tác tuyển sinh của Trường Đại học Sao Đỏ trong thời gian qua.
2.4.1. Những thành tựu đạt được của hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của Nhà trường của Nhà trường
Từ một trường trung nghề với quy mô nhỏ trải qua 46 năm xây dựng phát triển và trưởng thành nhà trường đã trở thành một trường đại học với quy mô 15.500 sinh viên, cung cấp cho các cơ quan doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế 100 ngàn công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên trung cấp, thợ cả, giáo viên dạy nghề, cử nhân cao đẳng có chất lượng cao...
Nhờ những cố gắng và nỗ lực của cán bộ lãnh đạo, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên nhà trường, với những đóng góp của nhà trường cho xã hội, hoạt động tuyển sinh của nhà trường đã đạt được những kết quả như sau:
Hoạt động PR nội bộ: Trường Đại học Sao Đỏ đã sử dụng các kỹ thuật và công cụ chủ yếu của hoạt động PR nội bộ là truyền thông nội bộ và giao tiếp nội bộ, tổ chức sự kiện nội bộ, xây dựng văn hoá giáo dục. Trong truyền thông nội bộ Nhà trường đã phát hành các ấn phẩm như Tạp chắ Nghiên cứu khoa học 12 số/năm, Nội san Văn hóa văn nghệẦ Xây dựng các bảng tin thông báo, mạng internet và đài phát thanh để cung cấp thông tin thường xuyên cho mọi người trong Nhà trường về nhiệm vụ, công việc và tăng cường giao lưu trong nội bộ Trường, khắch lệ và động viên, phát động các phong trào một cách hiệu quả. Trong giao tiếp nội bộ Nhà trường tổ chức các buổi giao lưu, tổng kết để tạo mối quan hệ khăng khắt, xây dựng văn hoá môi trường học tập và làm việc tốt nhất cho cán bộ giáo viên và sinh viên của Nhà trường. Nhà trường cũng chú trọng đến hoạt động tổ chức sự kiện nội bộ như tổ chức các buổi kỷ niệm về ngày lễ, tết, các buổi tọa đàm cho sinh viên và giáo viên.
Hoạt động PR báo chắ: Duy trì được mối quan hệ tốt với cơ quan truyền thông của 6 địa bàn truyền thống, duy trì mối quan hệ với một số đài truyền hình trung ương như: VTV1, VTC..., Báo Dantri, Báo 24h, Báo Vietnamnet...
Hoạt động PR cộng đồng: Quan hệ với các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư: Tài trợ cho các hoạt động của các câu lạc bộ trong các hoạt động xã hội, tham gia vận động ủng hộ người nghèo, đồng bào lũ lụt...Thiết lập mối quan hệ nhất định với các Trường PTTH và TTGDTX; gia đình HSSV; HS tại các trường THPT; SV đã tốt nghiệp; các doanh nhiệp nhận lao động, tham gia một số gameshow truyền hình như: Robocon, shipcom, rung chuông vàng, SV 2012 đã tạo ra hình ảnh tốt đẹp tới cộng đồng, đặc biệt công tác tư vấn tuyển sinh đó là hoạt động PR tắch cực nhất trong Nhà trường.
với các cơ quan của Chắnh phủ, các bộ ngành có liên quan, chắnh quyền các địa phương quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như đối với công tác tuyển sinh của Trường.
2.4.2. Những hạn chế của hoạt động PR trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Sao Đỏ Đại học Sao Đỏ
Hoạt động PR của nhà trường chưa mang tắnh hệ thống, chủ yếu vẫn còn tự phát, riêng lẻ, chưa có kế hoạch chiến lược cụ thể. Vì vậy mà hiệu quả của hoạt động truyền thông đến công chúng chưa rộng rãi. Hơn nữa việc xác định nguồn tài trợ cho các hoạt động này chưa ổn định, gây nhiều khó khăn trong việc triển khai, nắm bắt cơ hội. Vì thiếu kinh phắ và kinh phắ không kịp thời mà chưa tạo được cường độ đủ mạnh thu hút sự quan tâm của công chúng. Cụ thể:
- Về PR nội bộ:
+ Chưa tạo dựng mối liên kết chặt chẽ giữa giảng viên giáo viên trong Nhà trường đặc biệt là đối với giáo viên mới vì các hoạt động truyền thông nội bộ không tiến hành liên tục, thường xuyên mà chỉ tập trung vào một số thời điểm nhất định.
