Ngất do thần kinh phế vị: bên cạnh các biện pháp phòng tránh các yếu tố kích

Một phần của tài liệu CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGẤT pps (Trang 30 - 31)

thích gây ngất, có thể áp dụng các biện pháp luyện tập cho bệnh nhân như luyện

tập thể lực gắng sức để kích thích thần kinh giao cảm, luyện tập quay đầu cao như

khi làm nghiệm pháp bàn nghiêng để bệnh nhân quen dần. Khi các biện pháp trên không có hiệu quả thì có thể điều trị thuốc cho bệnh nhân. Người ta đã sử dụng

một số thuốc như các chất ức chế beta, disopyramide, scopolamin, clonidin,

theophyllin, fludrocortison, ephedrin, etilefrin, midodrin .... Các chất ức chế thụ

thể bêta, các thuốc co mạch (methylphenidat và catecholamin) và midodrin là các thuốc được chứng minh có hiệu quả để ngăn ngừa ngất, tuy nhiên, cho đến nay

vẫn chưa có những các nghiên cứu lớn khách quan để đánh giá hiệu quả lâu dài và

cơ chế tác động thực sự của các thuốc này.

Đối với ngất do thần kinh phế vị, tạo nhịp tim có vai trò khá mờ nhạt. Cho đến

nay, mới chỉ có 2 nghiên cứu đánh giá hiệu quả của cấy máy tạo nhịp trên bệnh

nhân ngất do thần kinh phế vị nhưng có các triệu chứng ức chế tim nổi trội. Theo

nghiên cứu thực hiện tại Bắc Mỹ, tỷ lệ tái phát ngất sau 1 năm theo dõi ở bệnh

nhân cấy máy tạo nhịp là 18%, giảm hơn nhiều so với bệnh nhân không cấy máy

(60%). Nghiên cứu VASIS thực hiện tại Châu Âu cũng cho thấy sau 3,7 năm theo

dõi, tỷ lệ tái phát ngất ở bệnh nhân cấy máy tạo nhịp là 5%, trong khi ở bệnh nhân

không cấy máy là 61%. Tuy nhiên, hiệu quả của cấy máy tạo nhịp trên những bệnh

nhân này còn chưa thống nhất, cần phải có những nghiên cứu đánh giá lâu dài.

Một phần của tài liệu CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGẤT pps (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)