CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CHO VAY NGẮN HẠN
4.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng cho vay ngắn hạn tại BIDV Thăng Long
4.2.5 Ngăn ngừa và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn, nợ xấu
Nợ quá hạn, nợ xấu, nợ ngoại bảng tại chi nhánh Thăng Long là rất cao. Lợi nhuận của chi nhánh Thăng long phụ thuộc rất nhiều vào việc thu hồi nợ ngoại bảng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chi phí quỹ dự phòng rủi ro của
chi nhánh cũng hiện đang rất cao. Vì vậy việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu xuống mức độ hợp lý và thấp nhất có thể, nhƣ vậy mới đảm bảo chất lƣợng cho vay ngắn hạn và đảm bảo đƣợc hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
Ngăn ngừa nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh là một nội dung quan trọng, lâu dài và xuyên suốt quá trình cho vay của ngân hàng đối khách hàng. Với phƣơng châm phòng cháy hơn chữa cháy, Ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa sự phát sinh của nợ quá hạn, nợ xấu:
- Sàng lọc khách hàng, đánh giá kỹ lƣỡng ngay từ những khâu đầu tiên trong quá trình thẩm định cho vay.
- Thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục về cho vay theo quy định của BIDV chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng.
- Thƣờng xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến của khoản vay và tình hình hoạt động của khách hàng nhằm phát hiện sớm khả năng phát sinh nợ quá hạn để đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn để, có biện pháp xử lý kịp thời hoặc giúp đỡ ngƣời vay tháo gỡ khó khăn, có thể trả nợ đúng hạn, đồng thời đảm bảo giá trị tài sản đảm bảo không bị giảm sút so với dƣ nợ trong suốt thời gian vay vốn.
- Thực hiện phân loại nợ định kỳ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nƣớc.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay ngắn hạn không có tài sản đảm bảo, đối với các khoản tín dụng có tài sản đảm bảo thì phải lựa chọn những loại tài sản có tính thanh khoản cao, nguồn thu từ việc phát mại tài sản phải đủ lớn để trả nợ gốc, lãi của khoản vay.
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên về việc cho vay nhóm khách hàng liên quan.
- Kết hợp triển khai các sản phẩm cho vay ngắn hạn với các sản phẩm bảo hiểm cho khoản vay, bảo hiểm cho tài sản bảo đảm nhằm hạn chế tổn thất trong trƣờng hợp rủi ro xảy ra.
- Tăng cƣờng công tác dự báo về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng để nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro.
Khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, ngân hàng cũng cần có những biện pháp xử lý phù hợp đối với từng trƣờng hợp khách hàng trong từng thời kỳ:
- Phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu để có biện pháp tháo gỡ cho phù hợp. Đối với những khách hàng hiện đang có nợ quá hạn nhƣng theo đánh giá của ngân hàng, đó chỉ là khó khăn tạm thời do khó khăn chung của nền kinh tế đã tác động xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hƣởng tới thu nhập trả nợ nhƣng theo đánh giá của ngân hàng thì khách hàng vẫn có khả năng phục hồi kinh tế và một số món vay có bản chất là cho vay kinh doanh bất động sản nhƣng do thị trƣờng bất động sản hiện đang đi xuống, dẫn tới việc khách hàng không thể bán bất động sản để trả nợ thì Ngân hàng cần có biện pháp hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn nhƣ gia hạn nợ, điều chỉnh lịch trả nợ cho khách hàng hoặc cho vay lãi nhập gốc. Đối với các khoản nợ xấu không có khả năng phục hồi, khách hàng không có thiện chí trả nợ, không trả đƣợc nợ gốc, lãi liên tục trong nhiều kỳ ngân hàng cần có biện pháp xử lý dứt điểm và triệt để nợ xấu: tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, hạn chế tổn thất do khoản vay mang lại. Nhƣ nợ món nợ xấu của công ty bia rƣợu Eression, khách hàng không có khả năng phục hồi, không trả đƣợc nợ, chi nhánh cần thúc đẩy nhanh chóng việc bán nợ cho VAMC, hay đánh giá lại các tài sản đảm bảo để khiếu kiện, phát mại tài sản để thu hồi.
- Thƣờng xuyên làm việc với các cơ quan chức năng liên quan để các công việc cần thiết đƣợc tiến hành nhanh chóng và hiệu quả…