+ Đối với quá trình học tập của sinh viên tại Trường, hoạt động truyền thông nội bộ đã chú trọng đến học của sinh viên mà chưa có sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng cho việc tốt nghiệp của sinh viên, nghĩa là trong buổi lễ tốt nghiệp ra trường, nhà trường chưa tổ chức được một buổi lễ ỘChia tay giảng đườngỢ đúng nghĩa cho sinh viên để sinh viên không thể nào quên được một ngày trọng đại gắn liền với quãng thời gian quan trọng nhất trong cuộc đời các em. Đồng thời cũng là để các em và phụ huynh của các em được dịp thể hiện niềm tự hào của mình qua đó cũng giúp cho nhà trường quảng bá được thông tin rộng rãi hơn đến công chúng.
+ Các hoạt động truyền thông nội bộ còn thiếu tắnh chuyên nghiệp trong quá trình tổ chức, Đoàn thanh niên là đơn vị nòng cốt trong hoạt động này nhưng không phát huy được vai trò của mình, các hoạt động được tổ chức còn máy móc, nghèo nàn về nội dung và hình thức, một số hoạt động kéo dài thời gian nhưng lại không có hiệu quả; Hội sinh viên cũng chưa có nhiều hoạt động nổi bật để làm rõ vai trò của Hội trong các hoạt động truyền thông nội bộ.
+ Đôi khi còn lãng phắ nguồn lực trong quá trình tổ chức, chưa tạo được đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển thương hiệu và uy tắn cho Nhà trường.
+ Chưa khai thác được hiệu quả của truyền thông nội bộ qua hình thức quảng cáo truyền miệng một cách rộng rãi trong sinh viên, giáo viên và các loại công chúng khác.
+ Nhà trường chưa xác định được đúng vai trò của những đối tượng chắnh của hoạt động PR có thể làm cho công tác tuyển sinh đạt được hiệu quả cao nhất.
- PR với báo chắ: Mặc dù chúng ta đã tạo dựng và duy trì tốt mối quan hệ với các cơ quan báo chắ ở địa bàn Tỉnh Hải Dương cũng như một số tỉnh lân cận là thị trường tuyển sinh truyền thống song do các thông tin quảng cáo, tuyên truyền của chúng ta chưa phong phú về nội dung, thời lượng phát sóng ngắn, thời điểm phát sóng chưa hợp lý, chi phắ lớn nên hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Hiện nay chúng ta mới chỉ tạo lập được mối quan hệ với một số trang báo điện tử như: Dantri.vn, Báo 24h.net. trang thongtintuyensinh.vn mà chưa tận dụng được sức nóng cũng như mức độ lan tỏa của các trang mạng xã hội, nơi có số lượng người truy cập hàng ngày rất lớn để phân tán các thông tin tắch cực về Nhà trường để truyền tin đến các đối tượng nhận tin khác nhau.
Các hoạt động này mới chỉ dừng lại ở việc đăng các thông tin quảng cáo tuyển sinh hoặc giới thiệu ngắn về Nhà trường, chưa có được những chương trình sâu rộng về mọi hoạt động của Nhà trường. Vì thế mà vẫn chưa phát huy hết được hiệu quả của hoạt động PR với báo chắ, truyền thông. Cái quan trọng trong quan hệ với báo chắ là để giúp Nhà trường tạo được dư luận tốt với xã hội và tranh thủ được sự ủng hộ của các Nhà làm luật, các thành viên của chắnh phủ và các nhóm công chúng liên quan khác. Nhà trường chưa có được những bài viết mang tắnh xã hội, vì quyền lợi của công chúng. Chưa có khả năng tạo sức hút đối với độc giả của các báo, chưa gây được sự chú ý có định hướng đối với những nhóm công chúng của Nhà trường.
+ Đối với hoạt động PR qua báo chắ là hoạt động chỉ cần với chi phắ thấp, nhưng Nhà trường đã chưa tận dụng được những ưu điểm nổi bật của việc làm PR
qua báo chắ đó là cần có được những bài viết hay để tự ban biên tập các báo sẽ lựa chọn các bài đó để đăng.
