CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
3.1.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Tên đầy đủ hiện nay bằng tiếng Việt: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu
tƣ và Phát triển Việt Nam.
- Tên đầy đủ hiện nay bằng tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Invesment and Development of Vietnam.
- Tên giao dịch: BIDV
- Trụ sở chính: Tòa nhà BIDV, số 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Thành
phố Hà Nội, Việt Nam.
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam là Ngân hàng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hớp với các quy định của pháp luật, trong đó bao gồm: Dịch vụ ngân hàng (cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại); Dịch vụ bảo hiểm (bảo hiểm, tái bảo hiểm, bao gồm ất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, và bảo hiểm nhân thọ); Chứng khoán (môi giới chứng khoán, lƣu ký chứng khoán, tƣ vấn đầu tƣ doanh nghiệp, cá nhân, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tƣ); đầu tƣ tài chính (đầu tƣ chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu...); góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tƣ các dự án.
Sau quá trình 60 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế đất nƣớc qua từng thời kỳ lịch sử.
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc bộ tài chính (tiền thân của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam) đƣợc thành lập ngày 26/04/1957 theo Nghị định số 177-QĐ/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam.
Đây chính là Ngân hàng đƣợc thành lập từ rất sớm (chỉ sau Ngân hàng Quốc gia Việt Nam 5 năm) với nhiệm vụ ra đời chủ yếu là thanh toán khối lƣợng xây dựng cơ bản hoàn thành trong phạm vi hẹp theo kế hoạch của Nhà nƣớc.
Ngày 24/06/1981, Hội đồng Chính phủ quyết định đổi tên Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam theo Nghị định số 259-CP và chuyển đổi Ngân hàng từ trực thuộc bộ tài chính sang trực thuộc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam đƣợc Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng chấp thuận đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401/CT, sau đó để thực hiện chủ trƣơng cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nƣớc theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tƣớng chính phủ ngày 07/03/1994, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đƣợc chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nƣớc với thời hạn hoạt động là 99 năm tính từ ngày 21/09/1996 theo Quyết định số 287/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.
Ngày 08/03/2012, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông lần thứ nhất và chính thức chuyển sang mô hình hoạt động Ngân hàng thƣơng mại cổ phần tính từ ngày 01/05/2012 và đổi tên thành Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Đây là bƣớc ngoặt đánh dấu mang tính lịch sử đối với Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.
Cùng với việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình thƣơng mại cổ phần, Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã xây dựng và thực hiện Phƣơng án Tái cơ cấu giai đoạn 2012-2013 và định hƣớng đến năm 2015 gắn với mục tiêu tái cơ cấu các tổ chức tín dụng của Chính phủ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam cũng đã ban hành Nghị quyết về Chiến lƣợc phát triển đến năm 2020, đây đƣợc coi là những chỉ tiêu định hƣớng có tính chất bƣớc đệm quan trọng cho việc thực hiện chiến lƣợc phát triển đến năm 2020.
BIDV hoạt động kinh doanh theo 4 lĩnh vực nhƣ sau:
- Ngân hàng: cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử và tiện ích.
- Bảo hiểm: Cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ đƣợc thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
- Chứng khoán: Cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tƣ và tƣ vấn đầu tƣ cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
- Đầu tƣ tài chính: góp vốn thành lập để đầu tƣ các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nƣớc nhƣ: Công ty CP cho thuê Hàng không (VALC), Công ty phát triển đƣờng cao tốc (BEDC)…
Mạng lƣới của BIDV
- Mạng lƣới ngân hàng: BIDV có khoảng 190 chi nhánh và trên 854 điểm mạng lƣới, 1.300 ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
- Mạng lƣới phi ngân hàng: Gồm các Công ty chứng khoán đầu tƣ (BSC), Công ty cho thuê tài chính, Công y bảo hiểm đầu tƣ (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nƣớc…
- Mạng lƣới của BIDV đƣợc hiện diện thƣơng mại tại nƣớc ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc…
- Các liên doanh với nƣớc ngoài: Ngân hàng liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng liên doanh Lào – Việt (với đối tác Lào), Ngân hàng liên doanh Việt Nga – VRB (với dối tác Nga), Công ty liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tƣ BIDV – Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…
Công nghệ
- Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam BIDV luôn thực hiện chủ trƣơng đổi với và ứng dụng công nghệ phúc vụ đắc lực cho công tác quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến.
- Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Việt Nam về ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin) và nằm trong TOP 10 CIO (lãnh đạo công nghệ thông tin) tiêu biểu của khu vực.
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2017
Đối với BIDV, năm 2017 là năm đánh dấu mốc 60 năm xây dựng và trƣởng thành, là năm triển khai hoạt động với phƣơng châm “Kỷ cƣơng – Trách nhiệm – Hiệu quả”, bằng sự nỗ lực bền bỉ không ngừng của các cấp, các đơn vị và khoảng 24.888 cán bộ trong toàn hệ thống, đến nay BIDV đã hoàn thành cơ bản, toàn diện các chỉ tiêu KHKD, tạo tiền đề vững chắc cho việc triển khai nhiệm vụ kinh doanh 5 năm giai đoạn 2016-2020, quyền lợi của cổ đông và ngƣời lao động đƣợc đảm bảo, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nƣớc, nền khách hàng đạt trên 9 triệu khách hàng, uy tín thƣơng hiệu đƣợc khẳng định. Kết quả cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017
(Đơn vị: Tỷ đồng) TT Chỉ tiêu KH 2017 TH 31/12/2017 Đánh giá so với kế hoạch Tuyệt đối % TT so với 2016 1 Tổng tài sản 1.202.284 19,5% 2 Nguồn vốn huy động 1.124.961 19,7% - Trong đó: HĐV từ tổ chức, dân cƣ (riêng ngân hàng)
16,5% 933.834 17,4% Vƣợt kế
hoạch
3 Dƣ nợ tín dụng và đầu tƣ 1.154.154 21,4%
- Trong đó: Dƣ nợ TCKT,
cá nhân (riêng ngân hàng) 18% 862.604 17%
Tăng trƣởng theo mục tiêu 4 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng DNTD (riêng ngân hàng) <3% 1,44% Kiểm soát theo mục tiêu
5 Lợi nhuận trƣớc thuế 7.750 8.665 13% Vƣợt kế
hoạch
6 Tỷ lệ chi trả cổ tức >= 7% 7% Đạt kế hoạch
Nguồn vốn huy động tăng trƣởng tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, cân đối vốn an toàn – hiệu quả: Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.124.961 tỷ đồng, tăng 19,7% so với đầu năm. Trong đó huy động vốn của tổ chức, dân cƣ đạt 933.834 tỷ đồng (báo cáo tài chính riêng ngân hàng), tăng 17,4% so với năm 2016, đảm bảo mục tiêu đã đƣợc ĐHĐCĐ giao, chiếm 12,8% thị phần toàn ngành.
Tín dụng tăng trƣởng theo đúng định hƣớng của NHNN, hỗ trợ phát triển kinh tế đất nƣớc và phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế, cụ thể: Tổng dƣ nợ tín dụng và đầu tƣ đạt 1.154.154 tỷ; trong đó dƣ nợ tín dụng TCKT, cá nhân đạt 862.604 tỷ đồng, chiếm 13,7% thị phần toàn ngành.
Tăng trƣởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lƣợng tín dụng, đảm bảo kiểm
soát tốt rủi ro: Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ (riêng ngân hàng) là 1,44%, đảm bảo mục tiêu ĐHĐCĐ đã thông qua (<3%).
