Ngất trong một số hoàn cảnh: Ngất xảy ra tuỳ thuộc hoàn cảnh gây ra ngất (đ

Một phần của tài liệu CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGẤT pps (Trang 32 - 33)

tiểu, rặn đi ngoài, khi ho, khi gồng hoặc khi ngồi xổm ...) nhưng đều có cơ chế gần

giống với cơ chế của ngất do ức chế tim mạch qua trung gian thần kinh. Các biện

pháp dự phòng trước hết phải tránh các hoàn cảnh có thể gây ra ngất đến một mức

có thể. Trong một số hoàn cảnh mà bệnh nhân khó có thể tránh được như rặn đi

ngoài, ho, ngất khi tiểu tiện thì cần có những biện pháp làm hạn chế hoàn cảnh gây

ngất như điều trị giảm ho, cho thuốc nhuận tràng để tránh cho bệnh nhân phải rặn,

hạn chế uống nước, bia ... quá mức trong một thời gian ngắn. Một số bệnh nhân bị

ngất do nguyên nhân này cũng có thể có thêm nghiệm pháp xoa xoang cảnh

hoặc/hoặc nghiệm pháp bàn nghiêng dương tính, chỉ định cấy máy tạo nhịp cho

những bệnh nhân có thể đem lại hiệu quả tốt.

2. Điều trị ngất do tụt huyết áp tư thế

- Mục đích điều trị: dự phòng sự tái phát của ngất, làm giảm các chấn thương do

ngất gây nên và cải thiện chất lượng sống.

Các biện pháp dự phòng ngất do tụt HA tư thế bao gồm tránh sử dụng các thuốc

làm giảm tính thích ứng của hệ thần kinh tự động (thuốc hạ HA tác động lên thần kinh trung ương), các thuốc giãn mạch và thuốc lợi tiểu. Rượu có tác động xấu lên hệ thần kinh tự động đồng thời làm giảm tính thích ứng của cơ thể với tư thế, vì

vậy phải hạn chế sử dụng rượu. Một số biện pháp khác để tránh ngất là thay đổi tư

quá nóng .... Uống nhiều nước (2 - 2,5 lít/ngày), ăn mặn hoặc tập nằm gối đầu cao

dần trong khi ngủ là những biện pháp điều trị làm giảm số lượng cơn ngất do

nguyên nhân này.

Khi các biện pháp trên không có hiệu quả việc điều trị bằng thuốc như sử dụng

Fludrocortisone với liều thấp (0,1 - 0,2 mg/ngày) hoặc Midodrine có thể có tác

dụng duy trì HA ở tư thế đứng nhưng lại ít có hiệu quả ở những bệnh nhân ngất do

vận động thể lực hoặc ngất ở môi trường nóng. Cần đề phòng các thuốc này có

khả năng gây tăng HA ở tư thế nằm.

3. Điều trị ngất do nguyên nhân tim

- Mục đích điều trị: dự phòng sự tái phát của ngất, làm giảm các chấn thương do

ngất gây nên, cải thiện chất lượng sống và ngăn ngừa đột tử.

Việc điều trị ngất do nguyên nhân tim bao gồm điều trị các rối loạn nhịp và rối

loạn dẫn truyền tim, điều trị các bệnh tim thực thể mà bệnh nhân có và cải thiện

chức năng của tim, đặc biệt là chức năng thất trái.

Một phần của tài liệu CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGẤT pps (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)