+ Đối với hoạt động truyền thông qua các đài truyền hình, đài phát thanh thì do khó khăn về thời gian phát sóng và kinh phắ nên hoạt động này cũng không được tiến hành liên tục và chỉ thực hiện vào một số thời điểm trong năm nên hiệu quả thu được không cao.
- PR cộng đồng: Hoạt động này còn rất mờ nhạt, chúng ta mới chỉ tham gia dưới góc độ chung của toàn xã hội như: Hiến máu nhân đạo, ra quân vì tháng an toàn giao thông, ngày vì người nghèo... Hoạt động PR cộng đồng cần tổ chức được các sự kiện đặc biệt, thành lập các nhóm, các câu lạc bộ trong sinh viên để sinh viên được tham gia vào cộng đồng nhiều hơn với nhiều hoạt động mang tắnh chuyên nghiệp và có chiều sâu hơn.
- PR trong vận động hành lang: Mạc dù cũng đã tạo lập được mối quan hệ với các thành viên và cơ quan chắnh quyền địa phương các bộ ngành chức năng. Tuy nhiên nhà trường lại chưa khai thác được hiệu quả của những mối quan hệ này để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của chắnh phủ trong công tác tuyển sinh. Vắ dụ như công tác vận động để có được một cơ sở hoạt động ở địa bàn Thành phố Hà Nội. Nhà trường đã tiến hành từ nhiều năm nhưng cũng chưa mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó các hoạt động từ thiện của còn rất hạn chế, chưa tổ chức được các sự kiện có quy mô và có tầm ảnh hưởng tới các nhóm công chúng chắnh phủ.
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế hoạt động PR trong công tác tuyển sinh nhà trường
* Nguồn lực thực hiện công tác tuyển sinh:
- Công tác tuyển sinh đỏi hỏi những con người năng động, gặp gỡ tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt đối tượng cần nhắm tới là học sinh trung học phổ thông và các nhóm công chúng liên quan. Đòi hỏi người làm công tác tuyển sinh phải có kiến thức chuyên sâu về ngành PR để có thể thực hiện thành công các kế hoạch và chiến lược tuyển sinh. Tuy nhiên, trường Đại học Sao Đỏ trong công tác tuyển sinh thường tận dụng sự nhiệt tình của đội ngũ giảng viên giảng viên và HSSV trong trường. Vì vậy các hoạt động chưa có tắnh chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao.
Chưa có phòng ban chuyên trách thực hiện các nghiệp vụ về PR. Đặc điểm yếu kém này hạn chế rất nhiều đến việc triển khai hoạt động quan hệ công chúng. Làm quan hệ công chúng là đi xây dựng mối quan hệ với nhiều nhóm công chúng khác nhau để có được sự thấu hiểu hợp tác và ủng hộ cho tổ chức của mình, để thực hiện được công việc này đòi hỏi người làm công tác quan hệ công chúng phải được đào tạo về chuyên môn và có những kỹ năng cơ bản.
* Ngân sách cho hoạt động PR:
Thực tế là ngân sách cho hoạt động này của Nhà trường còn rất hạn chế và không ổn định. Chắnh vì chưa có chiến lược PR cụ thể nên không có cơ sở để dự trù một ngân sách cho hoạt động này. Thường thì những chi phắ cho hoạt động PR được lấy từ Quỹ đầu tư và phát triển của Nhà trường nhưng nó có rất nhiều hạn chế như số lượng nhỏ không đủ để đáp ứng cho những hoạt động PR. Do không có nguồn và kế hoạch huy động, sử dụng rõ ràng nên gây trở ngại rất nhiều tới việc triển khai các hoạt động PR.
Ngoài ra việc phân bổ nguồn kinh phắ này cho các hoạt động PR cũng chưa thật sự cân xứng phù hợp. Điều này thể hiện ở chỗ lựa chọn và đầu tư cho các công cụ PR chưa hợp lý.
* Thị trường mục tiêu trong công tác tuyển sinh:
- Do sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường ngày càng khắc nghiệt, nhiều trường đại học được thành lập, thị phần tuyển sinh bị chia sẻ gây ảnh hưởng lớn đến kết quả tuyển sinh hàng năm của trường.
