Định hƣớng cho vay ngắn hạn tại BIDV Thăng Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long (Trang 83 - 86)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CHO VAY NGẮN HẠN

4.1 Định hƣớng cho vay ngắn hạn tại BIDV Thăng Long

4.1.1 Định hướng phát triển chung của chi nhánh

Định hƣớng chung của BIDV trong tƣơng lai là xây dựng BIDV thành tập đoàn tài chính - ngân hàng vững mạnh. Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng hoạt động kinh doanh đa năng, cho phép phát huy tối đa và toàn diện năng lực của tập đoàn. Việc điều hoà vốn tập trung sẽ khắc phục đƣợc tình trạng hạn chế vốn của các thành viên, đồng thời tăng khả năng bán chéo dịch vụ thông qua việc trao đổi, phối hợp nhằm góp phần nâng cao năng lực phục vụ khách hàng.

Một bƣớc ngoặt trong việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của BIDV trong thời gian gần đây là xác định phát triển thị trƣờng ngân hàng bán lẻ là mục tiêu hàng đầu. Tuy nhiên, do bề dày lịch sử hoạt động nên sự quyết tâm của BIDV chƣa thật sự mạnh mẽ, thực trạng cho thấy BIDV vẫn hƣớng về thị trƣờng bán buôn là các doanh nghiệp nhà nƣớc và các doanh nghiệp lớn, đây vẫn là chiến lƣợc khả thi đối với BIDV vì BIDV đang hoàn toàn có lợi thế về vốn so với các NHTM khác. Nhƣng chiến lƣợc này đã bắt đầu kém hiệu quả với việc xuất hiện của những ngân hàng nƣớc ngoài có vốn lớn hơn hàng chục, hàng trăm lần và có hệ thống công nghệ hiện đại. Các ngân hàng nƣớc ngoài sẽ tranh thủ cung ứng vốn cho những khách hàng lớn, những dự án lớn và dần dần sẽ chiếm lĩnh thị trƣờng bán buôn. Vì vậy tƣơng lai của ngân hàng sẽ thuộc về thị trƣờng ngân hàng bán lẻ vì hiện tại BIDV vẫn có uy tín trên thị trƣờng và có một vị thế cạnh tranh tốt. Trƣớc các yếu tố bất lợi có thể xảy ra, để BIDV có thể vƣợt lên dẫn đầu và tạo một vị thế mạnh trong tƣơng lai thì chiến lƣợc phát triển thị trƣờng bán lẻ là phù hợp với BIDV trong thời gian tới.

BIDV đã đƣa ra chiến lƣợc phát triển đến năm 2020 trở thành NHTM hàng đầu ở Việt Nam, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ chuẩn theo thông lệ quốc tế. Theo đó, BIDV cũng sẽ là NHTM hiện đại hàng đầu ở Việt Nam cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho vay ngắn hạn mới. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, BIDV đang tập trung thực hiện ba mục tiêu cốt lõi, đó là : tối đa hóa giá trị khách hàng, tối đa hóa giá trị cán bộ ngân hàng và đảm bảo tài chính lành mạnh.

Phƣơng hƣớng kinh doanh của chi nhánh năm 2015 và giai đoạn 2015-2017:

Thứ nhất, xây dựng BIDV Thăng Long thoát khỏi nhóm các chi nhánh tái cơ cấu năm 2015 và phấn trở thành một trong những chi nhánh động lực năng động, dẫn đầu hệ thống BIDV về hiệu quả hoạt động; cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng nhƣ chiếm thị phần hoạt động chủ yếu trên địa bàn trong năm 2017.

Chi nhánh Thăng Long sẽ tập trung nỗ lực đẩy mạnh hoạt động kinh doanh phát triển theo hƣớng của BIDV, tập trung thực hiện KHKD ngay từ những ngày đầu năm 2015 phấn đấn hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2015 là tăng lợi nhuận 13% so với năm 2014, huy động vốn tăng trƣởng 24%, dƣ nợ tín dụng tăng 55%.

