hoàn thành công việc.

- Trong tuyển dụng cần đặt ở vị trí quan trọng nguyên tắc “đúng người đúng việc”, có việc mới tìm người tuyệt đối không để trường hợp có người mới tìm việc. Khuyến khích lực lượng lao động trẻ có tay nghề cao đăng ký tuyển dụng với những điều kiện làm việc hợp lý và mức lương phù hợp với tay nghề. Khi lao động được tuyển dụng thì phải có kế hoạch đào tạo cho phù hợp với yêu cầu công việc sau đó mới bố trí việc làm.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ. Công tác đào tạo và bồi dưỡng tại chỗ ngày càng trở nên phổ biến tại các công ty. Ở đó lực lượng công nhân có trình độ tay nghề cao kèm cặp, đào tạo những đồng nghiệp mới ra trường hay công nhân có trình độ thấp hơn. Công tác này vừa nhanh chóng giúp người lao động nâng cao tay nghề, vừa giúp Công ty tiết kiệm được chi phí đào tạo. Do vậy Công ty nên có chính sách động viên khuyến khích loại hình đào tạo này.

- Đối với lao động đã có thời gian làm việc gắn bó với Công ty, có xu hướng phát triển cần tạo điều kiện cho họ được tiếp tục học thêm bằng nhiều con đường, đào tạo tại các trường trong nước thậm chí nếu cần có thể gửi ra nước ngoài học tập. Đối với những lao động tự nguyện đi học nâng cao nghiệp vụ phải khuyến khích họ bằng nhiều biện pháp như động viên khen thưởng kịp thời.

- Bố trí lao động hợp lý, đặt ra những nhiệm vụ cụ thể cho người lao động, người lao động cần phải được biết thời hạn mà họ phải hoàn thành các công việc cụ thể, cần biết về công việc được giao, từ đó họ có thể phân bổ công việc và thời gian của mình cho hợp lý nhất. Người quản lý nên xác định rõ những yếu tố nào được xem là tiêu chuẩn để đánh giá sự thành công, tiến bộ của cán bộ, công nhân viên trong công việc.

- Xây dựng bầu không khí làm việc chan hòa, tích cực. Bất kỳ người lao động nào cũng muốn làm việc tại một môi trường vui vẻ, mọi người hòa đồng và xem đó là một trong những điều kiện hàng đầu để cân nhắc lựa chọn công việc. Công ty nên tạo điều kiện cho người lao động cảm thấy thoải mái, cân bằng trong công việc và cuộc sống, từ đó sẽ giúp người lao động làm việc tích cực, hiệu quả hơn và muốn gắn bó với tổ chức hơn.

- Chế độ lương thưởng hợp lý là một công cụ hữu hiệu để thu hút lực lượng lao động đồng thời cũng là một sự động viên khuyến khích đối với họ.

Chế độ lương thưởng và phúc lợi khi thiết lập cần đảm bảo: Phù hợp với trình độ đào đạo, cấp bậc và chức vụ được giao, đảm bảo tăng tương ứng với tốc độ phát triển kinh tế và sự gia tăng giá cả. Chế độ khen thưởng phải căn cứ vào các tiêu chí thi đua, phải khen thưởng kịp thời đúng lúc. Công ty cũng cần xây dựng chế độ lương thưởng cho từng bộ phận riêng biệt: Khối hành chính (chế độ lương theo ngày làm việc), khối kinh doanh (chế độ lương khoán theo sản lượng bán ra), khối sản xuất (chế độ lượng theo sản phẩm sản xuất).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm đức việt (Trang 112 - 115)