Hiệu quả kinh doanh tăng trƣởng ổn định: Lợi nhuận trƣớc thuế hợp nhất đạt
8.665 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2016, vƣợt kế hoạch của ĐHĐCĐ đề ra, trích DPRR đủ cho trái phiếu VAMC và phân loại nợ theo quy định. ROA, ROE lần lƣợt đạt 0,63% và 15%. Hệ số CAR hợp nhất đạt 10,9%, hệ số CAR riêng lẻ đạt 9,01%, đảm bảo chỉ tiêu an toàn thanh khoản, giới hạn đầu tƣ theo quy định của NHNN.
Hoàn thành chi trả cổ tức bằng tiền mặt 7%, theo đúng Nghị quyết ĐHĐCĐ.
3.1.3. Khái quát về nhân sự tại BIDV
3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Tính đến thời điểm 31/12/2017, BIDV có mạng lƣới nhƣ sau:
Khối ngân hàng: Hội sở chính và 190 chi nhánh (bao gồm 3 sở giao dich,
187 chi nhánh), 854 Phòng giao dich; Trƣờng đào tạo cán bộ; Trung tâm công nghệ thông tin; các Văn phòng đại diện: VPĐD tại TP.HCM, VPĐD tại Đà Nẵng, VPĐD tại nƣớc ngoài: Myanmar, Lào, Séc.
Khối công ty con: 07 công ty bao gồm Công ty cho thuê tài chính TNHH Một thành viên Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BLC), Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BSC), Tổng công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIC), Công ty Quản lý nợ và Khai
thác tài sản (BAMC), Công ty TNHH BIDV Quốc tế tại Hongkong (BIDVI), Công ty liên doanh bảo hiểm Lào-Việt (LVI), Công ty cổ phần chứng khoán MHB (MHBS).
Khối liên doanh: gồm 06 đơn vị liên doanh: Ngân hàng liên doanh VID Public Bank (VPB), Ngân hàng liên doanh Việt-Nga (VRB), Công ty liên doanh quản lý đầu tƣ BIDV-Việt Nam Partners (BVIM), Ngân hàng liên doanh Lào –Việt (LVB), Công ty liên doanh tháp BIDV, Công ty liên doanh bảo hiểm BIDV Metlife. Khối các đơn vị liên kết: Công ty cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam (VALC).
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức BIDV
(Nguồn: www.bidv.com.vn) 3.1.3.2. Cơ cấu bộ máy quản lý
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của BIDV, bao gồm tất
cả các cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua các cuộc họp Đại hội đồng cổ đồng thƣờng niên, Đại hội đồng cổ đông bất thƣờng và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đông để kiểm soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành BIDV, thực trạng tài chính BIDV và chịu trách nhiệm trƣớc Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, Ban Kiểm soát BIDV gồm 03 thành viên.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị BIDV, có toàn quyền nhân danh BIDV
để quyết định, thực hiện các quyền và nghia vụ của BIDV trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị BIDV gồm 15 thành viên.
Ban Tổng giám đốc
Ban Tổng giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc, do
Hội đồng quản trị BIDV bổ nhiệm.
Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một ngƣời trong số các thành viên Hội đồng quản trị, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị, trƣớc pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của BIDV và về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao. Tổng giám đốc không đƣợc đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Hình 3.2: Cấu tạo bộ máy quản lý của BIDV
(Nguồn: www.bidv.com.vn)
Các khối chức năng tại Hội sở chính
Trụ sở chính của BIDV đƣợc tổ chức theo 8 khối chức năng bao gồm:
- Khối Ngân hàng bán buôn: Chịu trách nhiệm duy trì và phát triển quan hệ
của ngân hàng với khách hàng là tổ chức. Cụ thể, khối này có trách nhiệm giới thiệu sản phẩm tới các khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm,
công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ…; đồng thời chịu trách nhiệm quản lý khả năng sinh lời của các sản phẩm này.
- Khối Ngân hàng bán lẻ: Chịu trách nhiệm đối với hoạt động marketing, phát
triển và kinh doanh các sản phẩm đƣợc chuẩn hóa cho các khách hàng bán lẻ.
