CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CHO VAY NGẮN HẠN
4.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng cho vay ngắn hạn tại BIDV Thăng Long
4.2.1 Thực hiện tốt và có hiệu quả quy trình nghiệp vụ cho vay
Hiện nay, quy trình cho vay theo nhƣ văn bản hƣớng dẫn của BIDV cũng nhƣ phân cấp ủy quyền tại chi nhánh khá chi tiết và đầy đủ, tuy nhiên, cán cán bộ tín dụng vẫn chƣa tuân thủ đầy đủ quy trình cho vay. Do vậy để giảm thiểu rủi ro tín dụng cần phải tuân thủ một cách nghiêm túc, thực hiện đầy đủ các bƣớc theo quy trình này. Trong một số trƣờng hợp, có thể áp dụng các quy định về các sản phẩm cho vay ngắn hạn cụ thể một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế nhƣng vẫn phải tuân thủ quy trình cấp tín dụng bán lẻ nói chung, đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa và thời gian xử lý nhanh nhất có thể.
Trong việc thực hiện quy trình cho vay ngắn hạn, cần đặc biệt chú trọng tới một số nội dung quan trọng sau đây:
- Nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng
Hầu hết các cán bộ tín dụng tại bidv Thăng Long có tuổi nghề chƣa cao do vậy kinh nghiệm thẩm định còn hạn chế. Thẩm định có tính chất quyết định tới hiệu quả cho vay sau này, vì kết thúc khâu thẩm định sẽ đƣa ra kết quả có chấp nhận cho khách hàng đó vay hay không. Thẩm định gồm hai bƣớc cơ bản là thu thập thông tin và xử lý thông tin. Trong quá trình thu thập thông tin cần tập trung vào nguồn gốc của thông tin. Hiện nay, có rất nhiều nguồn thông tin với độ chính xác khác nhau. Vì vậy, việc Ngân hàng chọn lựa thông tin nào chính xác hơn cả là rất khó khăn. Nếu chỉ thu thập nguồn tin từ phía khách hàng thì không có độ tin cậy cao vì chúng ta biết rằng khách hàng luôn muốn vay Ngân hàng một cách nhanh chóng nhất nên thƣờng xuyên xảy ra hiện tƣợng thiếu trung thực khi đƣa ra những thông tin về mình. Chính vì thế, Ngân hàng cần mở rộng phạm vi thu thập các nguồn khác nhau về thông tin tín dụng nhƣng phải biết chọn lọc để tránh “loãng thông tin”, trang bị các phƣơng tiện thông tin hiện đại, nâng cao chất lƣợng thu thập, lƣu trữ thông tin về khách hàng một cách khoa học nhất. Để nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định cần có sự phối hợp của các chuyên gia, những cán bộ tƣ vấn về lĩnh vực nhƣ giá cả, kỹ thuật, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm... Ngân hàng nên thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo cán bộ chuyên sâu về công tác thẩm định.
Đồng thời, việc thẩm định khoản vay cần phải đƣợc xem xét kỹ lƣỡng trên tất cả các khía cạnh: năng lực hành vi, năng lực dân sự và tƣ cách đạo đức của khách hàng vay, khả năng tài chính tốt, phƣơng án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ, sử dụng vốn vay đúng mục đích, tài sản bảo đảm có chất lƣợng tốt, đáp ứng yêu cầu về tính chất pháp lý…
Ngoài ra, Ngân hàng cần xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới khâu thẩm định, quyết định cho vay.
- Chú trọng và nâng cao hiệu quả việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và thực trạng tài sản bảo đảm, theo dõi tình hình khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn.
Mặc dù việc phân tích tín dụng diễn ra đầy đủ, quyết định cho vay là hợp lý, nhƣng rủi ro tín dụng vẫn có thể xảy ra. Đó là sau khi giải ngân, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng nhƣ cam kết trong hợp đồng, tình hình công việc/ nguồn thu nhập khác của khách hàng diễn biến xấu bởi một yếu tố nào đó. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy thì khả năng trả nợ của khách hàng sẽ bị suy giảm. Do đó, để có thể hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, cán bộ quan hệ khách hàng cần phát hiện sớm những dấu hiệu trên để có các biện pháp phòng ngừa nhƣ: ngừng giải ngân, yêu cầu trả nợ trƣớc hạn, yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo, giảm tiền vay, trích lập dự phòng... Việc kiểm tra sau khi cho vay thực hiện định kỳ và đột xuất, ngoài ra cần phải theo dõi tình hình, xu hƣớng vận động và phát triển của ngành nghề có liên quan đến hoạt động của khách hàng, kiểm tra thu thập thông tin thu đƣợc từ những nguồn khác để có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi có những biến động xảy ra đối với khách hàng, đảm bảo khách hàng có thể trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Bên cạnh đó, phải định kỳ kiểm tra, rà soát, định giá lại tài sản đảm bảo, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn hiện nay của nền kinh tế và sự đi xuống tụt dốc của thị trƣờng bất động sản.