CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Một số kiến nghị
4.2.2. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực về giá
Nguồn nhân lực là một vấn để nan giải, một bài toán khó đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Nguồn nhân lực trong ngành định giá ở Việt Nam đứng trƣớc tình trạng nguồn cung cấp khan hiếm, nhất là nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Trong thời gian qua, nhu cầu định giá nói chung và định giá BĐS nói riêng ngày càng tăng, số lƣợng các công ty hoạt động trong lĩnh vực định giá ngày càng nhiều, song các đơn vị đào tạo các nhân lực cho lĩnh vực này còn rất ít. Để thực hiện đƣợc yêu cầu của nghề thẩm định giá, những ngƣời làm công tác thẩm định giá phải là những ngƣời đƣợc đào tạo một cách bài bản và có hệ thống về trình độ chuyên môn, có kiến thức, có kinh nghiệm thực tế và đủ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.Đào tạo nguồn nhân lực thẩm định giá, điều quan trọng đầu tiên là xây dựng, thiết kế nội dung chƣơng trình cho thật phù hợp và có tác dụng thiết thực. Tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực thực sự chuyên sâu về lĩnh vực thẩm định giá và các chuyên gia nƣớc ngoài có kinh nghiệm giúp đỡ. Trên cơ sở nội dung
chƣơng trình, xây dựng hệ thống giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cho các đối tƣợng của hệ đào tạo.
Hiện nay, cả nƣớc chỉ mới có một số các trƣờng đào tạo chuyên ngành BĐS, định giá, trong đó, chủ yếu là đào tạo ngắn hạn, theo tín chỉ. Vì vậy trong thời gian tới, Nhà nƣớc cần quan tâm mở thêm nhiều trƣờng đào tạo nhân lực cho lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của toàn xã hội.
Việc mở rộng quy mô đào tạo có thể đƣợc thực hiện bằng cách thành lập mới các trƣờng đại hoc, cao đẳng và mở thêm khoa mới, tăng thêm khối lƣợng sinh viên trong các trƣờng đã đào tạo.
Mặt khác, Nhà nƣớc cũng cần quan tâm nhiều hơn đến chất lƣợng đào tạo ở các đơn vị này. Hiện nay đội ngũ thẩm định viên ở nƣớc ta nhìn chung vẫn còn thiếu trình độ chuyên môn cũng nhƣ kinh nghiệm nghề nghiệp. Hầu hết họ đều là những ngƣời chuyển từ các lĩnh vực khác sang, chƣa qua đào tạo bài bản, chƣa có kỹ năng nghề nghiệp. Hơn nữa, chất lƣợng đào tạo của nhiều trƣờng chƣa cao, không sát với thực tế thị trƣờng. Do đó, nâng cao chất lƣợng đào tạo là hết sức cần thiết.
Ngoài việc tổ chức đào tạo trong nƣớc, các trƣờng đại học cũng nên liên kết đào tạo với các nƣớc có ngành định giá phát triển nhƣ Singapore, Anh, ... để học hỏi thêm kinh nghiệm, đào tạo đội ngũ thẩm định viên đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, nên mở rộng và nâng cao trình độ đào tạo về các lĩnh vực có liên quan nhƣ: quy hoạch, xây dựng, phong thuỷ, …
Bên cạnh đó, cần thƣờng xuyên tiến hành bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá cho các thẩm định viên. Cần thực hiện một cách nghiêm túc những quy định về tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và tiêu chuẩn hành nghề của các cán bộ, chuyên gia thẩm định giá.