PR trong vận động hành lang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động PR trong công tác tuyển sinh trường đại học sao đỏ (Trang 37 - 39)

1.3. Các công cụ của PR

1.3.4. PR trong vận động hành lang

1.3.4.1. Khái niệm vận động hành lang

Vận động hành lang (lobby) là sự gây ảnh hưởng, áp lực tới một số người hoặc một nhóm người của một tổ chức hữu quan (liên quan) đến việc thông qua một quyết định cần thiết của chắnh phủ. Lobby cần thiết khi có các ý kiến tranh luận khác nhau về các lợi ắch khác nhau, có thể trong đảng, lãnh thổ hoặc khu vực. Trong nghị viện cũng bao gồm các đại diện của các nhóm tranh đua về lợi ắch. Sự bất đồng quan điểm có thể lấy lại thăng bằng thông qua những biện pháp lobby chuyên nghiệp. Các tổ chức tiến hành lobby các thành viên của nghị viện vì họ cho rằng quyền lợi của họ phải được bảo vệ.[2,tr231]

1.3.4.2. Vai trò của vận động hành lang

Trong hoạt động lobby, các chuyên gia về quan hệ với chắnh phủ, nhà nước quan tâm tới sự ảnh hưởng của luật pháp tới công ty, nhóm địa phương hoặc các tổ chức khách hàng. Nhiệm vụ của các chuyên gia này là:

Cải thiện mối quan hệ truyền thông với các cá nhân của chắnh phủ hoặc của các cơ quan chắnh phủ.

Thông tin và ghi chép công việc của các nhà làm luật

Đảm bảo các quyền lợi của tổ chức có trong tất cả các lĩnh vực quản lý của nhà nước

Tác động, gây ảnh hưởng tới luật pháp có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của tổ chức, công ty.

Vận dụng các khả năng để các nhà làm luật hiểu được hoạt động và các vấn đề liên quan tới tổ chức , công ty.

1.3.4.3. Hoạt động vận động hành lang

Các hình thức hoạt động của lobby: công việc theo hệ thống và gây áp lực Trường hợp thứ nhất: các nhà lobby sử dụng mối quan hệ quen biết của mình liên lạc với chắnh phủ hoặc các chắnh trị gia, các nhà chức trách của chắnh phủ) để đưa thông tin có lợi và cần thiết cho khách hàng của họ tới những người có trách nhiệm sẽ thông qua các quyết định.

Trường hợp thứ hai (gây áp lực): các chuyên gia lobby tập trung dư luận xã hội kết hợp thông tin đại chúng để tạo áp lực. Các chuyên gia lobby có hai cách, đó là sử dụng các công ty truyền thông đại chúng và lobby cấp cơ sở. Mục đắch là để thông tin cho xã hội biết về một vấn đề nào đó, hướng dư luận xã hội vào phắa có lợi, cần thiết cho lobby, làm sôi động các hoạt động xã hội và truyền thông đại chúng.

Ngày nay, một số nhà lobby hiện đại đã đưa ra các hình thức lobby bao gồm : mối quan hệ cá nhân với đại diện của chắnh quyền, tham gia vào các phiên họp của nghị viện và các bộ, tham gia các hoạt động của các nhóm soạn thảo, đánh giá các đề án văn bản của chỉnh phủ và nghị viện, tham gia vào các buổi họp bàn về các văn bản luật của nghị viện, các hoạt động thông qua dư luận xã hội và phương tiện truyền thông đại chúng, các kiến nghị, nhận xét từ phắa công ty gửi cho các cơ quan chắnh quyền, gặp gỡ các nhà lãnh đạo cao cấp của nhà nước và chắnh phủ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PR TRONG TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động PR trong công tác tuyển sinh trường đại học sao đỏ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)