Nhóm giải pháp dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động PR trong công tác tuyển sinh trường đại học sao đỏ (Trang 88 - 93)

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động PR trong công tác

3.2.1. Nhóm giải pháp dài hạn

Để đạt được mục tiêu sứ mệnh tầm nhìn của nhà trường là đến năm 2020 nhà Trường đạt được quy mô là 23000 học sinh, sinh viên. Nhà trường cần đưa ra một số giải pháp mang tắnh chiến lược dài hạn như sau:

3.2.1.1. Xây dựng chiến lược PR tổng thể và tiến hành đánh giá trong từng năm

* Cơ sở của giải pháp

Hiện nay nhà trường vẫn tiến hành các hoạt động PR tuy nhiên chưa đồng bộ và việc lựa chọn không gian và thời gian để tiến hành các hoạt động này chưa thật sự hợp lý vì vậy chưa tạo được động lực đủ mạnh để tạo tiếng vang về nhà trường. Vì vậy Nhà trường cần có một chiến lược PR tổng thể được chuẩn bị

là kim chỉ nam định hướng cho tất cả các bộ phận của nhà trường, tránh những lãng phắ khi tiến hành những hoạt động không cần thiết. Đặc biệt hiện nay, các công ty truyền thông luôn chào mời các chương trình tài trợ, những hoạt động nhỏ lẻ sẽ không mang lại hiệu quả, và như vậy hoạt động PR sẽ đi chệch hướng.

* Mục tiêu của giải pháp: Các bộ phận cần lên kế hoạch hàng năm vào một thời điểm nhất định cho chiến dịch PR tổng thể của năm sau. Bám sát mục tiêu phát triển của toàn Nhà trường

* Nội dung của giải pháp

Để xây dựng một chiến lược PR tổng thể dài hạn cần lập kế hoạch chiến lược vì đây là một nội dung quan trọng trong quy trình thực hiện các hoạt động PR.

Xây dựng chiến lược PR cần căn cứ vào mục tiêu chiến lược, tầm nhìn, sứ mạng lịch sử của nhà trường đồng thời có lưu ý đến những điều kiện thực tế về môi trường để đưa ra những chắnh sách, biện pháp cụ thể cho từng chiến lược.

Thường xuyên tiến hành đánh giá tổng kết: Việc đánh giá tổng kết có thể được tiến hành sau mỗi sự kiện hoặc có thể đánh giá cuối mỗi tháng rồi đánh giá tổng thể vào cuối mỗi năm. Trong đó cần phải đánh giá chi phắ của mỗi sự kiện và của tổng chi phắ cho hoạt động PR, đây là biện pháp để các bộ phận kiểm soát được các chi phắ phát sinh, đánh giá hiệu quả đạt được tương đương với mức chi phắ bỏ ra. Sau mỗi lần tổng kết, các bộ phận sẽ nhận ra và khắc phục những điểm còn tồn tại, những cố gắng đạt được đồng thời đề ra phương hướng phát triển, hoạch định những công việc cần làm trong thời gian tới. Tổng kết qua mỗi sự kiện, các bộ phận sẽ nhận thấy mình đã làm được gì, chưa làm được gì và từ đó sẽ trưởng thành nhiều hơn, kinh nghiệm hơn.

Việc đánh giá tổng kết sau mỗi hoạt động lớn, mỗi sự kiện, sẽ giúp các bộ phận kịp thời sửa những thiếu sót để sự kiện tiếp sau, hoạt động sau này ngày càng trôi chảy hơn, thành công hơn. Việc tổng kết đánh giá rất có lợi để góp phần giúp các bộ phận nhìn nhận thực sự hiệu quả làm việc và đề ra chiến lược lâu dài với các sự kiện tiếp sau đó. Thực hiện tốt nhiệm vụ này, hoạt động PR của Nhà trường sẽ ngày càng vươn đến tầm chuyên nghiệp hơn. Vì các lý do nêu trên,

các bộ phận của Trường Đại học Sao Đỏ cần chú ý tiến hành công việc này đều đặn để có thể đánh giá đúng những gì đã làm tốt và chưa làm được.

3.2.1.2.Tổ chức thông tin thị trường lao động

*Căn cứ của giải pháp

Việc tổ chức một hệ thống thống tổ chức thông tin thị trường lao động các ngành nghề là một việc làm cấp bách nhằm thúc đẩy quá tŕnh điều chỉnh các mục tiêu đào tạo của nhà trường sát với nhu cầu thực tế xă hội.

* Mục tiêu của giải pháp: Xây dựng một hệ thống thông tin phản hồi từ thị trường lao động trong và ngoài nước nhằm trực tiếp kết nối giữa qúa trình đào tạo của nhà trường với xă hội, làm cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch đào tạo sát thực tiễn cuộc sống, làm tăng hiệu quả xã hội của đào tạo.

*Nội dung của giải pháp

Bảng3.1 . Nội dung và kết quả đạt được trong việc tổ chức thông tin thị trường lao động

STT Các nội dung chắnh Kết quả cần đạt được 1 Thành lập hội sinh viên sau khi ra

trường và duy trì liên lạc về lao động của các sinh viên sau khi ra trường

Hội sinh viên hoạt động có hiệu quả

2 Tổ chức hội nghị khách hàng theo định kỳ hàng năm để thu thập nhu cầu đào tạo

Mỗi năm 1 lần

3 Thành lập đường dây nóng liên lạc với sinh viên ra trường tiếp thu các khó khăn, nguyện vọng của sinh viên và nắm bắt các thông tin thị trường lao động.

Có hộp thư thoại riêng do hội sinh viên quản lý

4 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho sinh viên đã ra trường

Mỗi năm tổ chức 1 đến 2 lớp bồi dưỡng trong dịp nghỉ hè.