- Mức độ cạnh tranh với các trường đào tạo khác ngày càng gay gắt trong việc chọn nghề nghiệp của thắ sinh.
- Tắnh liên kết trong công tác tuyển sinh của trường với các doanh nghiệp trong việc xác định chắnh xác nhu cầu nhân lực của thị trường lao động còn hạn chế, thiếu kênh thông tin hai chiều giữa trường đào tạo và doanh nghiệp (người có nhu cầu sử dụng lao động). Việc làm cho sinh viên sau khi ra trường là vấn đề mà bất kỳ trường đại học nào cũng cần quan tâm. Và là yếu tố mang lại uy tắn, danh tiếng cho trường đại học. Tuy nhiên việc thu thập thông tin về việc làm của sinh viên sau khi
ra trường, cũng như việc tạo cơ hội cho sinh viên có việc làm sau khi ra trường của trường Đại học Sao Đỏ còn rất hạn chế.
Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, quan hệ với quốc tế là yếu tố rất quan trọng để Việt Nam có thể nhanh chóng hội nhập với toàn thế giới. Vì thế đối với các trường đại học việc mở rộng quan hệ và trao đổi sinh viên với các trường Đại học nước ngoài là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, Trường Đại học Sao Đỏ chưa mở rộng được công tác này.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PR TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ 3.1. Sứ mệnh Ờ tầm nhìn và mục tiêu chiến lược giai đoạn 2015 Ờ 2020
3.1.1. Sứ mệnh Ờ tầm nhìn
Đại học Sao Đỏ trở thành một Trung tâm Giáo dục và Đào tạo có đẳng cấp quốc tế, chủ động hội nhập giáo dục toàn cầu, liên thông và công nhận chất lượng lẫn nhau; thực hiện triết lý giáo dục đảm bảo quyền được học tập suốt đời cho mọi người trong nền kinh tế tri thức.
Đào tạo đa ngành nghề ở nhiều trình độ đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, có nghị lực, biết hợp tác và sáng tạo trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
3.1.2. Mục tiêu chiến lược giai đoạn 2015 Ờ 2020
Trải qua 45 năm đào tạo xây dựng và phát triển, đặc biệt trong những năm gần đây ( 2005 Ờ 2013) Trường Đại học Sao Đỏ đã thực hiện thành công chiến lược phát triển và nâng cấp đào tạo. Từ một trường đào tạo nghề nay đã trở thành trường đại học, từ một trường quy mô đào tạo với số lượng học sinh hàng năm chỉ có 1500 đến 2000 học sinh ( năm học 1999 Ờ 2000 ) đến nay nhà trường đã có quy mô đào tạo với số lượng 15500 học sinh sinh viên năm 2011. Trong những năm qua trường Đại học Sao Đỏ đã từng bước trở thành trung tâm văn hoá, khoa học kỹ thuật vùng lãnh thổ, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước.
Căn cứ vào những định hướng phát triển của nhà trường sau khi phân tắch các yếu tố tác động của môi trường, qua đó xác định được những thời cơ và thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường, có thể xác định chiến lược phát triển nhà Trường đến năm 2020 trên một số nội dung sau:
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
+ Không ngừng bổ sung và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, đến năm học 2016 -2017 có số lượng từ 800 Ờ 850 cán bộ giáo viên, đạt chuẩn của một Trường Đại học.
+ Tắch cực đầu tư xây dựng xong cơ sở II giai đoạn I ( 2015 Ờ 2020), tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các xưởng thực hành, phòng thắ nghiệm, ứng dụng công nghệ dạy học tiên tiến.
+ Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, nâng cao vị thế nhà trường và nâng cao đời sống cho giáo viên cán bộ công nhân viên, học sinh sinh viên.
+ Chuẩn bị đủ điều kiện cho các nguồn lực, đến năm 2020 đưa nhà trường trở thành trường đại học công nghệ với quy mô 23000 học sinh, sinh viên, chất lượng đào tạo, vị thế và uy tắn của nhà trường ngang tầm với các trường Đại học công nghệ trong nước và khu vực.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
a, Nguồn nhân lực
Phấn đầu hàng năm tuyển đủ số lượng giáo viên, đến 2020 có tổng số 850