Phân bổ lại cơ cấu vốn cho hợp lý và phù hợp với tình hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm đức việt (Trang 100 - 101)

1.4 .1Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

3.2.1Phân bổ lại cơ cấu vốn cho hợp lý và phù hợp với tình hình

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM LÀNH MẠNH HÓA VÀ NÂNG CAO

3.2.1Phân bổ lại cơ cấu vốn cho hợp lý và phù hợp với tình hình

CHÍNH CỦA CÔNG TY

Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu về Công ty cổ phần thực phẩm Đức việt, phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty. Tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tài chính của công ty như sau:

3.2.1. Phân bổ lại cơ cấu vốn cho hợp lý và phù hợp với tình hình của công ty của công ty

Bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều muốn doanh nghiệp mình có nguồn vốn chủ động để hoạt động SXKD hiệu quả mà không phải lo đến việc trả nợ. Một doanh nghiệp đang và sẽ đứng vững trong tương lai phải là doanh nghiệp có cơ cấu vốn và nguồn vốn hợp lý. Hiện nay, công ty đang đầu tư vốn nhiều cho TSLĐ, chủ yếu dưới dạng các khoản phải thu và hàng tồn kho trong khi mức đầu tư cho TSCĐ chưa tương xứng với quy mô kinh doanh của công ty dẫn đến sự bất tương xứng trong sự phát triển giữa TSCĐ và TSLĐ. Cơ cấu vốn của Công ty trong năm 2011: Vốn lưu động chiếm 71,37%, vốn cố định chiếm 28,63%. Theo chỉ tiêu chung bình ngành thực phẩm, tải sản ngắn hạn chiếm 46,8% so với tổng tài sản [19]. Trong năm 2011 cơ cấu tài sản lưu động có khoản mục Hàng tồn kho chiếm 36,15% và khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 26,42%. Từ việc khách hàng nợ nhiều kết hợp với thành phẩm tồn kho tăng mạnh có thể kết luận năm 2011 công ty gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, đỏi hỏi Công ty phải có biện pháp tiêu thụ sản phẩm và thu hồi công nợ thích hợp.

Trong năm 2011 Công ty tăng được khá nhiều vốn từ việc huy động đầu tư vốn chủ sở hữu thì công ty vẫn còn chú trọng đến đầu tư tài sản lưu động hơn là TSCĐ. Trong khi các khoản mục của TSLĐ tăng mạnh thì TSCĐ tăng không đáng kể, điều này ảnh hưởng đến việc kinh doanh lâu dài của công ty bởi TSCĐ được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh và thường có giá trị lớn nên nếu công ty không chú trọng đầu tư trong thời điểm huy động vốn thuận lợi thì sẽ rất khó để đầu tư trong tương lai nếu như việc huy động vốn gặp khó khăn.

Việc đầu tư vào TSCĐ thấp dẫn đến mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh thấp trong khi công ty hiện đang tăng trưởng nhanh về doanh thu lẫn số lượng tiêu thụ, từ đó dẫn đến việc công ty không tận dụng được lợi ích thu về từ việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh. Mức tăng doanh thu của công ty nhiều năm qua tăng rất mạnh, nếu công ty chú trọng đầu tư vào TSCĐ hơn, nâng cao mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh thì có thể làm gia tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay lên gấp nhiều lần, từ đó tăng tỷ lệ ROA, tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Tuy nhiên, công ty cần tính toán, phân tích cụ thể để có mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh phù hợp với mức sử dụng đòn bẩy tài chính, phòng ngừa được rủi ro đồng thời tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm đức việt (Trang 100 - 101)