Thứ hai, song song với việc tăng cƣờng hiệu quả huy động vốn, công tác cho vay luôn đƣợc coi là mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển hoạt động kinh doanh. Cần kiểm soát quy mô tăng trƣởng tín dụng theo đúng mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả và an toàn hoạt động tín dụng, trong đó từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu sang cho vay ngắn hạn cá nhân nhằm phân tán rủi ro, đem lại nguồn thu ổn định và lâu dài cho Chi nhánh. Nhận thức mục tiêu mang tính chiến lƣợc của toàn hệ thống là phát triển của BIDV “trở thành NHTM hiện đại hàng đầu Việt Nam cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đồng bộ, đa dạng, chất lƣợng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng

mục tiêu đã đƣợc xác định”. Trong đó hoạt động cho vay ngắn hạn dùng là một trong những hoạt động chính đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.

Thứ ba, tập trung phát triển sản phẩm cho vay ngắn hạn, hƣớng đến đa đối tƣợng với nhiều gói sản phẩm hấp dẫn để cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm, dịch vụ chuẩn, đa dạng, đa tiện ích, theo thông lệ, chất lƣợng cao, dựa trên nền công nghệ hiện đại.

4.1.2 Định hướng cho vay ngắn hạn tại chi nhánh

Chinh nhánh đẩy mạnh tăng trƣởng cho vay ngắn hạn nhanh, đồng thời gắn với nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay ngắn hạn.

- Đẩy mạnh dƣ nợ tín dụng nói chung và dƣ nợ cho vay ngắn hạn nói riêng ngay từ đầu năm để gia tăng hiệu quả từ hoạt động cho vay ngắn hạn, trong đó chú trọng gia tăng thị phần dƣ nợ cho vay của các khách hàng xếp hạng từ nhóm A trở lên tại Chi nhánh; rà soát tình hình sử dụng hạn mức của khách hàng đảm bảo khách hàng sử dụng tối đa hạn mức tín dụng đƣợc cấp. Phấn đấu tăng trƣởng cho vay ngắn hạn dƣ nợ đạt mức 2700-3000 tỷ đồng.

- Tận thu tối đa nợ hạch toán ngoại bảng, nợ xấu. Quản lý chặt chẽ chất lƣợng tín dụng, kiên quyết không để nợ xấu mới phát sinh, mục tiêu đƣa tỷ lệ nợ xấu dƣới 3%.

- Cơ cấu lại cho vay theo đối tƣợng theo hƣớng điều hƣớng tăng tỷ trọng khách hàng cá nhân, khách hàng tốt xếp hạng tín dụng từ A trở lên, kinh doanh hiệu quả, quay vòng vốn nhanh, có nhu cầu đa dạng các hoạt động dịch vụ nhƣ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ và các dịch vụ khác đi kèm nhằm nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn.

- Nâng cao chất lƣợng cho vay, cải thiện NIM cho vay đặc biệt NIM cho vay ngắn hạn. Xây dựng chính sách khách hàng,đánh giá tiềm năng và tổng hoà lợi ích thu đƣợc từ khách hàng để có chính sách tăng cƣờng hợp tác toàn diện, khai thác tối đa khách hàng vay vốn sử dụng dịch vụ, huy động song

song với cho vay. Tăng cƣờng khai thác và đáp ứng nhu cầu dịch vụ, tiền gửi với các khách hàng có quan hệ tín dụng. Thƣỡng xuyên đánh giá tình hình quan hệ với khách hàng, nắm bắt nhu cầu khách hàng cũng nhƣ tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để có chính sách cho vay phù hợp, nhằm hạn chế rủi ro đồng thời tăng cƣờng khai thác tối đa khách hàng.

- Đẩy mạnh phát triển khách hàng mới để đa dạng hoá nền khách hàng tín dụng, giảm sự phụ thuộc, tập trung dƣ nợ ở một số khách hàng lớn. Đảm bảo cơ cấu cho vay theo ngành nghề phù hợp với định hƣớng của BIDV. Tăng tỷ trọng cho vay khách hàng xuất khẩu, khách hàng cá nhân, kiểm soát cho vay các lĩnh vực không khuyến khích, tiềm ẩn rủi ro.

- Quyết liệt triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu, nợ hạc toán ngoại bảng, thu hồi lãi treo nhƣ bán nợ, phát mại tài sản, khởi kiện... nhằm nâng cao chất lƣợng cho vay, gia tăng hiệu quả hoạt động.

- Trích lập dự phòng rủi ro đúng quy định của ngân hàng nhà nƣớc nhằm đảm bảo quỹ dự phòng khi có sự cố xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)