Ngất trong hội chứng nút xoang bệnh lý: Các biểu hiện lâm sàng của hộ

Một phần của tài liệu CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGẤT pps (Trang 33 - 34)

chứng nút xoang bệnh lý thường thấy là nhịp chậm xoang, ngừng xoang, nghẽn

xoang - nhĩ và hội chứng nhịp nhanh - nhịp chậm ... Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn là

chỉ định điều trị chính cho những bệnh nhân yếu nút xoang có ngất. Phương thức

nhĩ (AAI) hoặc tạo nhịp hai buồng (DDD) và có đáp ứng tần số (rate-responsive

pacing) như DDDR hay AAIR. Trong nhiều trường hợp hội chứng nút xoang bệnh

lý thường có kèm theo rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất, vì vậy tạo nhịp kiểu AAI sẽ

có nhiều hạn chế và thường phải chuyển sang kiểu DDD. Ở Việt nam và một số

nước đang pháp triển, do điều kiện kinh tế, cấy máy tạo nhịp một buồng thất (VVI

và VVIR) vẫn được chỉ định nhằm ngăn chặn tái phát của ngất, đảm bảo ổn định

được tần số tim của bệnh nhân. Theo nhiều nghiên cứu, tạo nhịp một buồng thất

(VVI và VVIR) cũng có thể cải thiện cuộc sống do làm giảm các triệu chứng của

suy tim, cung lượng tim thấp và tăng tỷ lệ sống sót sau cấy máy nhưng có nhược

điểm là làm tăng nguy cơ rung nhĩ, tắc mạch do cục đông so với tạo nhịp nhĩ và

tạo nhịp 2 buồng (AAI và DDD). Những bệnh nhân bị hội chứng nút xoang bệnh

lý có kèm theo loạn nhịp như ngoại tâm thu, cơn nhịp nhanh hoặc có kèm theo

một số bệnh tim thực thể cần phải dùng các thuốc làm nhịp tim chậm hơn như các

glycoside trợ tim, các thuốc ức chế beta, các thuốc ức chế calci, và các thuốc

chống loạn nhịp như sotalol, amiodarone thì việc cấy máy tạo nhịp lại càng cần

thiết. Ở những bệnh nhân có hội chứng nhịp nhanh - nhịp chậm thì việc cắt đốt

bằng năng lượng sóng radio (RF) các rối loạn nhịp nhanh và cấy máy tạo nhịp có

hiệu quả tốt.

Một phần của tài liệu CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGẤT pps (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)