3.2.1.3.Tổ chức liên kết đào tạo theo địa chỉ nhằm tăng cường hiệu quả xă hội của đào tạo.

*Cơ sở của giải pháp: Hiện nay, việc đào tạo vẫn chưa tiếp cận trực tiếp với nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, tình trạng này làm cho cơ cấu ngành nghề đào tạo không phù hợp với xă hội.

Đào tạo theo địa chỉ là một giải pháp cấp thiết nhằm điều phối các cơ cấu ngành nghề và chất lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, trực tiếp làm tăng hiệu quả xă hội của đào tạo. Tuy nhiên việc làm này đòihỏi các cơ sở đào tạo và các cơ sở sử dụng lao động phải có một mối quan hệ qua lại nhất định, trao đổi thông tin 2 chiều, từ đó mới xác định được nhu cầu cần đào tạo.

*Mục tiêu của giải pháp: xây dựng mô hình đào tạo theo địa chỉ nhân lực trình độ đại học, cao đẳng kinh tế, kĩ thuật công nghiệp.

* Nội dung của giải pháp: Để thực hiện giải pháp cần tiến hánh các hoạt động và kết quả cần đạt được.

Bảng3.2. Hoạt động và kết quả cần đạt được trong việc tổ chức liên kết theo địa chỉ

STT Các hoạt động chắnh Kết quả cần đạt được 1 Đánh giá nhu cầu theo địa chỉ Đủ số liệu

2 Xây dựng đề án theo địa chỉ Đề án được phê duyệt 3 Phê duyệt về mặt pháp lý

(chỉ tiêu đào tạo)

Được chấp nhận

4 Tổ chức đào tạo theo địa chỉ sử dụng Có kết quả tốt

3.2.1.4. Tổ chức dịch vụ hỗ trợ việc làm và đào tạo nâng cao cho sinh viên sau khi tốt nghiệp

* Cơ sở của giải pháp: Công tác hỗ trợ và tìm việc làm và đào tạo cập nhật tay nghề cho sinh viên sau khi tốt nghiệp là việc làm hết sức cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả xă hội của đào tạo.

động của mình, biết những vị trắ lao động còn thiếu, giới thiệu với sinh viên để họ có cơ hội tìm việc làm và cơ sở sản xuất có cơ hội để chọn được lao động phù hợp.

Theo số liệu thống kê thì năm 2003 Ờ 2004 tổng số sinh viên Đại học và Cao đẳng là 1.131.030 sinh viên nhưng đến năm 2007-2008 con số này đã tăng lên 1.603.484 sinh viên. Và đến 2010 con số này là 1,7 triệu sinh viên. Những con số ở trên có thể thấy rõ rằng số lượng nguồn lao động của nước ta được đào tạo ngày càng tăng lên. Nhưng nó cũng là một thách thức không nhỏ khi cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo thì chất lượng nguồn lao động được đào tạo sẽ không đảm bảo. Có khoảng 63% sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm và trong số sinh viên ra trường kiếm được việc làm thì lại có nhiều sinh viên làm không đúng ngành mình được học. Với số lượng sinh viên ra trường ngày càng lớn như hiện nay thì áp lực về cơ hội việc làm ngày càng trở nên khó khăn.

Trường Đại học Sao Đỏ xác định giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp là việc làm cần thiết đảm bảo tắnh liên tục từ đầu vào cho đến đầu ra, là điều kiện thu hút sinh viên vào học, tạo tâm lý yên tâm cho phụ huynh và sinh viên về việc làm.

* Mục tiêu của giải pháp: Xây dựng tổ chức tư vấn nghề nghiệp hỗ trợ cho sinh viên tìm kiếm việc làm và đào tạo cập nhật kiến thức, tay nghề cho sinh viên ra trường. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với cơ sở sản xuất trong công tác hỗ trợ việc làm cho sinh viên, điều này sẽ góp phần nâng cao được chất lượng và uy tắn của nhà trường nhờ đó cũng được nâng lên.

*Nội dung của giải pháp: Để thực hiện giải pháp này nhà trường cần tiến hành các hoạt động như sau:

Bảng3.3. Hoạt động và kết quả cần đạt được trong việc tổ chức các dịch vụ hỗ trợ việc làm và đào tạo.

STT Các hoạt động chắnh Kết quả cần đạt được 1 Nghiên cứu, khảo sát thị trường lao động việc

làm

Đánh giá chắnh xác nhu cầu

2 Lưu trữ và xử lý thông tin thị trường lao động Thông tin dễ sử dụng 3 Xây dựng hệ thống thông tin tư vấn sinh viên

trên mạng thông tin trong trường

Dễ khai thác trên mạng và miễn phắ trên trang web của nhà trường 4 Thực hiện các hoạt động nâng cao theo yêu cầu

sinh viên đã ra trường

Mỗi năm 2 khóa vào dịp hè

Tuy nhiên những mối quan hệ như trên giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất, một mặt cần có nhận thức đúng đắn về vấn đề này của các nhà quản lý giáo dục cũng như các nhà quản lý sản xuất. Họ chỉ có thể hình thành nhận thức khi nhận thức đúng: đây là sự sống còn, sự phát triển của chắnh họ, của cả đôi bên trong cơ chế thị trường cạnh tranh và hội nhập. Mặt khác, quan trọng là cần có chắnh sách cơ chế thắch hợp. Mối quan hệ này cần được thể chế hóa bằng những văn bản pháp quy, không thể tùy tiện, theo t́nh cảm cá nhân của từng người lănh đạo nhà trường và các cơ sở sản xuất theo cơ chế xin cho.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động PR trong công tác tuyển sinh trường đại học sao đỏ (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)