- Khối Kinh doanh vốn và tiền tệ: Chịu trách nhiệm thực hiện giao dịch kinh
doanh vốn và tiền tệ phục vụ yêu cầu quản lý của Hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO) cho Sổ ngân hàng, tiếp thị và trực tiếp giao dịch các sản phẩm kinh doanh vốn và tiền tệ với khách hàng và đơn vị kinh doanh trong nội bộ ngân hàng nhằm mục tiêu sinh lời và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Khối Quản lý rủi ro: Chịu trách nhiệm kiểm soát các hoạt động tín dụng và
các rủi ro khác mà ngân hàng có thể gặp phải. Khối này thực hiện kiểm tra các hoạt động kinh doanh tiềm năng đƣợc các khối kinh doanh khác đề xuất.
- Khối Tác nghiệp: Chịu trách nhiệm về các khoản thanh toán và thu chi trực
tiếp, cụ thể: Thanh toán trong nƣớc, chuyển tiền quốc tế và chuyển điện SWIFT; quản lý các khoản vay, dịch vụ khách hàng, dịch vụ kho quỹ và hoạt động tài trợ thƣơng mại.
- Khối Tài chính kế toán: Phụ trách thông tin về tài chính kế toán của ngân
hàng và các công ty con, truyền tải thông tin quản lý về bộ phận kế toán Trụ sở chính và kế toán chung; quản lý tài chính, đồng thời chịu trách nhiệm phân tích tài chính và giám sát.
- Khối Đầu tƣ: Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tƣ của toàn hệ thống. - Khối Hỗ trợ: Thực hiện hỗ trợ các hoạt động kinh doanh nói chung và tổng
thể của ngân hàng.
Cấu trúc các chi nhánh
Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch và chi nhánh
(Nguồn: www.bidv.com.vn) 3.1.3.3. Cơ cấu lao động
Tính đến hết năm 2017, toàn hệ thống BIDV có tổng số 24.888 nhân viên, có
cơ cấu cụ thể nhƣ sau:
Hình 3.4: Cơ cấu lao động
(Nguồn: www.bidv.com.vn)
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam luôn coi nguồn lực con ngƣời là nhân tố quyết định trong mọi thành công theo phƣơng châm
“Mỗi cán bộ Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chính là một lợi thế cạnh tranh” cả về năng lực chuyên muôn và phẩm chất đạo đức.
Tính đến 31/12/2017, tỷ lệ ban lãnh đạo cấp cao chiếm 0,1% và tỷ lệ lãnh đạo cấp chi nhánh là 4,2% (hầu nhƣ không biến động); tỷ lệ lãnh đạo cấp phòng là 26% (tăng 2,32% so với năm 2016); tỷ lệ cán bộ là 69,7% (2,36% so với năm 2016). Tỷ lệ cán bộ/lãnh đạo cấp phòng ~2,68 cho thấy lãnh đạo cấp phòng có thể sát sao đến công việc của từng cán bộ và đƣa ra hỗ trợ kịp thời (nếu cần thiết). Tỷ lệ ngƣời lao động tốt nghiệp đại học trở lên chiếm 91,5% cho thấy nguồn lao động có tri thức cao, đƣợc đào tạo bài bản, tạo sự yên tâm cho khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì ngành tài chính ngân hàng là ngành đặc thù, các nghiệp vụ đều phải tuân theo các văn bản pháp luật chặt chẽ.
Cơ cấu lao động của BIDV khá trẻ: 28,7% ngƣời lao động có độ tuổi dƣới 30
tuổi, 49,4% ngƣời lao động có độ tuổi từ 30 đến dƣới 40 tuổi.
3.2. Thực trạng công tác đánh giá hiệu quả làm việc tại BIDV hiện nay
3.2.1. Tổng quan về phương pháp đánh giá hiệu quả làm việc tại BIDV